Các giải pháp tăng cường vị thế EUR

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Tương lai của đồng tiền chung châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng nợ công khu vực (Trang 25 - 30)

Nhằm tăng cường củng cố và bảo vệ đồng Euro, tại Hội nghị Thượng đỉnh EU tháng 12/2011, 26/27 thành viên EU (trừ Anh) đã đồng ý đưa ra một thỏa thuận mới về giám sát tài chính chặt chẽ hơn. Theo đó, giới hạn thâm hụt cơ cấu sẽ ở mức 0,5% GDP của mỗi nước thành viên, trong khi đó trần nợ công vẫn duy trì ở mức 3% GDP, kèm theo điều luật mới quy định nếu nước nào vi phạm sẽ tự động bị trừng phạt nặng nề.

Một giải pháp khác cũng được thông qua nhằm cứu nguy cho khu vực Eurozone đó là thành lập quỹ cứu trợ thường trực của khu vực có quy mô 500 tỷ Euro với tên gọi là Cơ chế Ổn định châu Âu (ESM), dự kiến có hiệu lực vào tháng 7/2012. ESM sẽ được cấp một giấy phép hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, giúp ESM có thể tiếp cận thanh khoản của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), nâng cao khả năng của cơ chế này đối phó với cuộc khủng hoảng nợ của

khu vực Eurozone. ESM cũng có khả năng trực tiếp tái cấp vốn cho các ngân hàng. Mặc dù vậy, để thỏa thuận này được ký kết vào năm tới với sự tham gia của 17 nước thành viên và 9 nước còn lại sẽ không phải là vấn đề đơn giản.

PHẦN 5: BÀI HỌC RÚT RA TỪ KHU VỰC ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU ÂU CHO KHU VỰC CHÂU Á

Nghiên cứu quá trình phát triển của Euro, có thể rút ra một số bài học cho khu vực Châu Á:

- Thứ nhất, liên minh kinh tế và tiền tệ ra đời là một phát triển tất yếu của quá trình nhất thể hoá

khu vực.

Kinh nghiệm khu vực Châu Âu cho thấy, sự cạnh tranh quyết liệt giữa các nền kinh tế đã đẩy nhanh quá trình liên kết và hoà nhập kinh tế của các nước EU. Kết quả của những nỗ lực thống nhất Châu Âu là đã ký được Hiệp ước Maastricht tháng 2/1992, trong đó đề ra mục tiêu quan trọng nhất là thành lập Liên minh tiền tệ châu Âu, nhằm xoá bỏ hàng rào cuối cùng ngăn cản quá trình nhất thể hoá kinh tế. Vì thế, sự ra đời của Euro là một tất yếu trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế thế giới và nhất thể hoá kinh tế khu vực. Mặt khác, sự ra đời Euro là kết quả của một quá trình phát triển và hòa nhập về kinh tế lẫn chính trị, có tác động sâu sắc không chỉ với các nước thành viên mà với cả Châu Âu và các nước có quan hệ thương mại với Eurozone.

- Thứ hai, tính minh bạch trong hệ thống tài chính, đặc biệt là minh bạch trong chi tiêu ngân

sách là một yếu tố quan trọng quyết định sự bền vững của liên minh khu vực cũng như triển vọng của đồng tiền khu vực.

Với những tiêu chí và tiêu chuẩn chặt chẽ( vi) của eurozone, Euro đã tạo được sự tin cậy khá cao. Nhưng nguyên nhân gây bất ổn, thậm chí gây nguy cơ khủng hoảng Eurozone cũng lại chính ở khía cạnh này.

Do việc nhất thể hóa chính trị không theo kịp nhất thể hóa tiền tệ, mà quan trọng hơn là sự chậm trễ trong nhất thể hóa kinh tế, nhất là nguyên tắc phối hợp giữa chính sách tiền tệ với chính sách tài khóa, trong khi giao quyền về chính sách tiền tệ cho ECB, nhưng mỗi thành viên vẫn hoạch định chính sách tài khóa riêng. Vì thế, khi thâm hụt ngân sách, chính phủ các nước thành viên không thể phát hành thêm tiền để bù đắp thiếu hụt, mà buộc phải tăng vay nợ và tìm mọi cách che dấu.

Hy Lạp rơi vào cuộc khủng hoảng nợ, thì nhiều nghi vấn được đặt ra, bởi các số liệu công bố khác xa với thực tế. Do đó một bài học rất có giá trị đối với khu vực Châu Á chính là việc minh bạch tài chính nói chung, minh bạch về chi tiêu công nói riêng nếu muốn hướng đến hội nhập khu vực. Trong khi các vấn đề về minh bạch tài chính, minh bạch nợ công và hiệu quả của chi tiêu công và kỷ luật tài khóa ở Châu Á còn hạn chế hơn nhiều so với Châu Âu. Vì vậy, vấn đề tạo sự cân bằng giữa tích lũy và tiêu dùng, giữa lợi ích ngắn hạn với phát triển bền vững trong

dài hạn cùng các cơ chế điều hành chính sách tài khóa – tiền tệ hợp lý là rất cấp thiết cho Châu Á cũng như các khu vực khác trên thế giới.

