KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG I Khái lược lịch sử triết học Ấn Độ cổ đạ

Một phần của tài liệu KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC VÀ PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI (Trang 35 - 129)

I. Khái lược lịch sử triết học Ấn Độ cổ đại

1. Điều kiện kinh tế-xã hội và đặc điểm tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại. a. Điều kiện kinh tế-xã hội Ấn Độ cổ, trung đại.

- Xã hội Ấn Độ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông nghiệp với sự phân chia đẳng cấp hết sức nghiệt ngã.

- Nền văn hoá Ấn Độ cổ, trung đại thường được chia thành ba giai đoạn chính

+ Giai đoạn từ thế kỷ XXV-XV tr.c.n (thiên niên kỷ III đến đầu thiên niên kỷ II tr.c.n) được gọi là nền văn minh sông Ấn.

Đây là nên văn minh đồ đồng mang tính chất đô thị của một xã hội đã vượt qua trình độ nguyên thuỷ, đang tiến vào giai đoạn đầu của chế độ chiếm hữu nô lệ, trong đó nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương nghiệp đã đạt tới một trình độ nhất định: Kinh tế bao gồm nông nghiệp, thương nghiệp. Nghề dệt bông len, đúc đồng, điêu khắc, gốm sứ tráng men, làm đồ nữ trang phát triển. Xuất hiện chữ viết (nhưng chưa giải mã được). Thành phố được xây bằng gạch nung. Xã hội đã phân chia giàu, nghèo. Tôn giáo thờ Thần Shi va (Shiva). Đầu thiên niên kỷ II tr.c.n, nền văn minh này lụi tàn. Các học giả chưa thống nhất được nguyên nhân tan rã của nó.

+ Giai đoạn từ thế kỷ XV-VII tr.c.n được gọi là nền văn minh Vệ Đà (Véda).

Đây là thời kỳ hình thành các quốc gia chiếm hữu nô lệ đầu tiên của người Arya ở phía Bắc và cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Bộ lạc Arya tràn xuống châu thổ sông Hằng. Hình thành nhiều tôn giáo lớn, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của xã hội Ấn Độ cổ đại. Xuất hiện chế độ đẳng cấp. Tiêu biểu về mặt tư tưởng cho sự phân chia đẳng cấp xã hội là đạo Bà la môn. Chế độ này qui định cơ cấu xã hội và có ảnh hưởng lớn đến hình thái tư tưởng Ấn Độ cổ đại. Đó là chế độ xã hội dựa trên sự phân biệt về chủng tộc, màu da, dòng dõi, nghề nghiệp, tôn giáo, quan hệ giao tiếp, tập tục hôn nhân v.v.

Người ta chia xã hội Ấn Độ cổ đại thành bốn đẳng cấp chính là: Đẳng cấp tăng lữ, lễ sư đạo Bà la môn; Đẳng cấp vương công, vua chúa, tướng lĩnh, võ sỹ; Đẳng cấp thương nhân, điền chủ và thường dân; Đẳng cấp tiện dân và nô lệ. Ngoài ra, còn có những người không được xếp vào đẳng cấp nào, đó là tầng lớp người cùng đinh, hạ đẳng.

Việc phân chia xã hội thành những đẳng cấp với những tính chất khắt khe, nghiệt ngã đã động chạm đến quyền lực của nông dân, thương nhân và thợ thủ công thành thị, ngăn cản sự phát triển của sức sản xuất xã hội, dẫn xã hội đến sự bất bình đẳng và tự do gây nên cuộc đấu tranh giữa các tôn giáo chống lại sự thống tr�� của Đạo Bà la môn và Kinh Vệ đà.

Trong lĩnh vực tư tưởng, cuộc đấu tranh của chủ nghĩa duy vật, vô thần, chủ nghĩa hoài nghi chống uy thế của kinh Vệ đà và tín điều tôn giáo Bà la môn đã diễn ra quyết liệt.

