Thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi liên quan tới mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội và lợi ích của mỗi thành viên xã hội. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) ngay từ năm 1935 đã có công ước số 47 về tuần làm việc 40 giờ,
Điều 1 của công ước này quy định thời gian làm việc 40giờ/tuần. Cơ sở áp dụng nguyên tắc này là:
- Thứ nhất, nạn thất nghiệp trở thành phổ biến và kéo dài đến mức có hàng triệu người trên thế giới lâm vào cảnh cùng khổ, thiếu thốn mà bản thân họ không có lỗi và họ có quyền được giúp đỡ.
- Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng của nền công nghiệp hiện đại (khiến cho của cải làm ra nhanh, nhiều trong khi sức lao động chỉ phải sử dụng ít đi) và những người lao động trong chừng mực có thể có quyền hưởng thụ những thành quả đó.
Công ước cũng nêu rõ phải có sự nỗ lực không ngừng nhằm giảm giờ làm việc trong mọi loại công việc càng sớm càng tốt. Từ đó đến nay, ngàycàng có nhiều nước trên thế giới thực hiện giảm giờ làm việc hàng tuần. Hầu hết các nước phát triển và nhiều nước trong khu vực Châu á đã thực hiện giờ làm việc hàng tuần từ 35giờ -40 giờ. Các nước này chỉ quy định giảm giờ làm việc trong tuần thường xem xét đến mức tăng GDP tính theo đầu người và tăng năng suất lao động. Việc phát triển của kỹ thuật công nghệ cao trong sản xuất đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao, sự tập trung cao hơn để thao tác trong lao động được tuyệt đối chính xác. Do vậy, sự mệt mỏi trong quá trình lao động sớm hơn và đòi hỏi phải giảm giờ làm việc để có điều kiện phục hồi sức khoẻ và duy trì khả năng làm việc. Theo số liệu điều tra của Bộ y tế năm 1995 và 1996 nước ta có đến 70% số người lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp có sức khoẻ loại 2 và 3, loại 1 chỉ có khoảng 10%. Điều này cho thấy thể lực của người lao động không mấy khả quan. Theo số liệu điều tra cơ bản về bảo hộ lao động của Bộ lao động thương binh và xã hội, đến nay đã có hàng vạn người mắc bệnh nghề nghiệp, gần 50% tổng số doanh nghiệp trong cả nước có điều kiện lao động, môi trường lao động xấu, số người lao động bị tai nạn và mất sức lao động giảm từ 81% trở lên. Giảm giờ làm việc trong tuần có ý nghĩa quan trọng trong hiện tại và tương lai đối với việc nâng cao thể lực, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam.
Ở một khía cạnh khác, khi nền kinh tế xã hội được công nghiệp hoá, hiện đại hoá nâng cao, trong khi dân số tiếp tục tăng lên thì việc giảm giờ làm việc là một giải pháp cần thiết để giaỉ quyết việc làm theo phương châm mọi người cùng tham gia làm việc thì tốt hơn là chỉ tập trung cho một số người. Đây cũng chính là một giải pháp xã hội tạo thệm chỗ làm việc, giảm bớt thất nghiệp, giúp các công dân khác cùng tham gia vào lao động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tạo cơ hội để mọi người cùng hoà nhập vào cộng đồng và giảm bớt sự chênh lệch thu nhập trong xã hội. Như ở Trung Quốc năm 1994 thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần từ 48 giờ xuống 44 giờ đã góp phần làm cho sản phẩm xã hội tăng thêm 30%, tạo thêm 1 triệu chỗ làm việc mới và giữ được tỷ lệ thất nghiệp ở dưới mức 2,9%. Với kết quả đó Trung Quốc đã quyết định giảm giờ làm việc trong tuần từ 44 giờ xuống 40 giờ từ ngày 1/5/1995.
Ở nước ta, ngay từ khi mới thành lập, Đảng và Nhà nước ta đã quan tâm đến chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động. Tại sắc lệnh số 29/SL ngày12 tháng 3 năm 1947 đã quy định “thời gian làm việc của công nhân không phân biệt nam nữ, bất kỳ tuổi nào cũng không quá 48 giờ/tuần với công việc bình thường, những công việc dưới hầm mở hoặc trong điều kiện độc hại, nặng nhọc không quá 45 giờ. Chính phủ đã quy định cho người lao động làm việc theo chế độ 8giờ làm việc/ngày hoặc 48 giờ làm việc/ tuần. Các chế độ đó được duy trì và thực hiện cho đến nay và đã được quy đinh lại trong Bộ luật lao động ngày23 tháng 6 năm 1994.
Sau hơn 10 năm đổi mới, kinh tế nước ta tăng trưởng liên tục năng suất lao động tuy thấp hơn so với tốc độ tăng GDP và thu nhập bình quân đầu người còn thấp nhưng cũng đã tăng đáng kể so với trước, đời sống vật chất, tinh thần của đông đảo người lao động đã được cải thiện rõ rệt, một bộ phận người lao động nói riêng cũng như nền kinh tế nói chung đã bắt đầu có tích luỹ. Nhưng tình trạng thất nghiệp ở nước ta hiện nay có thể nói là khá nghiêm trọng theo thống kê, thất nghiệp khu vực thành thị là 7%. Đây mới chỉ là con số thất nghiệp thực sự. Chúng ta còn một lực lượng lao động lớn ở tình trạng bán thất nghiệp,
không chỉ ở khu vực thành thị mà còn ở khu vực nông thôn, ngoài thời gian sản xuất chính còn có khoảng thời gian nông nhàn, chiếm khoảng 2/3 quỹ thời gian làm việc. Bởi vậy xét về khía cạnh năng suất lao động xã hội việc giảm thời giờ làm việc trong tuần ở nước ta, mang tính chất tất yếu khách quan, đó chính là việc giảm thất nghiệp và tăng năng suất lao động xã hội.
