Tính bền vững

Một phần của tài liệu Kết quả thu được từ việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1998-2005 (Trang 25 - 29)

1. C«ng tác vận hành duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi nghiệm thu chưa được quan tâm thực hiện chưa được quan tâm thực hiện

Vấn đề duy tu, bảo dưỡng công trình sau khi bàn giao đưa vào sử dụng là hết sức cần thiết nhằm duy trì sự bền vững của công trình, phát huy hiệu quả lâu dài, song lại ít được đề cập quan tâm trong CT 135. Quy chế quản lý đầu tư xây dựng quy định: song nghiệm thu bàn giao là kết thúc quá trình đầu tư, trách nhiệm quản lý vận hành giao cho các chủ đầu tư quản lý sử dụng, trong khi công trình hạ tầng CT 135 trực tiếp phục vụ nhân dân tại xã. Hầu hết công trình của CT 135 quy mô nhỏ, cấp thấp dễ hư hỏng nhưng chưa có quy định về quản lý duy tu vận hành, việc duy tu bảo dưỡng công trình hạ tầng ở các xã CT 135 đang lúng túng về phân công, về kinh phí, về quy chế vận hành...

Việc vận hành bảo trì công trình nhỏ không được bố trí nguồn lực từ Nhà nước, nguồn lực trong dân để duy tu chủ yếu là công lao động thì rất hạn hẹp. Mức độ đóng góp cần thiết của cộng đồng cho công tác vận hành bảo trì các loại hình cơ sở hạ tầng khác nhau hiện nay giao cho chính quyền cấp xã quyết định và thực tế năng lực của cộng đồng là rất cao. Tuy nhiên, nhiều nơi đã gặp rất khó khăn trong việc huy động sự đóng góp từ người hưởng lợi, nguồn lực trong dân để duy tu chủ yếu là công lao động và còn rất hạn hẹp.

Mặt khác nhận thức về vận hành bảo trì các công trình do UBND cấp xã quản lý còn rất khác nhau và điều quan trọng là "tinh thần làm chủ" còn yếu. Người dân hầu như không coi các công trình này là của Nhà nước. Tư tưởng này không chỉ tồn tại ở người hưởng lợi mà tồn tại ngay ở cán bộ chính quyền cấp xã. Tại nhiều xã, nhiều cán bộ lãnh đạo cấp xã còn chưa hiểu thế nào là vận hành bảo trì công trình. Tại nhiều xã người dân và cán bộ xã chưa nhận thức được nghĩa vụ và trách nhiệm trách nhiệm trong việc đóng góp tiền của và công sức lao động.

Công tác vận hành bảo trì công trình chưa được thực hiện tốt còn do các nguyên nhân khác như:

- Trong quá trình thết kế đã khảo sát không kỹ lưỡng, chưa chú ý đến các yêu cầu và điều kiện cụ thể của địa phương cho nên sau khi bàn giao đưa vào vận hành không phát huy được hiệu quả.

- Đào tạo kỹ thuật cho cán bộ địa phương và nhóm người sử dụng thường rất hạn chế. Công tác vận hành bảo trì một số loại hình hạ tầng cơ sở gặp nhiều trở ngại do dân địa phương thiếu hiểu biết về kỹ thuật và trình độ cũng như các công cụ, thiết bị và phụ tùng thay thế chuyên dụng.

- Một số công trình mà Chủ đầu tư là cấp Trung ương, cấp tỉnh hoặc cấp huyện, khi các nhà thầu đến thi công trên địa bàn xã đã không quan tâm đến công tác giám sát của cộng đồng, khi nhà thầu thi công xong thì đi nơi khác. Cách làm này dẫn đến việc người dân địa phương cho rằng đó là công trình của Nhà nước và họ không có trách nhiệm cụ thể gì với công trình, cho nên khi công trình hư hỏng xuống cấp họ cũng không có trách nhiệm sửa chữa.

2. Những cơ hội triển CSHT xã ĐBKK cho đầu tư phát

- Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc các xã ĐBKK, trong đó phát triển kết cấu hạ tầng là một nhiệm vụ trọng tâm.

- Kinh tế nước ta mấy năm gần đây đã tăng trưởng khá nhanh và ổn định đã tạo ra nguồn lực đầu tư cho phát triển CSHT nói chung và hệ thống hạ tầng vùng dân tộc và miền núi nói riêng.

