cứng ngực bằng hỗn hợp bupivacain-fentanyl do bệnh nhân tự điều khiển gặp với tỷ lệ thấp, thoáng qua sau vùng mổ bụng trên ở người cao tuổi
- Nhóm PCTEA gặp tác dụng không mong muốn với tỷ lệ thấp: buồn nôn, nôn 6,2%; ngứa 8,3% so với 16,7% và 14,6% của nhóm IV- PCA (p>0,05).
- Không gặp ức chế hô hấp, suy hô hấp trong thời gian theo dõi giảm đau sau mổ ở nhóm PCTEA.
- Không gặp biến chứng thủng màng cứng, tổn thương thần kinh, tụt huyết áp, ức chế vận động chi dưới, chi trên, huyết khối hoặc áp xe khoang ngoài màng cứng ở nhóm giảm đau tự điều khiển đường ngoài màng cứng ngực.
KIẾN NGHỊ
1. Có thể áp dụng rộng rãi hình thức giảm đau đường ngoài màng cứng ngực bằng hỗn hợp bupivacain 0,125% + fentanyl 1µg/ml do bệnh nhân tự điều khiển để giảm đau cấp sau mổ lớn vùng bụng trên ở người cao tuổi.
2. Tiếp tục nghiên cứu trên mẫu lớn hơn về giảm đau tự điều khiển đường ngoài màng cứng ngực sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi. Mở rộng nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của giảm đau đường ngoài màng cứng ngực do bệnh nhân tự điều khiển lên chức năng tim mạch, hô hấp, đáp ứng hormon chuyển hóa ở người cao tuổi sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi.
1. Nguyễn Trung Kiên, Công Quyết Thắng, Nguyễn Hữu Tú (2012), “Giảm đau tự điều khiển đường tĩnh mạch bằng morphin sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 37(3), tr. 119-125.
2. Nguyễn Trung Kiên, Công Quyết Thắng, Nguyễn Hữu Tú (2012), “Hiệu quả giảm đau của gây tê ngoài màng cứng ngực do bệnh nhân tự điều khiển sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi”,
Tạp chí Y dược học Quân sự, 37(2), tr. 129-135.
3. Nguyễn Trung Kiên, Công Quyết Thắng, Nguyễn Hữu Tú (2013), “So sánh hiệu quả giảm đau và ảnh hưởng đến hô hấp của giảm đau tự điều khiển đường ngoài màng cứng ngực sau mổ vùng bụng trên ở người cao tuổi”, Tạp chí Y dược học Quân sự, 38(8), tr. 120-130.