Những cảnh báo và giải pháp an toàn

Một phần của tài liệu Nêu, phân tích và đưa ra giải pháp ngăn chặn về 05 xu hướng bảo mật Internet của năm 2011 mà Symantec cảnh báo (Trang 31 - 34)

Trước tình hình các cuộc tấn công mạng diễn ra với tần suất ngày càng cao và mức độ nguy hiểm ngày càng tăng, các tổ chức và các quốc gia liên tục tăng cường phòng bị hệ thống đồng thời xây dựng các lực lượng chuyên trách nhằm đối phó với nguy cơ ảo mà hậu quả khôn lường này. Bộ Quốc phòng Anh cho biết họ đang phát triển vũ khí ảo để đối phó những cuộc tấn công mạng nhằm vào cơ sở hạ tầng quan trọng của quốc gia.

Mỹ cũng thành lập Bộ Tư lệnh Mạng từ tháng 9/2009. Lầu Năm Góc tuyên bố có thể sẽ dùng biện pháp quân sự để đáp trả những hành động gây hấn trên Internet. Việc

xây dựng các lực lượng "mạng binh" còn diễn ra ở nhiều nước khác như Trung Quốc, CHDCND Triều Tiên, Hàn Quốc, Israel, Iran, Nga …

Gần đây, Bộ Quốc phòng của Trung Quốc cũng đã thừa nhận sự tồn tại của một đội quân mạng với khoảng 30 chiến binh. Mục đích là bảo vệ đất nước trước những cuộc tấn công mạng và đáp trả trong trường hợp chiến tranh mạng xảy ra. Trụ sở của đội quân này ở Quảng Đông và có ngân sách lên tới hàng chục triệu nhân dân tệ. Trong khi đó vừa mới đây, ngày 29/6, một quan chức Hàn Quốc cho biết quân đội nước này sẽ thành lập một trường học về chiến tranh mạng nhằm góp phần đối phó với các cuộc tấn công mạng từ CHDCND Triều Tiên. Đội quân này sẽ bắt tay với Trường đại học Hàn Quốc để mở một trường học phòng vệ mạng vào năm 2012, tiếp nhận 30 sinh viên mỗi năm và mỗi một khóa học kéo dài 4 năm.

Cần thiết những khóa học chuẩn bị cho chiến tranh mạng

Các khóa học sẽ dạy cách phá giải được các mã độc, cách để chuẩn bị cho chiến tranh mạng và các công nghệ phòng vệ trước các cuộc tấn công. Quân đội sẽ trả chi phí học tập cho những sinh viên này và sau khi tốt nghiệp, họ sẽ trở thành những sĩ quan quân đội làm việc trong những đơn vị liên quan đến chiến tranh mạng trong vòng 7 năm sau đó. Không chỉ các quốc gia mà các tổ chức, liên minh cũng tích cực nâng cao năng lực đối phó và phòng bị chiến tranh mạng bằng cách thành lập các đội đặc nhiệm. Đơn cử như NATO với Cyber Red Team. Sau sự kiện vụ đánh cắp tín dụng khí thải CO2 trị giá 30 triệu euro, ngày 10/6, Liên minh châu Âu (EU) cũng tuyên bố thành lập một nhóm chuyên gia để chống hacker.

Việc tấn công DDOS hiện tại không có phương án phòng chống thật sự hiệu quả. Chỉ có thể hạn chế bằng cách:

- Tắt các dịch vụ khi không cần thiết.

- Có hệ thống nhân viên hệ thống an ninh mạng tài giỏi, đảm bảo được quá trình bảo vệ hệ thống.

Chuyên gia an ninh mạng cũng khuyến cáo, để chống lại các cuộc tấn công, nhất thiết cần áp dụng Hệ thống quản lý an ninh thông tin ISO 27001. Ngoài ra, để bảo vệ các hệ thống website, chống bị đánh cắp dữ liệu, việc áp dụng một giải pháp tổng thể phòng chống virus là điều tối quan trọng. “Về lâu dài, vấn đề cốt lõi cần giải quyết là các trường đại học phải đưa nội dung lập trình an toàn vào chương trình giảng dạy. Bên cạnh đó, Việt Nam cần có thêm nhiều các cơ sở đào tạo chuyên sâu về an ninh mạng.

KẾT LUẬN

Trong xã hội, cái thiện và cái ác luôn song song tồn tại như hai mặt không tách rời. Sự giằng co giữa cái thiện và cái ác luôn là vẫn đề bức xúc của xã hội, cần phải loại trừ các ác, thế nhưng cái ác lại luôn nảy sinh theo thời gian. Mạng máy tính cũng như vậy, có những người luôn bỏ tâm huyết để nghien cứu các bện pháp bảo vệ an ninh của tổ chức mình, thì cũng lại có những kẻ tìm mọi cách để phá hoại lớp bảo vệ đó với mọi ý đồ.

Tuy nhiên, không phải bất cứ khi nào muốn là những kẻ phá hoại đó đều có thể thực hiện được mục đích của mình. Chúng cần có thời gian, những sơ hở yếu kém của chính những hệ thống bảo vệ an ninh mạng. Và để thực hiện được điều đó, chúng cũng phải có trí tuệ cùng với chuỗi dài kinh nghiệm. Còn để xây dựng được các biện pháp bảo đảm anh ninh, đòi hỏi ở người xây dựng cũng không kém trí tuệ và kinh nghiệm thực tiễn. Như thế, cả hai mặt tích cực và tiêu cực ấy đều được thực hiện bởi bàn tay và khối óc con người, không có máy móc nào có thể thay thế được. Vì vậy, vấn đề an ninh toàn mạng Internet hoàn toàn mang tính con người.

Môi trường mạng Internet luôn luôn tiềm ẩn những mối đe dọa đối với thông tin của cá nhân, tổ chức. Nhưng không hoàn toàn có một biện pháp nào có thể đảm bảo cho bạn tuyệt đối an tòan trước những mối đe dọa tấn công của tin tặc. Việc tìm hiểu về các xu hướng bảo mật mạng Internet sẽ giúp các bạn có thể nhìn nhận tổng quát tình hình an ninh mạng, để từ đó chủ động trong bảo vệ bản thân mình trước những mối nguy hiểm xung quanh.

Một phần của tài liệu Nêu, phân tích và đưa ra giải pháp ngăn chặn về 05 xu hướng bảo mật Internet của năm 2011 mà Symantec cảnh báo (Trang 31 - 34)