+ Giai đoạn từ thế kỷ VI-I tr.c.n, là thời kỳ hình thành các trào lưu triết học tôn giáo lớn của Ấn Độ, gồm hai trường phái lớn đối lập nhau và hai trường phái này lại được chia thành 9 hệ thống: Trường phái triết học chính thống (thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda) gồm 6 trường phái: Sam khu ia (Sámkhuya), Mi man sa (Mimànsa), Vê đan ta (Vedànta), Iô ga (Yoga), Ni ani a (Nyanya) và Vai sê si ca (Vaisésika) và Trường phái triết học không chính thống (không thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda) gồm 3 trường phái: Da i na (Jaina) giáo, Phật giáo và Lô cay ata (Lokayàta).

- Trong thời kỳ này, nhiều tri thức về khoa học tự nhiên đã ra đời và là cơ sở nhận thức của chủ nghĩa duy vật, góp phần cùng chủ nghĩa duy vật đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm và tôn giáo. Ở Ấn Độ cổ đại, sự phát triển của các tư tưởng triết học không chỉ gắn liền với sự cần thiết phải giải quyết những vấn đề do đời sống xã hội đặt ra mà còn luôn gắn liền với những tiến bộ của khoa học. Những thành tựu khoa học không chỉ giúp con người khám phá, cải tạo tự nhiên mà còn là cơ sở hình thành nên thế giới quan triết học duy vật và những tư tưởng biện chứng tự phát.

+ Ngay từ thời Vệ đà khoa học tự nhiên đã bắt đầu xuất hiện: Thiên văn học tạo ra lịch pháp, phỏng đoán Trái đất hình cầu và tự quay quanh trục của nó. Cuối thế kỷ V tr.c.n, đã giải thích được hiện tượng Nhật, Nguyệt thực. Toán học, người Ấn Độ đã phát minh ra chữ số thập phân, tính được trị số Pi, biết được những định luật cơ bản về quan hệ giữa cạnh và đường huyền của tam giác vuông, giải được phương trình bậc 2, 3 v.v. Y học cũng phát triển mạnh mẽ ngay từ

sớm, trong kinh Vệ đà người ta tìm thấy tên nhiều cây thuốc và cách sử dụng chúng trong việc chữa bệnh. Đến đầu thế kỷ II, các nhà y học Ấn Độ đã đúc kết các thành tựu y học thành bộ sách bách khoa về y học. Nghệ thuật kiến trúc Ấn Độ đã để lại một phong cách độc đáo, đặc biệt là lối xây dựng Chùa, tháp Phật; chúng vừa có ý nghĩa triết học, tôn giáo vừa biểu hiện ý chí, vương quyền.

Những năm đầu công nguyên, văn hoá Ân độ đã phát triển lên một bước mới do sự giao lưu với Hy lạp, La mã và các nước khác trên thế giới.

b. Đặc điểm tư tưởng triết học Ấn Độ cổ, trung đại.

Tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại được hình thành từ cuối thiên niên kỷ II đầu thiên niên kỷ I tr.c.n, dựa trên thế giới quan thần thoại, tôn giáo để giải thích vũ trụ bằng những biểu tượng các vị Thần mang tính tự nhiên, có nguồn gốc từ những hình thức tôn giáo tối cổ của nhân loại và tín ngưỡng vật linh. Tư tưởng tôn giáo rất phát triển, đan xen vào các tư tưởng triết học làm nên đặc thù của triết học Ấn Độ cổ đại.

Những ý thức về triết học, những tư tưởng triết lý trừu tượng lý giải về những nguyên lý của vũ trụ, giải thích bản chất đời sống tâm linh của con người chỉ thực sự xuất hiện vào khoảng thế kỷ X-XI tr.c.n.

- Người ta chia những tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại thành hai thời kỳ: + Thời kỳ Vệ đà (khoảng từ cuối thiên niên kỷ II đến thế kỷ VII tr.c.n).

Kinh Vệ đà, đạo Rig Vệ đà và những tư tưởng triết lý tôn giáo khởi nguyên; Tư tưởng triết học trong kinh U pa ni shad; Tư tưởng triết học trong hai cuốn sử thi cổ.

Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, tôn giáo cổ đại coi tinh thần thế giới (Brahman) là thực tại trước tiên, là nguồn gốc sinh ra thế giới bên ngoài (kể cả con người). Linh hồn con người (átman) là hiện thân của tinh thần thế giới tồn tại vĩnh viễn theo luật luân hồi. Sự siêu thoát là mục đích của linh hồn, là điều kiện để linh hồn thống nhất với tinh thần thế giới. Để siêu thoát, con người phải từ bỏ cuộc sống trần tục xấu xa, phải nhờ vào sự linh báo đã ghi trong kinh Vệ đà.

+ Thời kỳ Cổ điển (còn gọi là thời kỳ Phật giáo, Bà la môn giáo) từ thế kỷ VI đến thế kỷ I tr.c.n).

Trường phái triết học chính thống (thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda) gồm 6 trường phái: Sam khu ia (Sámkhuya), Mi man sa (Mimànsa), Vê đan ta (Vedànta), Iô ga (Yoga), Ni ani a (Nyanya) và Vai sê si ca (Vaisésika).

Trường phái triết học không chính thống (không thừa nhận uy quyền tuyệt đối của kinh Véda) gồm 3 trường phái: Da i na (Jaina) giáo, Phật giáo và Lô cay ata (Lokayàta).

Hai trường phái triết học này cùng tồn tại và đấu tranh với nhau trong triết học Ân độ cổ đại. 2. Những tư tưởng cơ bản của các trường phái

a. Trường phái Sam khu ia (Sámkhuya). Thời sơ kỳ, Sam khu ia có lập trường duy vật, thừa nhận vật chất là nguyên nhân tạo ra thế giới. Thời hậu kỳ, quan điểm triết học của trường phái này có khuynh hướng nhị nguyên.

b. Trường phái Mi man sa (Mimànsa), thời sơ kỳ có quan điểm vô thần. Thời hậu kỳ chuyển sang quan niệm duy tâm thần bí.

c. Trường phái Vê đan ta (Vedànta). Vedànta có nghĩa là kết thúc Véda, là trường phái triết học duy tâm thần bí, tuyên truyền cho sự tồn tại của Brátman, tức ý thức thuần tuý đầu tiên tạo ra thế giới.

d. Trường phái Iô ga (Yoga). Tư tưởng cốt lõi là “sự hợp nhất của tâm thể về một mối”, là trường phái triết học duy tâm thần bí có khuynh hướng lấy việc thực hiện các phương pháp luyện công trong thực tiễn để chứng minh các triết lý của mình.

đ. Trường phái Ni ani a (Nyanya) và Vai sê si ca (Vaisésika). Đây là hai trường phái triết học khác nhau nhưng lại có những quan điểm triết học tương đối giống nhau. Họ cùng là tác giả của lý thuyết nguyên tử. Trong lý luận nhận thức, họ có đóng góp quan trọng trong việc phát triển các tư tưởng về lôgíc hình thức, với hình thức biện luận về quá trình nhận thức theo 5 bước (gọi là ngũ đoạn luận) nổi tiếng.

e. Trường phái Jaina. Jaina có nghĩa là chiến thắng. Nội dung triết học cơ bản của Jaina là học thuyết về “cái tương đối”, lý luận về phán đoán thực thể tồn tại. Jaina cũng tin vào thuyết “luân hồi” và “nghiệp”.

f. Trườngphái Lokayàta. Đây là trường phái triết học có quan điểm duy vật khá triệt để và phần nào giống với các trường phái triết học duy vật Hy Lạp cổ đại.

g. Trường phái Phật giáo. Xuất hiện vào thế kỷ VI tr.c.n ở miền Bắc Ấn Độ (NêPan bây giờ). Người sáng lập là Đức Thích Ca Màu Ni (Siddhattha) (563-483 tr.c.n, hoá Phật năm 483 tr.c.n khi Ngài tròn 35 tuổi). Phật giáo ra đời do sự chống đối của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại. Tác phẩm kinh điển bao gồm Kinh, Tạng và Luận (Tam tạng).

- Các quan niệm cơ bản của Phật giáo.

