Những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty cổ phần thiết bị (Trang 48 - 58)

Qua xem xét tình hình sử dụng cũng như hiệu quả sử dụng vốn của công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex trong những năm vừa qua cho thấy . Mặc dù hoạt động trong điều kiện gặp nhiều khó khăn nhưng do sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty và toàn thể cán bộ công nhân viên trong việc tổ chức hoạt động kinh doanh nên đã đạt được những kết quả đáng khích lệ . Hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và được mở rộng , đã đóng góp đáng kể trong ngân sách nhà nước , đồng thời đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng được nâng cao . Tuy đã đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng công ty vẫn còn bộc lộ một số vấn đề tồn tại trong quá trình kinh doanh nhất là quá trình sử dụng vốn . Để góp phần giải quyết một số vấn đề tồn tại của công ty nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn của công ty , em xin đề xuất một số giải pháp sau :

3.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn

Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn là vấn đề rất quan trọng , nó quyết định hiệu quả sản xuất kinh doanh cao hay thấp . Trong cơ chế hoá tập trung , tính hiệu quả của sản xuất kinh doanh hầu như không được quan tâm tới , các chỉ tiêu sản xuất được ra quyết định từ trên xuống . Công ty vừa là người thực hiện vừa là người đề ra kế hoạch vì vậy buộc công ty phải tính toán đến hiệu quả sản xuất kinh doanh để có thể tồn tại . Để nâng cao được chất lượng và hiệu quả kinh doanh thì trước tiên phải nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn . Quản lý vốn tốt sẽ đảm bảo nhu cầu vốn được đáp ứng thường xuyên cho sản xuất kinh doanh đồng thời sử dụng vốn cao và đảm bảo khả năng sinh lời cao .

Việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn cho kinh doanh đang là mục tiêu vươn tới của Công ty hiện nay và trong những năm sắp tới , bởi nớ góp phần làm lành mạnh hoạt động tài chính của công ty . Để đạt được mục tiêu này , Công ty cần tổ chức và quản lý tốt quá trình kinh doanh nhằm đảm bảo

hoạt động kinh doanh được tiến hành thông suốt điều đặn , nhịp nhàng giữa các khâu thu mua dự trữ và sự dụng đảm bảo chặt chẽ giữa các bộ phận của Công ty .

Cơ cấu vốn hợp lý sẽ nâng cao hiệu quả kinh doanh thông thường việc nâng cao hiệu quả sử dụng từng loại vốn , tránh tình trạng ứ đọng vốn cố định trong khi vốn lưu động lại thiếu hụt và ngược lại . Thực tế trong tổng tài sản của Công ty đầu năm 2003 tài sản cố định và đầu tư dài hạn có giá trị là

5 505 741 503 đồng chiếm 20,4 % tổng tài sản trong khi đó tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn 21 480 119 962 đồng chiếm 79,59 % tổng giá trị tài sản . Con số cuối năm (Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 88,93 % tổng giá trị tài sản , tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 11,06 % tổng giá trị tài sản ) cho thấy cơ cấu tài sản của công ty đã biến đổi theo hướng tích cực. Tuy nhiên , sự biến động đó là quá nhỏ . Để thấy được cơ cấu vốn ta lập bảng phân tích sau :

Chỉ tiêu Số đầu năm (%) Số cuối năm (%)

1. Tài sản cố định 20,4 11,06

2. Tài sản lưu động 79,59 88,93

- Vốn bằng tiền 7,9 0,43

- Khoản phải thu 10,98 65,06

- Hàng tồn kho 60,5 21,53

- Tài sản lưu động khác 0,2 0,5

Nhìn vào bảng phân tích, ta thấy cơ cấu vốn của công ty có nhiều hướng tích cực , cụ thể là tài sản cố định giảm xuống và tài sản lưu động tăng lên . Tuy nhiên , đi sâu vào phân tích thì cơ cấu tài sản lưu động có nhiều điểm bắt hợp lý : Mặc dù tổng tài sản lưu động cuối năm đã tâng lên so với đầu năm nhưng vốn bằng tiến là quá nhỏ thậm chí về cuối năm lại giảm xuống rất mạnh (đầu năm chiếm 7,9 % ,cuối năm giảm xuống còn 0,43 %) gấy khó khăn trong

việc thanh toán của công ty . Bên cạnh đó , khoản phải thu chiếm tỉ trọng lớn trong tài sản lưu động cụ thể là đầu năm chỉ có 10,98 % nhưng cuối năm đã tăng lên tới 65,06 % . Đây là điều không tốt bởi nó thể hiện khả năng thu hồi nợ của công ty là rất kém , nó ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động tài chính của công ty. Ngoài ra, vấn đề hàng tồn kho cũng chiếm tỷ lệ tương đối lớn nhưng chủ yếu là nguyên vật liệu và hàng hoá tồn kho.

