Các Thành viên WTO quyết định khởi xướng việc rà soát các quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong Quyết định Bộ trưởng WTO năm 1994. Khi các cuộc đàm phán trong vòng đàm phán
Đôha hiện nay được khởi xướng vào tháng 11/2001, các Bộ trưởng đồng ý “đàm phán về những cải tiến và làm rõ DSU”. Tuy nhiên, các cuộc đàm phán này không phải là một phần của “Cam kết duy nhất”. Cam kết duy nhất yêu cầu mỗi thành viên WTO phải chấp nhận đồng thời toàn bộ các Thỏa thuận. Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Đôha đặt ra thời hạn cho các cuộc đàm phán DSU là trong tháng 5/2003. Chưa có một thỏa thuận nào đạt được trước thời hạn này. Tháng 8/2004, Đại hội đồng WTO mở rộng các cuộc đàm phán DSU mà không đặt ra thời hạn. Tương tự, năm 2005 Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Hồng Kông chỉ nêu rằng nhóm đàm phán nên “tục làm việc theo hướng nhanh chóng kết thúc”.Tuyên bố Hội nghị Bộ trưởng Đôha nêu vắn tắt rằng các cuộc đàm phán nên dựa trên những hoạt động đã thực hiện cũng như các đề xuất bổ sung của các Thành viên WTO. Đến nay đã có hơn 40 tờ trình được nộp lên bởi tổng trên 80 Thành viên WTO.Trong số các vấn đề khác, các vấn đề cốt lõi trong đàm phán gồm có:Quyền của các bên thứ ba;Thẩm quyền chuyển đổi bên xét xử; Trình tự;Hậu trả đũa;Thành phần ban hội thẩm;Tiết kiệm thời gian;Hướng dẫn bổ sung đối với cơ quan xét xử và Sự minh bạch.
Do quan hệ kinh tế - chính trị quốc tế ngày càng phát triển nên trong bản thân nó cũng ngày càng nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp hơn vì thế việc hoàn thiện cơ chế giải quyết tranh chấp chắc chắn sẽ phải trải qua nhiều khó khăn hơn.
ΙI.Những ưu điểm và nhược điểm của hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO 1.Ưu điểm
1.1 Bảo đảm các quyền và nghĩa vụ của các quốc gia thành viên theo Hiệp định WTO:
Hệ thống giải quyết tranh chấp WTO là một hệ thống chặt chẽ và quan trọng đối với việc giải quyết mâu thuẫn trong thương mại quốc tế và làm dịu đi những bất bình đẳng giữa các quốc gia mạnh và yếu. Thay vì việc bên mạnh có đủ khả năng quyết định kết quả của các mối quan hệ, mâu thuẫn như trước kia, với hệ thống giải quyết tranh chấp WTO, các tranh chấp đã được giải quyết trên cơ sở các quy định pháp luật quốc tế. Nhờ cơ chế giải quyết tranh chấp này, các thành viên WTO có thể đảm bảo rằng, các quyền của mình theo Hiệp định WTO được thực hiện. Khi một thành viên có sự không tuân thủ theo Hiệp định WTO, hệ thống giải quyết tranh chấp sẽ đưa ra cách giải quyết bằng một quyết định độc lập buộc phải thi hành ngay và nếu thành viên thua kiện không chịu thi hành thì sẽ có thể bị trừng phạt thương mại.
1.2 Giải quyết tranh chấp nhanh chóng:
tiến hành cũng như thời gian tương ứng. Có thể nói, hệ thống giải quyết tranh chấp của WTO hoạt động tương đối nhanh và hơn rất nhiều so với hệ thống giải quyết tranh chấp trong nước hoặc các hệ thống tài phán quốc tế khác.
1.3 Làm rõ các quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia thành viên WTO:
Các quyền và nghĩa vụ của quốc gia thành viên được quy định trong Hiệp định WTO thường mang tính bao trùm và có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nguyên nhân chính là do các hiệp định quốc tế này thường là kết quả của các vòng đàm phán đa phương. Hệ thống giải quyết tranh chấp có mục tiêu làm rõ các quy định của Hiệp định WTO phù hợp với những quy tắc về tập quán trong giải thích công pháp quốc tế ở mỗi tranh chấp cụ thể nhằm làm rõ các quyền và nghĩa vụ áp dụng cho các bên tranh chấp.