- Chương trình được các tổ chức Quốc tế quan tâm, đánh giá rất cao và có nhiều hứa hẹn cam kết tài trợ nguồn lực thực hiện.

- Những năm qua, công cuộc đổi mới xây dựng đất nước đã tạo ra những CSHT kỹ thuật rất quan trọng ở vùng miền núi: đường Trường Sơn, các quốc lộ lớn đi qua vùng miền núi hầu hết đã được nâng cấp, các nhà máy thuỷ điện

lớn các khu công nghiệp được khởi công cùng với nhiều cơ chế chính sách ban hành áp dụng trên địa bàn là một thuận lợi rất cơ bản.

- Nhà nước ta gần đây đã đổi mới, bổ sung các cơ chế chính sách, cải cách mạnh nền hành chính quốc gia, nhiều vấn đề đã được luật hoá tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng cho việc đầu tư và thực hiện Chương trình.

- Kinh nghiệm quản lý và chỉ đạo thực hiện Chương trình 7 năm qua là bài học

3. Định hướng đầu tư phát triển CSHT xã ĐBKK của Đảng và nhà nước

Nhanh chóng phát triển vùng đồng bào dân tộc và miền núi là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một vấn đề có ý nghĩa chiến lược to lớn đã được nêu trong: Nghị quyết số 22 NQ/TW, ngày 27/11/1998, Nghị Quyết TW lần thứ VII - Đại hội Đảng lần thứ IX về công tác dân tộc và gần đây là Quyết định số 122/2006/QĐ-TTg ngày 12/6/2006 về chương trình hành động của Chính phủ.

Nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách để nhanh chóng thúc đẩy miền núi, vùng sâu, vùng xa đi lên để xoá dần khoảng cách chênh lệch giữa vùng này so với các vùng phát triển khác của đất nước. Nhưng do nhiều khó khăn chủ quan và khách quan, đặc biệt là do vấn đề kết cấu hạ tầng còn nhiều yếu kém, sự phát triển vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu mong muốn do đó văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX đã chỉ rõ: "Có chính sách hỗ trợ nhiều hơn cho vùng khó khăn để phát triển kết cấu hạ tầng".

Nhằm cụ thể hoá một bước việc thực hiện đường lối của Đảng, Thủ tướng chính phủ đã ra chỉ thị số 525/TTg để đề ra chủ chương biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế xã hội vùng khó khăn, về cơ sở hạ tầng, chỉ thị nêu rõ:

- Giao thông vận tải là lĩnh vực quan trọng nhất cần đặc biệt chú ý. - Giải quyết vấn đề nước cho sản xuất và đời sống.

- Tăng nguồn năng lượng đảm bảo nhu cầu ánh sáng. - Chú trọng mạng lưới thông tin liên lạc.

Trong chiến lược toàn diện về Tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại công văn số 2685/VPCR-QHQT, ngày 21/5/2002 có ghi: Đảm bảo công trình hạ tầng thiết yếu cho người nghèo, cộng đồng nghèo và xã nghèo. Trong đó nêu rõ cần tiếp cải tạo, nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới các công trình hạ tầng thiết yếu (thuỷ lợi nhỏ, trường học, trạm y tế xã, đường giao thông, điện chiếu sáng, nước sinh hoạt, chợ, các điểm bưu điện văn hoá xã hội họp...) đảm bảo đến năm 2010 cung cấp cho 100% xã nghèo có hệ thống CSHT thiết yếu quý báu để xây dựng và thực hiện chương trình cho giai đoạn sau

KẾT LUẬN

Những thành tựu mà CT 135 đem lại như đã phân tích ở trên đã làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, vùng sâu, vùng xa; cải thiện điều kiện sống cho đồng bào các dân tộc...

Mặc dù CT 135 đã đạt được những thành tựu rất to lớn song vẫn còn nhiều mục tiêu về hạ tầng của CT chưa đạt được như: tỷ lệ xã có chợ mới đạt 47,5% hay chỉ có 65,5% số xã có trạm phát thanh truyền hình... Như vậy bên cạnh những ưu điểm thì CT 135 vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định cần được tiếp tục nghiên cứu và giải quyết thoả đáng.

Một phần của tài liệu Kết quả thu được từ việc thực hiện chương trình 135 giai đoạn 1998-2005 (Trang 25 - 29)