3.2.1.1. Nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản cố định.

- Tài sản cố định hiện nay của công ty có rất nhiều loại. Chính vì vậy, công ty cần phải phân loại tài sản cố định rõ ràng để xác định mức độ hao mòn của từng loại và từ đó tiến hành trích khấu hao cho hợp lý. Đồng thời xác định được giá trị thực tại của tài sản cố định đang tham gia vào quá trình sản xuất, tiến hành thanh lý những tài sản đã quá cũ, không còn sử dụng được để hiệu quả sử dụng vốn cố định được nâng cao.

- Ngoài việc nghiên cứu nhằm xác định các tài sản cố định không còn hiệu quả sử dụng để thanh lý, nhượng bán giúp thu hồi vốn nhanh cho công ty, vẫn nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định theo cách sau:

+ Khai thác tối đa năng lực sản xuất của tài sản cố định hiện có .

+ Thực hiện việc bảo quản và quản lý tốt tài sản cố định hiện có, chống hư hỏng lãng phí vốn. Điều này đặc biệt quan trọng đối với công ty.

+ Lựa chọn tỷ lệ khấu hao hợp lý, đảm bảo khai thác tối đa năng suất của máy, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho công ty.

+ Tất cả cán bộ công nhân viên làm việc trong công ty phải có trách nhiệm bảo vệ tài sản chung tránh tình trạng làm hư hỏng máy móc thiết bị, mất mát vật tư, sản phẩm dụng cụ hành chính hoặc các thiết bị văn phòng. Người lao động được giao quản lý sử dụng các thiết bị vật tư, công cụ sản xuất phải có trách nhiệm trực tiếp đối với các loại tài sản đó. Nếu để người khác xâm phạm hoặc làm hư hỏng thì phải bồi thường.

3.2.2. Quản lý và tăng hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Với đặc thù của công ty là kinh doanh xuất khẩu các loại vật tư thiết bị, sửa chữa lắp đặt, thi công các công trình dầu khí xăng dầu đòi hỏi phải có một lượng vốn lưu động khá lớn. Do vậy công ty cần phải sử dụng nguồn vốn lưu động của mình một cách hợp lý nhất. Để sử dụng hiệu quả vốn lưu động phụ thuộc rất nhiều vào việc sử dụng tiết kiệm và tăng tốc độ lưu chuyển của vốn lưu động.

Qua phân tích ở trên ta thấy tài sản lưu động của công ty biến động theo chiều hướng xấu. Do vậy, công ty cần tăng cường các biện pháp quản lý và sử dụng tài sản lưu động hợp lý như sau:

* Xác đinh đúng nhu cầu vốn cần thiết cho từng thời kỳ sản xuất kinh doanh.

- Thực chất nếu không tính đúng, tính đủ việc cung ứng và dự trữ vật tư vốn lưu động không đầy đủ sẽ dẫn tới tình trạng thiếu vốn, công ty sẽ gặp nhiều khó khăn sản xuất bị đình trệ, khả năng thanh toán bị giảm sút. Nhưng nếu thừa sẽ gây lãng phí và làm giảm tốc độ luân chuyển vốn. Muốn vậy dự án sản xuất phải được nghiên cứu, xem xét một cách cụ thể. Việc lập dự toán s kinh doanh phải được đảm bảo tính hợp lý chính xác … Với điều kiện kinh tế thị trường hiện nay cũng như nhu cầu của khách hàng. Từ đó có biện pháp dự trù đảm bảo nhu cầu vốn lưu động phù hợp, có như vậy công ty mới có khả năng tránh khỏi tình trạng thiếu hụt hay thừa vốn.