1.4 Đảm bảo sự an toàn và dự báo trước cho hệ thống thương mại đa phương:
Mục tiêu của hệ thống giải quyết tranh chấp là bảo đảm có một hệ thống hoạt động trên cơ sở quy định pháp luật, tin cậy, hiệu quả và nhanh chóng để giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc áp dụng các điều khoản của Hiệp định WTO, thông qua đó làm hệ thống thương mại trở nên an toàn hơn và có khả năng dự đoán trước.
1.5 Những ưu điểm khác:
Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO đang được các nước đang phát triển sử dụng như một công cụ có hiệu quả để giải quyết tranh chấp thương mại với các nước phát triển. Xét về toàn cục thì Cơ chế này là một bước phát triển tiến bộ theo hướng công bằng hơn trong quan hệ thương mại quốc tế. Các nước đang phát triển đã trở thành nhóm các nước sử dụng nhiều nhất cơ chế giải quyết tranh chấp mới của WTO. Tính đến ngày 31-12-1998, các nước đang phát triển dẫn đầu số lượng các vụ kiện (37%) nhiều hơn Mỹ (34%) và EU (21%) và 80% trong số đó kết thúc thắng lợi.
Những cải cách tổng thể đối với hệ thống giải quyết tranh chấp của GATT theo hướng chuyên nghiệp và loại bỏ chủ nghĩa đơn phương có thể được coi là một trong số những tiến bộ đáng kể của hệ thống, đặc biệt có lợi cho các nước đang phát triển. Từ nay, các nước đang phát triển, vốn là đối tượng đối xử bất công và nạn nhân của thứ « luật pháp của kẻ mạnh » trong thời kỳ của GATT, đã có thể tin tưởng vào một hệ thống giải quyết tranh chấp mang tính tập thể. Thực vậy, từ năm 1995, người ta đã ghi nhận rất nhiều vụ việc trong đó các nước đang phát triển là những bên thắng kiện.
Ngoài ra, việc WTO cho phép sự tham gia của bên thứ ba vào diễn biến vụ kiện cũng được các nước đang phát triển hoan nghênh. Theo quy định mới, những nước nhận thấy mình có những lợi ích liên quan tới vấn đề tranh chấp giữa hai nước bất kỳ có thể yêu cầu tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba. Bên thứ ba được phép tiếp cận nội dung vụ tranh chấp, đồng thời có thể đưa ra các quan điểm và lập luận của mình liên quan tới tranh chấp đó. Đối với các nước đang phát triển, đây chính là những cơ hội tốt để họ làm quen với thủ tục giải quyết tranh chấp của WTO và bày tỏ những quan điểm của mình về những vấn đề pháp lý gắn với lợi ích của họ.
Hơn nữa, các nước đang phát triển cũng được hưởng những ưu đãi nhất định trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Chẳng hạn, trong một tranh chấp giữa một nước đang phát triển và một nước phát triển, nếu nước đang phát triển yêu cầu, Ban hội thẩm sẽ phải có ít nhất một chuyên gia đến từ một nước đang phát triển . Đồng thời, Ban hội thẩm, trong quá trình xét xử, sẽ phải lưu tâm tới sự đối xử ưu đãi mà các nước đang phát triển được hưởng trong các hiệp định của WTO . Trong quá trình giám sát thực thi các quyết định của mình, Cơ quan giải quyết tranh chấp cũng phải xem xét tới những ảnh hưởng xấu có thể xảy ra đối với nền kinh tế của các nước đang phát triển. Điều quan trọng hơn cả là điều 27 Bản ghi nhớ quy định rằng Ban thư ký có thể giúp tư vấn về mặt pháp lý và cung cấp các chuyên gia pháp lý có năng lực từ các cơ quan hợp tác kỹ thuật của WTO cho các nước đang phát triển theo yêu cầu của họ.