Bắn một mũi tên mà trúng hai con chim, bày một kế mà được nhiều cái lợi “một mũi tên trúng hai đích”, Bất kể nhà quân sự, chính trị hay nhà doanh nghiệp, trong chiến đấu, trong chấp chính, hay trong kinh doanh, không ai không theo đuổi cái mưu lạ “một tên hai đích, một mưu nhiều lợi” qua đó ta có thể thấy những điều sau:
Phải nhìn xa hiểu rộng: Muốn “một tên hai đích, nhất cử lưỡng tiện” mà tầm nhìn nông cạn, thiếu hiểu biết thì không thể được, do đó chỉ có người biết nhìn xa trông rộng, có tư tưởng sâu sắc mới có thể nghĩ ra được mưu này,
Phải mưu hoạch thật chu đáo: Tức là phải vận dụng lý lẽ về mối quan hệ phổ biến của sự vật, nắm bắt một khâu nào đó rồi hành động. khi sắp đặt mưu kế cần phải cân nhắc kỹ đến những giả thuyết có liên quan, sắp đặt thật tỉ mỉ thì mới có thể thu được kết quả tốt,
Phải giỏi dang trong việc tận dụng thời cơ: việc chọn thời cơ rất quan trọng, chẳng hạn như cùng một diệu kế mà lúc này có thể đạt
được”một tên hai đích” nhưng lúc khác lại không. Vì các mối quan hệ của sự vật không phải chỉ quyết định ở không gian mà còn được quyết định ở thời gian
• Nhân từ với binh lính – ân đức cho mọi người
• Vinh nhục cùng chung – một lòng một chí
• Chọn người nhiệm thế - dùng người không nghi ngờ
• Phải trái rõ ràng – phò chính chống tà
• Phạt không kéo dài – thưởng đừng chậm trễ
• Phải lấy nghĩa mà chiến đấu – lấy niềm tin thu phục mọi người
• Binh lính yên ổn ngăn được loạn- mọi người yên tâm sẽ xóa được ngoài nghi
• Quân biết ý tướng – lấy một đánh mười
• Nghĩ đến mơ cho khỏi khát – lấy lý tưởng để cổ vũ tinh thần
• Kích tướng cho thêm anh dũng – dẫn mọi người mạnh tiến
• Quân lấy tĩnh để thắng – nghiệp lấy yên để lời
• Hiểu rõ điều hại biết rõ điều lợi
• Tầm nhìn xa rộng, lòng nghĩ tới toàn cục
• Lấy hoạn nạn làm lợi, lấy yếu thắng khỏe
• Lấy trí thắng trí – dùng mưu chống mưu
• Dùng mưu chiến thắng – lấy trí sinh tài
• Kế lạ thắng binh – mưu lạ thắng tài • Giỏi bày mưu lạ - Tìm lối đi riêng
• Từ không làm ra có – Tác động vào vốn để phát tài
• Học cái giỏi của địch – Rút lấy cái hay của người khác • Mong sống nơi đất chết – Tìm lối thoát chỗ tuyệt vọng • Chuyên tâm mưu chiến – Giảm gốc cầu lời
• Theo tình hình mà kiếm cách – Lường kẻ địch mà dùng binh
• Thừa khe đánh vết – Xóa vết cho ngọc lành • Lấy ít thắng nhiều – Lấy yếu thắng mạnh
• Thắng không phải chỉ có một phép – Lãi không phải chỉ có một đường
• Thắng không phải chỉ có một phép – Lãi không phải chỉ có một đường • Cờ cao một nước – Mưa thắng một bước
• Kéo dài thời gian để thắng – Mượn thời gian để kiếm tiền
• Mượn thời cơ giành thắng lợi. Mượn chiều gió để chạy thuyền
• Chờ thời cơ mà hành động – Được thời ắt thành
• Không được thì không dùng binh – Không lợi thì không động đến lính
• Kỳ sư đáng tin cậy – Kỳ hoá nên nắm lấy
• Mạnh thì tránh đi – Vu hồi thì thắng
• Muốn bắt phải thả - Muốn lấy phải cho trước
• Đánh vào lòng hơn cả, thắng bằng trí mới giỏi
• Thừa lúc địch rối loạn – đánh vào mà lấy
• Kỳ chính cùng tồn tại – Khéo biến đổi để giành thắng lợi
• Cùng chung trời đất, ai cũng được hưởng
• Đất giao nhau vô cùng rộng- Thị Trường không có bá chủ
• Quan sát trước khi dùng mưu- Quyết định trước để đạt ý đồ
• Cân nhắc lợi hại- Lo toan cả lỗ lãi
• Tinh ở tính toán – Suy nghĩ cẩn thận trong kinh doanh
• Lường thời lựa thế- Nắm vững thời cơ
• Chiến thắng không lặp lợi- Tùy thế đổi khác đi
• Đánh vào ngoại giao để thắng – Kết giao để thêm lợi
• Tránh chỗ thực đánh chỗ hư, bỏ chỗ khó chọn chỗ dễ
• Biết khó mà lui- Không thiệt mà còn lời
• Lấy kẻ nghỉ ngơi đánh người mệt mỏi- Lấy lãi bù lỗ
• Chuẩn bị cho thất bại , giành lại được thắng lợi
• Lường thế đối địch – Lượng vốn mà đầu tư
• Tùy đất mà yểm quân – Lựa thế mà giành lợi
• Cất quân khỏi địa hình – Buôn bán hỏi chợ búa
• Lúc yên nghĩ đến lúc nguy – Khi lời lo đến khi lỗ
• Thành có cái không đánh – Tiền có món không tham