* Cải thiện tỷ suất thanh toán nhanh:

- Cải thiện tỷ suất thanh toán nhanh giúp công ty chủ động trong việc chi tiêu thường xuyên, không phải vay các khoản vốn ngắn hạn không cần thiết với lãi suất cao. Để làm được điều này trước hết công ty phải tăng thêm lượng vốn bằng tiền bằng cách tích cực thu hồi công nợ, giảm bớt lượng dự trữ hàng tồn kho không cần thiết cụ thể là:

+ Trong khi vốn bằng tiền thiếu nghiêm trọng công ty vẫn có thể cho khách hàng chiếm dụng vốn. Để không bị khách hàng chiếm dụng vốn nhằm tiết kiệm vốn lưu thông, công ty nền có chế độ khuyến khích khách hàng thanh toán nhanh bằng cách sử dụng hệ thống chiết khấu mua hàng, bán hàng, hỗ trợ vận chuyển.

+ Đối với các khoản phải thu đã đến hạn và chuẩn bị đến hạn công ty phải theo dõi chặt chẽ thường xuyên.

+ Lập kế hoạch cân đối trong sản xuất cụ thể và chi tiết, xác định rõ nhu cầu sản xuất trong thời gian tới để có mức dự trữ phù hợp vào giải phóng số tài sản dự trữ thừa sử dụng vào mục đích kinh doanh khác có hiệu quả hơn.

* Tập hợp tốt công tác quản lý dự trữ, mua sắm, sử dụng vật tư.

Việc thực hiện mua sắm vật tư do phòng kế hoạch vật tư tính toán và quyết định mua bao nhiêu, mua cái gì… Vì vậy, để quản lý tốt hơn việc mua sắm, sử dụng và dự trữ vật tư đồng thời giải phóng vật tư tồn đọng lâu ngày không cần dùng nhằm giải phóng nguồn vốn phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của công ty, công ty cần phải chú ý tới một số biện pháp sau:

- Đối với vật tư tồn đọng lâu ngày, kém phẩm chất, không phù hợp với tiêu chuẩn sản xuất cần nhanh chóng giải phóng thu hồi vốn càng nhanh càng tốt để lâu gây thiệt hại cho công ty và tốc độ lân chuyển vốn chậm.

- Đồng thời kiểm kê đánh giá lại vật tư hàng tồn định kỳ hàng tháng, hàng quý tư đó xác định được mức dự trữ hợp lý cho từng loại vật tư nhất là nguyên vật liệu phụ bởi những thứ này rất nhiều và để rải rác ở các nơi nên việc bảo quản, kiểm kê rất khó khăn. Vì vậy, công ty phải tìm các biện pháp hạn chế tối thiểu lượng dự trữ vật tư này, sắp xếp phân loại rõ ràng để tiện quản lý.

- Thực hiện tiêu chuẩn hoá sản phẩm , chuyên môn hoá sản xuất vì thực chất nó ảnht hưởng đến chiều hướng phát triển của vốn dự trữ sản xuất. Tiêu chuẩn hoá sản phẩm thì giảm bớt được công việc phải làm do đó có thể tiếp

nhận nhiều vật liệu hơn qua đó rút ngắn được chu kỳ mua sắm. Chuyên môn hoá sản xuất thì củng cố được mối quan hệ với các đơn vị cung ứng. Tận dụng vật liệu trong nước từ nguồn hàng gần nhất, mua sắm làm nhiều lần với số lượng mỗi đợt hợp lý sẽ có thể giảm được lượng dự trữ vật tư trong kho và giảm giá thành vật tư.

Trên đây là những biện pháp giúp cho công ty có thể tiết kiệm được vật tư thừa trong sản xuất, tránh thất thoát hư hỏng, đó cũng là một trong những giải pháp quan trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của công ty. Việc giảm chi phí giá thành sản phẩm sẽ góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính cho công ty.