Thực tế đã có hơn 1000 cơ quan, tổ chức nước ngoài ở Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam làm việc 5 ngày hoặc 5,5 ngày một tuần; có hơn 100 doanh nghiệp bao gồm doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài các doanh nghiệp nhà nước, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng thực hiện tuần làm việc 5ngày hoặc 5,5 ngày. Bô lao động - thương binh và xã hội đã tổ chức điều tra, nghiên cứu và kết quả thấy rằng 89% doanh nghiệp nhà nước, 87,55%doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và 76% doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, hợp tác xã được điều tra ủng hộ việc thực hiện giảm giờ làm việc trong tuần và thực hiện.
Qua thực tế và kinh nghiệm của các nước và những đơn vị đã thực hiện giảm giờ làm việc ở nước ta cho thấy khi thực hiện giảm giờ làm việc đem lại những lợi ích sau:
- Người lao động có khả năng phục hồi sức khoẻ nhanh, có điều kiện làm thêm kinh tế phụ gia đình, tăng thời gian học tập và tham gia các hoạt động văn hoá , xã hội, du lịch thăm viếng, có thời gian chăm sóc gia đình.
- Tạo điều kiện bố trí thêm chỗ làm việc, giảm bớt thất nghiệp mà không đòi hỏi phải đầu tư thêm kinh phí. Nhiều tập đoàn, công ty lớn của các hãng hàng không Pháp, công ty đa quốc gia tại Bỉ và một số nước khác cũng lấy biện pháp giảm thời gian làm việc trong ngày, trong tuần để đưa ra giải pháp nhằm tránh không sa thải người lao động. Kinh nghiệm này cho thấy Việt Nam cũng không là trường hợp ngoại lệ. Theo tính toán khi giảm một ngày làm việc trong tuần thì doanh nghiệp cần thêm 8 -12% lao động so với số lao động hiện có, nó sẽ đem lại lợi ích kinh tế và có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
- Tăng thêm chỗ làm việc thông qua mở rộng cơ sở vui chơi, giải trí, làm tăng nhu cầu tiêu dùng, kích thích sản xuất phát triển. ở nước ta những năm qua, sự phát triển các lễ hội truyền thống các sự kiện thể thao âm nhạc nói chung và sự phát triển hoạt động khu vực văn hoá, du lịch không dừng lại ở việc phát triển đời sống văn hoá, tinh thần mà còn thu hút nhiều lao động, đóng góp cho GDP rất lớn.
- Giảm ách tắc giao thông ở các thành phố, khu công nghiệp
- Giảm một phần chi phí hành chính như: điện thoại, nước điện dùng trong công sở... chi phí đi lại của các công chức, viên chức.
- Hàng năm người lao động có thêm 52 ngày nghỉ, một bộ phận người lao động sẽ dùng thời gian này vào các hoạt động sản xuất và cũng là gián tiếp tăng tiền lương cho người lao động mà không làm tăng quỹ tiền lương. Theo các số liệu về tiền lương và thu nhập, 1/2 số lao động trong các doanh nghiệp và đặc biệt là khu vực hành chính sự nghiệp. Nhà nước chỉ có mức tiền lương thu nhập ở mức trung bình xã hội trở xuống, cá biệt còn một bộ phận còn ở mức xoay quanh mức lương tối thiểu. Như vậy việc giảm thời gian làm việc trong tuần có ý nghĩa quan trọng đối với bộ phận lao động này.
Ngay khi có chủ trương thực hiện chế độ tuần làm việc 40 giờ các báo đều đã đăng tin và bài bình luận về khả năng thực hiện việc giảm giờ làm việc trong tuần ở nước ta với nhiều ý kiến khác nhau song đa số dư luận đồng tình, ủng hộ cho đây là chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, nhiều người vui mừng khi thấy nước ta cũng tiến tới hoà cùng nhịp sống, làm việc như các nước trong khu vực.
Người lao động khẳng định đây là cơ hội rèn tác phong làm việc đúng, không lãng phí thời gian lao động.
Kết quả việc thực hiện giảm giờ làm việc:
Ngay sau khi có quyết định của Thủ tướng chính phủ, các Bộ ngành và uỷ ban nhân dân các tỉnh thành phố đã tích cực triển khai thực hiện: đến nay, tất cả các cơ quan hành chính sự nghiệp, tổ chức chính trị đã thực hiện tuần làm việc
40 giờ. Riêng ngành giáo dục và y tế do có tính đặc thù nên đã tổ chức thực hiện từng bước. Theo báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương tính đến cuối tháng 12 đã có hơn 97% số người lao động trong các cơ quan hành chính đã thực hiện tuần làm việc 40 giờ. Qua thực hiện đã thấy việc tiết kiệm chi hành chính khá rõ ràng.