Thứ ba, vấn đề quản lý các dòng vốn vào ra của khu vực Euro được coi một đồng tiền

mạnh, nhưng sự luân chuyển toàn cầu của Euro lại bị chi phối bởi các trung tâm tài chính lớn trên thế giới. Vì vậy, khi gặp khó khăn về tài chính, một số thành viên phải trông chờ vào sự giúp đỡ từ bên ngoài. Mặt khác cũng do chưa nhất thể hóa trong việc quản lý dòng vốn vào – ra (vốn FDI, FII và ODA), đặc biệt là hoạt động vay mượn của Chính phủ và doanh nghiệp, nên khi có bất ổn nảy sinh, thì mối đe dọa về khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế là khó tránh khỏi. Đây cũng là bài học cho khu vực Châu Á, khi thực hiện tự do hóa tài khoản vốn, nhưng vẫn thiếu các chế tài để giám sát chặt chẽ dòng vốn vào – ra trên thị trường.

Thứ tư, sự khác biệt về trình độ phát triển trong Eurozone có chiều hướng gia tăng, khiến

các nước khu vực Châu Á cần xem xét nghiêm túc về chênh lệch mức độ phát triển, nếu muốn hướng đến hội nhập khu vực.

Về mức độ phát triển của các nước ở Eurozone là khá đồng đều, đây là một thuận lợi cho quá trình hội nhập khu vực. Tuy nhiên, sau một số năm gia nhập, khoảng cách và sự chênh lệch về phát triển kinh tế - xã hội của khu vực này không những không thu hẹp mà còn nới rộng hơn, trong khi các nước Nam Âu tăng trưởng rất chậm, thì Đức nhanh chóng trở thành “đầu tàu kinh tế” của Châu Âu. Thực tế này đòi hỏi ECB phải đưa ra được chính sách tiền tệ phù hợp cho các nền kinh tế trong khu vực. Đối với Châu Á, tính đa dạng và không đồng nhất về thể chế chính trị, văn hóa, xã hội & kinh tế giữa các nền kinh tế (thu nhập bình quân đầu người, mức độ phát triển của thị trường tài chính, quy mô và phạm vi kiểm soát về vốn, thể chế chính trị và các điều kiện xã hội khác) sẽ là một trở ngại lớn trong phối hợp chính sách khu vực. Do đó để hướng đến khu vực đồng tiền chung, trước hết Châu Á (cụ thể là các nước Đông Á) cần khắc phục được những bất cập này.

Triển vọng về một đồng tiền chung Châu Á

Đồng tiền chung Châu Á là vấn đề đã được đề cập khá nhiều trong các Hội nghị quốc tế và khu vực, kể từ sau cuộc khủng hoảng tiền tệ 1997-1998. Theo Kế hoạch Hành động Hà Nội (tháng 12/1998) và Hội nghị thượng đỉnh ASEAN+3 ở Manila (tháng 11/1999), và ASEAN+3 ở Chiềng Mai (Thái Lan - tháng 5/2000). Ý tưởng về việc hình thành đồng tiền chung châu Á (AS) là rất tích cực trong xu thế liên kết khu vực, một mặt thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, tăng khả năng cạnh tranh, mặt khác sẽ giúp các quốc gia Châu Á hạn chế sự lệ thuộc quá nhiều vào USD

và tránh được những biến động trên thị trường tiền tệ quốc tế. Nhưng khó khăn lớn nhất cho việc ra đời AS là sự khác biệt lớn giữa các thành viên và cốt lõi của quá trình chuẩn bị cho aszone là đạt được sự thống nhất trong sự khác biệt quá lớn này. Do tính đa dạng về kinh tế, văn hóa, chính trị giữa các quốc gia Châu Á cũng hình thành nhiều cấp độ phát triển kinh tế khác nhau trong khu vực, tạo nên khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển của quốc gia. Chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế dẫn đến việc xác định khác nhau giữa các lợi ích và vấn đề ưu tiên trong hợp tác. Khoảng cách chênh lệch trên cũng tạo bất lợi đối với các nước kém phát triển trong phân công lao động quốc tế, do các nước lớn có lợi thế hơn về vốn, công nghệ và khả năng cạnh. Đến nay, việc công bố sử dụng ACU (2006) khá tương tự như ECU( vii), thành lập Quĩ châu Á, cho ra đời thị trường trái phiếu châu Á, qui định các điều kiện chuẩn bị gia nhập khu vực… dường như mô phỏng lại quá trình hình thành eurozone. Vì vậy, rút kinh nghiệm từ eurozone, vấn đề nhất thể hoá tiền tệ, phối hợp chính sách tài khoá với một lộ trình phù hợp với xu thế quốc tế luôn thay đổi, phải được xử lý ngay trong quá trình chuẩn bị ra đời aszone. Đây là một trong những nội dung trọng tâm của đồng tiền chung Châu Á.

KẾT LUẬN

Thời đại ngày nay luôn biến đổi, sự biến đổi là vô hạn, còn dự báo luôn là hữu hạn. Rất khó để có thể dự báo được tương lai của EUR.

Với bài tiểu luận này, nhóm hai mong muốn mọi người có một cái nhìn chân thực hơn về cộng đồng chung Châu Âu và những khó khăn khu vực này phải đối mặt.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế Tương lai của đồng tiền chung châu Âu trong bối cảnh khủng hoảng nợ công khu vực (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(30 trang)
w