* Lựa chọn và sử dụng hợp lý các nguồn vốn:

Như đã phân tích ở những phần trên ta thấy công ty chưa sử dụng hợp lý các nguồn vốn đó là do nguồn vốn chủ sở hữu quá ít, chỉ đủ trang trải một phần nhỏ nhu cầu tài sản của công ty. Vì vậy, công ty cần phải huy động vốn từ các nguồn vay ngân hàng, nguồn chiếm dụng trong vốn thanh toán. Trong đó có những khoản vay nợ hợp pháp như: Khoản vay ngân hàng chưa đến hạn thanh toán, khoản phải trả người cung cấp trong thời hạn và khoản ứng trước của khách hàng… Đối với nguồn vay này, công ty cần sử dụng triệt để và đảm bảo chắc chắn khả năng thanh toán. Như vậy, công ty sẽ vừa nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay, vừa giữ uy tín tăng khả năng trong thời gian tới.

* Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong tất cả các khâu từ dự trữ đến tiêu thụ, điều chỉnh lại cơ cấu vốn lưu động:

Để thực hiện việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ công ty cần phải đảm bảo chặt chẽ quy định rõ ràng với đối tác trong việc ký kết hợp đồng cung cấp hàng cho khâu dự trữ, đồng thời phải xác định trước về mặt giá cả, chọn nguồn cung cấp, địa điểm cung cấp, phương tiện vận chuyển,

cước phí vận chuyển bốc dỡ. Cần có biện pháp kịp thời đối với cán bộ làm công tác cung ứng nếu tìm được nguồn cung ứng hàng với giá thấp nhưng vẫn đảm bảo về mặt chất lượng. Bên cạnh đó cần sử lý kịp thời gắn trách nhiệm về vật chất với kết quả công việc của cán bộ làm công tác cung ứng. Công tác quản lý hàng tồn kho trong nội bộ công ty cũng nên tổ chức theo hướng hợp lý, cụ thể: nên giao cho các cửa hàng, chi nhánh quản lý nhằm đảm bảo cho quá trình cung cấp nhanh kịp thời và đơn giản trong quá trình quyết toán hàng tồn kho. Công tác quyết toán hàng tồn kho cũng nên thực hiện theo từng đơn đặt hàng để có biện pháp khắc phục kịp thời, đồng thời phải quyết toán cho từng đơn vị, chi nhánh kinh doanh nhằm xác định rõ trách nhiệm và nguyên nhân.

Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu tiêu thụ sản phẩm hàng hoá đồng nghĩa với việc rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh. Trước tình hình thực tế của công ty là hàng tồn kho và hàng gửi bán chiếm tỷ lệ cao trong tổng số tài khoản lưu động dự trữ. Vậy vấn đề cấp bách đặt ra là tìm mọi biện pháp thích hợp cho tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá trên thị trường công ty cần phải tổ chức đội ngũ cán bộ có năng lực và có khả năng hiểu biết đặc biệt về thị trường tiêu thụ, am hiểu khách hàng, tiếp thu chọn lọc ý kiến của khách hàng, phản ánh thực chất tình hình với công ty và công ty đưa ra biện pháp cải thiện nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng và nhu cầu của thị trường.

Củng cố phát triển mạnh hệ thống tổ chức bán lẻ, chú trọng bố trí sử dụng lao động hợp lý cho việc bán lẻ, cải tạo nâng cấp mạng lưới kho tàng, cửa hàng đẩy mạnh công tác bán lẻ chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số hàng bán ra của công ty.

Tóm lại, quản lý hàng từ khâu dự trữ đến khâu tiêu thụ trong công ty có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty đặc biệt là vốn lưu động. Vì vậy, đối với công ty Cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex đề ra các biện pháp quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hàng từ khâu dự trữ đến khâu

tiêu thụ là rất cần thiết nhằm tăng vòng quay vốn lưu động nâng cao hiệu quả sử dụng.

3.2.3. Đa dạng hoá các kênh huy động vốn.

- Thực hiện tái đầu tư, mở rộng quy mô kinh doanh từ lợi nhuận để lại. - Lập kế hoạch cơ bản và kế hoạch sửa chữa lớn các tài sản cố định để xin duyệt và xin cấp kinh phí để vay ưu đãi hoặc xin được sử dụng các quỹ khấu hao và tái đầu tư.

- Thực hiện vay ngân hàng hàng tháng để bổ sung vốn lưu động. Mục tiêu của công ty trong những năm sắp tới là mạnh dạn vay vốn ngắn hạn ở ngân

Một phần của tài liệu thực trạng và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ở công ty cổ phần thiết bị (Trang 48 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w