Phật giáo đưa ra 4 luận điểm: “Vô tạo giả”, “Vô ngã”, “Vô thường” và “Nhân duyên quả báo”, thể hiện quan điểm duy vật, vô thần và tư tưởng biện chứng tự phát.

+ Quan niệm về giới tự nhiên: vũ trụ vô thuỷ, vô chung, vạn vật trong thế giới chỉ là những biến hoá vô thường, vô định không do Thần Thánh tạo nên. Thế giới không có thực thể luôn biến đổi không ngừng theo luật Nhân-Quả: Sinh-Trụ-Di-Diệt (sinh-lão-bệnh-tử) và chỉ có biến hoá này là hiện thực.

+ Nhân-Duyên-Quả sinh ra vạn vật: Nhân-Duyên sinh ra vạn vật (Quả), trong đó, cái Nhân (hetu) nhờ cái Duyên (pratitya) mới sinh ra được cái Quả (phla). Quả lại do cái Duyên mà thành ra Nhân khác, Nhân này lại nhờ Duyên mà thành ra Quả mới. Cứ như thế nối tiếp nhau mà thế giới, vạn vật, muôn loài cứ sinh sinh, hoá hoá mãi.

+ Quan niệm về nhân sinh gồm hai phần chính.

Một là, chỉ ra nguyên nhân nỗi khổ của con người: Con người do Nhân, Duyên kết hợp mà thành và cóhai phần là thể xác và tinh thần, hai phần đó là Cái Tôi sinh ra lý (tức là thể xác) có thể cảm giác được và Cái Tôi tinh thần, tâm lý, tức là Tâm, gọi là Danh (nâma). Cái Tôi tinh thần, tâm lý chỉ có tên gọi mà không có hình, có chất, không cảm giác được.

Hai phần trên của con người do Nhân, Duyên hợp thành, tạo ra mỗi con người cụ thể có Danh, Sắc (năma-runa). Nhưng yếu tố Duyên hợp thì ta còn là ta, nếu Duyên tan thì ta không còn là ta (mà là diệt), ta không mất đi mà trở lại với cái tạo ra Nhân, Duyên (được gọi là Ngũ uẩn) cứ thế nên vạn vật và con người cứ biến hoá, vụt còn, vụt mất không có cái gì tồn tại mãi mãi v.v. Sự biến hoá do Nhân, Duyên đó được gọi là Vô thường.

Vì con người không nhận thức được cái Vô thường (maya) nên không nhận thức được "cái Tôi" có mà không, không mà có nên người ta tưởng mình tồn tại mãi mãi, cái gì cũng là của ta, vì ta nên con người cứ khát ái, tham dục, có những hành động chiếm đoạt làm thoả mãn lòng ham

muốn tạo ra Nghiệp báo (karma), mắc vào bể khổ triền miên không dứt (sam sara), mắc vào luật chi phối của Nhân, Duyên, chịu Nghiệp báo và kiếp Luân hồi.

Hai là, Phật giáo chủ trương tìm kiếm mục tiêu “giải thoát” bằng “Tứ diệu đế” (bốn chân lý- satya), bao gồm: 1) Khổ đế (Dukkha- Đời là bể khổ- bát khổ): sinh, lão, bệnh, tử, thụ biệt ly, sở cầu bất đắc, oán tăng hội, ngũ thủ uẩn. 2) Nhân đế (Diệt đế- Nirodha- thập nhị nhân duyên): Vô minh; Hành; Thức; Danh sắc; Lục nhập; Thụ; ái; Thủ; Hữu; Sinh; Lão, Tử (trong đó nguyên nhân do “vô minh” là quan trọng nhất). 3) Diệt đế (Nirodha- mọi nỗi khổ đều có thể bị tiêu diệt) thể hiện lòng tin của Phật nơi Niết bàn. 4) Đạo đế (Marga- bát chính đạo): Chính kiến, chính ngữ, chính tư duy, chính nghiệp, chính niệm, chính mệnh, chính tịnh tiến, chính đinh.

