Các hƣớng tiếp cận và kỹ thuật sử dụng trong khai phá dữ liệu

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phân cụm dữ liệu ứng dụng trong GIS (Trang 29 - 30)

Xuất phát từ hai mô hình khai phá dữ liệu chủ yếu như đã đề cập ở trên, các bài toán (hay chức năng) khai phá dữ liệu giải quyết thường được phân chia thành các dạng sau [7]:

* Mô tả khái niệm (concept description & summarization): . Tổng quát, tóm tắt các đặc trưng dữ liệu, Ví dụ: tóm tắt văn bản…

* Phân lớp và dự đoán (classification & prediction): Xây dựng các mô hình (chức năng) để mô tả và phân biệt khái niệm cho các lớp hoặc khái niệm để dự đoán trong tương lai, xếp một đối tượng vào một trong những lớp đã biết trước.

Ví dụ: phân lớp vùng địa lý theo dữ liệu thời tiết. Hướng tiếp cận này thường sử dụng một số kỹ thuật của machine learning như cây quyết định (decision tree), mạng nơ ron nhân tạo (neural network), .v.v. Phân lớp còn được gọi là học có giám sát (học có thầy – supervised learning).

* Luật kết hợp (association rules): Biểu diễn mối tương quan nhân quả giữa dữ liệu và xu hướng của dữ liệu dưới dạng luật biểu diễn tri thức ở dạng khá đơn giản.

Ví dụ: “60 % nam giới vào siêu thị nếu mua bia thì có tới 80% trong số họ sẽ mua thêm thịt bò khô”. Luật kết hợp được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực kinh doanh, y học, tin-sinh, tài chính & thị trường chứng khoán, .v.v.

* Khai phá chuỗi theo thời gian (sequential/temporal patterns): tương tự như khai phá luật kết hợp nhưng có thêm tính thứ tự và tính thời gian. Hướng tiếp cận này được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực tài chính và thị trường chứng khoán vì nó có tính dự báo cao.

* Phân cụm (clustering/segmentation): xếp các đối tượng theo từng cụm (số lượng cũng như tên của cụm chưa được biết trước. Phân cụm còn được gọi là học không giám sát (học không có thầy – unsupervised learning).

* Phân tích bất thƣờng (ngoại lê): Phát hiện sự bất thường của dữ liệu: đối tượng dữ liệu không tuân theo hành vi chung của toàn bộ dữ liệu nhằm phát hiện gian lận hoặc phân tích các sự kiện hiếm…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Kỹ thuật phân cụm dữ liệu ứng dụng trong GIS (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)