0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CÁC BỂ HIẾU KHÍ BẰNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH DINH DƯỠNG THÍCH HỢP CHO VI KHUẨN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG (Trang 62 -64 )

Nước thải sau khi đã quả xử lý hóa lý (keo tụ tạo bông) điều chỉnh pH, nhiệt độ vẫn có những thông số vượt xa so với các chỉ tiêu cho phép. Do đó nước thải cần phải tiếp tục được xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí.

Trong phương pháp này, nước thải sau khi đã qua tiền xử lý đã đạt được một số tiêu chuẩn đề ra cho nước thải đầu vào của hệ thống xử lý sinh học hiếu khí như: pH ≈ 6,9 ÷ 7,2, nhiệt độ T ≈ 35 ÷ 370

C, MLSS ≈ 2,5 ÷ 3,5 g/l, SVI ≤ 100 ml/g (khoảng sai số 25 ÷ 150 ml/g).

Vi sinh vật hiếu khí bùn hiếu khí sử dụng trong nghiên cứu này được lấy tại bộ phận xử lý nước thải – Hệ thống xử lý nước thải – Công ty Giấy Bãi Bằng (Thị trấn Phong Châu – Huyện Phù Ninh – Tỉnh Phú Thọ). Vi sinh được lấy tại thời điểm hệ thống xử lý đang được vận hành bình thường nên có thể sử dụng luôn vào mục đích nghiên cứu.

Những nghiên cứu xử lý nước thải giấy bằng phương pháp sinh học hiếu khí được tiến hành trên thiết bị Aeroten reactor. Sơ đồ cấu tạo của thiết bị được trình bày như trên hình 2.1.

64 Sục khí Bổ sung phân vi lượng Bổ sung dinh dưỡng N, P

Nước thải qua tiền xử lý

3

4

Hình 2.1: Sơ đồ thiểt bị thí nghiệm xử lý hiếu khí

Về nguyên tắc thao tác và cách lấy mẫu của mô hình thí nghiệm và mô hình pilot là giống nhau.

- Với mô hình thí nghiệm: Dung tích bể mỗi bể là 50 lít, sục khí vào mỗi bể với

lưu lượng 6 lít/phút. Mỗi bể chứa 6 lít sinh khối và 14 lít nước thải sau xử lý sơ cấp. Mẫu lấy về được mang đi xác định các chỉ số nhiệt độ, pH, COD, SVI, NH4+, PO43-, sau đó cho vào mỗi bể 14 lít nước thải và bổ sung dinh dưỡng: bể thứ nhất bổ sung dinh dưỡng như hệ thống xử lý nước thải của nhà máy, còn bể thứ 2 bổ sung phân vi lượng. Sau đó sục khí 30 phút rồi lấy mẫu mang đi xác định các chỉ tiêu. Sau xử lý 18 giờ lấy mẫu để đo lại các chỉ tiêu, sau đó rút sục khí để bể lắng trong 1 giờ sau đó hút bỏ phần nước trong và tiếp theo bổ sung nước thải mới để làm thí nghiệm mới.

- Với mô hình pilot: dung tích mỗi bể là 1 m3, sục khí vào mỗi bể với lưu lượng 30 lít/phút. Mỗi bể chứa 300 lít sinh khối và 700 lít nước thải sau xử lý sơ cấp. Mọi thao tác chuẩn bi mẫu, bổ sung dinh dưỡng và đo mẫu tương tự như phòng thí nghiệm.

3: Bể thí nghiệm bổ sung N & P giống HTXLNH của Công ty Giấy Bãi Bằng

65

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU NÂNG CAO HIỆU QUẢ XỬ LÝ CỦA CÁC BỂ HIẾU KHÍ BẰNG CÁCH ĐIỀU CHỈNH DINH DƯỠNG THÍCH HỢP CHO VI KHUẨN ĐỐI VỚI HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI CỦA NHÀ MÁY GIẤY BÃI BẰNG (Trang 62 -64 )

×