"Tứ diệu đế" và "Thập nhị Nhân Duyên" là phương tiện để giải tho��t chúng sinh ra khỏi mọi nỗi khổ và kiếp luân hồi và đây là triết lý nhân sinh chủ yếu của Phật giáo.

Tuy khác với các tôn giáo khác (thí dụ với Kitô giáo), Phật giáo tuy không thừa nhận Thượng đế là người sáng tạo ra thế giới, nhưng thừa nhận linh hồn là bất tử, độc lập với thể xác, trải qua nhiều "kiếp" và do "nghiệp" qui định.

"Niết bàn" là cõi con người hướng tới, và để đến được Niết bàn con người phải khổ công tu luyện theo "Tám con đường chính" bằng phương pháp thực hành tu luyện theo "Ngũ giới" (Năm điều răn) và "Lục độ" (Sáu phép tu).

Như vậy, trong luận thuyết về nhân sinh và con đường giải thoát của Phật giáo mang nặng tính bi quan về cuộc sống. Chủ trương "xuất thế". "siêu thoát" có tính chất duy tâm, không tưởng về những vấn đề xã hội.

Sau khi Phật viên tịch, Phật giáo được chia thành nhiều phái khác nhau. Trong đó, đáng chú ý có hai phái: Thượng toạ bộ (Tiểu thừa) và Đại chúng bộ (Đại thừa). Phật giáo bắt đầu suy yếu, đến khoảng thế kỷ IX sau công nguyên thì rơi vào khủng hoảng. Đến thế kỷ XII, Phật giáo hoàn toàn sụp đổ trước sự tấn công của các tôn giáo khác, đặc biệt là Hồi giáo ở Ấn Độ.

- Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật xung quanh các vấn đề về khởi nguyên thế giới, về con người và nhận thức của nó, về linh hồn v.v.

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm với chủ nghĩa duy vật trước hết diễn ra xung quanh vấn đề nguồn gốc của thế giới và mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác.

Nguồn gốc của thế giới và mối quan hệ giữa linh hồn và thể xác: Một số nhà duy vật (trường phái Lô kay ata) cho rằng linh hồn được sinh ra từ đất, nước, lửa, không khí và mất đi cùng với thể xác khi chết. Họ quan niệm rằng thế giới vật chất (trong đó có con người) do một số yếu tố vật chất sinh ra: Có quan niệm cho rằng, yếu tố khởi nguyên của thế giới là không khí. Có quan niệm cho rằng, không gian là bản nguyên của thế giới. Có quan niệm cho rằng, nước là nguồn gốc sinh ra thế giới (kể cả thần thánh). Có quan niệm cho rằng, nguyên tử là nguyên tố vật chất đầu tiên sinh ra thế giới (trường phái Jai na).

- Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm với chủ nghĩa duy vật còn diễn ra xung quanh vấn đề đạo đức học. Ngay cả trong vấn đề này, quan điểm của chủ nghĩa duy vật cũng đối lập với các quan điểm của chủ nghĩa duy tâm. Khi chống lại chủ trương khổ hạnh để linh hồn được giải thoát khỏi sư hạn chế bởi những thân xác cụ thể mà linh hồn sống trong đó, các nhà duy vật đòi cho con người phải đươc quyền hưởng mọi thú vui của cuộc sống và coi quyền đó là hợp với tự nhiên. Còn các nhà duy tâm coi đòi hỏi đó của các nhà duy vật là dung tục, chỉ chú ý đến đời sống vật chất tầm thường.

- Phép biện chứng thô sơ cũng là một giá trị của triết học Ấn Độ cổ đại. Các nhà duy vật đã giải thích sự mất đi của vật này, sự xuất hiện của vật khác là do những nguyên nhân nội tại của sự vật. Theo quan điểm của trường phái Sam khya, sự vận động của vật chất là do yếu tố kích thích nội tại giữa ba Gu na hay ba Đức gây nên. Đó cũng là ba phương thức cơ bản sự tồn tại của thế giới; vật chất không ngừng biến hoá, phát triển trong không gian và thời gian, theo luật Nhân-

Một phần của tài liệu KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC TRƯỚC MÁC VÀ PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI (Trang 35 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(131 trang)
w