CHƯƠNG 6: KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình tiêm chủng mở rộng ở trẻ em dưới 2 tuổi tại phường thuận hòa, thành phố huế năm 2014 (Trang 27 - 28)

• Phối hợp với ban ngành Y tế và xã hội tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và các kênh thông tin khác để người dân hiểu rõ về tác dụng, lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải khi tiêm chủng.

• Cách theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ sau tiêm chủng để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng, đưa trẻ đến cơ sở y tế kịp thời. Từ đó, góp phần tăng tỷ lệ trẻ được tiêm chủng đầy đủ và đảm bảo an toàn tiêm chủng cho trẻ theo quy định.

• Lên kế hoạch tiêm chủng một cách chi tiết tại trạm y tế đảm bảo kế hoạch được thông báo tới từng hộ gia đình có trẻ đã được cán bộ y tế hoặc cộng tác viên đã thống kê, đảm bảo số trẻ được tham gia tiêm chủng đúng thời gian.

• Tiến hành thường xuyên các hoạt động kiểm tra số lượng trẻ được tiêm chủng trên khắp địa bàn phường , thống kê những trẻ chưa được tiêm để bổ sung kịp thời.

• Cập nhật bổ sung vacxin mới được bộ y tế đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng , để kịp thời áp dụng trên địa bàn.

• Trạm y tế và các cán bộ chuyên trách phải thường xuyên kiểm tra chất lượng của vaccine, công tác bảo quản nhằm đảm bảo vaccine có chất lượng tốt nhất an toàn nhất khi tiêm cho trẻ. Để tránh xay ra những hậu quả đáng tiếc do vaccine hết hạn hay không được bảo quản đúng cách.

• Cần có những buổi tập huấn cho bà mẹ hoặc người trông trẻ trong gia đình những kiến thức cơ bản về tiêm chủng mở rộng đặc biệt là về những phản ứng phụ khi tiêm cho trẻ để người dân biết và theo dõi xử trí kịp thời.

• Về hoạt động tiêm chủng đội ngũ nhân viên y tế tham gia tiêm chủng cần được đào tạo bài bản , có kinh nghiệm trong các vấn đề tiêm chủng và sơ cấp cứu .

Một phần của tài liệu tìm hiểu tình hình tiêm chủng mở rộng ở trẻ em dưới 2 tuổi tại phường thuận hòa, thành phố huế năm 2014 (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w