a. Lựa chọn sản phẩm và đối tác nhập khẩu.
Công ty phải tiến hành nghiên cứu nhu cầu của các đơn vị trong nước xem họ cần loại vật tư nguyên liệu, thiết bị nào, thông số kỹ thuật ra sao, chủng loại quy cách như thế nào,... sau đó Doãn Gia sẽ tiến hành giao dịch nhập khẩu với đối tác nước ngoài rồi cung cấp lại cho các doanh nghiệp , bệnh viện , trung tâm y tế , phòng khám tư nhân....có nhu cầu.
Bên cạnh đó cần nắm rõ các thông tin về tình hình cạnh tranh trên thị trường thiết bị y tế, doanh nghiệp nào đã nhập, đang nhập và sẽ nhập thiết bị đó. Phải hiểu rõ chính sách của Nhà nước có liên quan đến nhập khẩu vật tư thiết bị y tế, về hệ thống tài chính tiền tệ và đặc biệt là biểu thuế về các chi tiết chính của thiết bị y tế toàn bộ. Vì đây là thiết bị toàn bộ nên Công ty cần nghiên cứu về tình hình tiêu thụ hàng hoá do thiết bị đó tạo ra mà từ trước đến nay, Doãn Gia thường ít quan tâm đến vấn đề này. Cần xác định rõ liệu hàng hoá kinh doanh của công ty khi bán ra có khả năng tiêu thụ như thế nào trên thị trường. Dù rằng vấn đề này đã được nêu rõ trong luận chứng kinh tế kỹ thuật của chủ đầu tư nhưng Doãn Gia cũng cần xem xét kỹ lưỡng. Nếu
thấy việc nhập khẩu là không hợp lý do sản phẩm tạo ra không tiêu thụ và đảm bảo sức khoẻ được thì Công ty sẽ không nhập.
Đối với những đối tác nhập khẩu nước ngoài Doãn Gia cần phát huy hơn nữa những hiểu biết của mình về các vấn đề sau:
- Nắm vững chính sách thương mại quốc tế cũng như các chính sách bảo hộ mậu dịch của mỗi quốc gia, cần có một thông tin dự đoán các biến động về kinh tế, chính trị của mỗi nước khác nhau để tránh các trường hợp bất khả kháng khi thực hiện hợp đồng thương mại.
- Không chỉ nắm tình hình về một quốc gia mà Doãn Gia cần biết rõ những thông lệ quốc tế, những tập quán thương mại quốc tế hay những công ước quốc tế để vận dụng chúng một cách có hiệu quả trong hoạt động nhập khẩu kinh doanh.
- Ngoài ra việc nắm chắc chính sách nhập khẩu về máy móc, thiết bị sản xuất các trang thiết bị y tế của Nhà nước, tình hình giá cả của nguyên liệu, thiết bị hay điểm mạnh, điểm yếu của thiết bị do từng nước sản xuất cũng là điều rất quan trọng. Dù hiện nay có rất nhiều hãng y tế nước ngoài đặt văn phòng đại diện tại Việt Nam nhưng Công ty nên thành lập hai hệ thống các đại diện tại nước ngoài để nghiên cứu, nắm bắt tình hình cho chính xác. Tuy nhiên, không thể khôi phục y nguyên hệ thống đại diện như trước kia mà nên tổ chức đại diện theo các khu vực cụ thể để kịp thời nắm bắt thông tin, Công ty cử đại diện tại khu vực Tây Âu, Bắc Âu, Đông Âu, Trung Quốc, tại khu vực ASEAN,...
Thị trường có một vai trò hết sức quan trọng đối với sự tồn tại của một doanh nghiệp bởi thị trường là tổng thể các mối quan hệ về lưu thông hàng hoá và tiền tệ. Qua thị trường doanh nghiệp sẽ biết được lượng cung, cầu từ đó có kế hoạch sản xuất kinh doanh thích hợp. Nhiều doanh nghiệp nhờ năng động, nắm bắt sự nhanh nhạy với thị trường mà việc kinh doanh thành đạt, song cũng không ít doanh nghiệp vì khả năng hiểu biết thị trường hạn chế mà dẫn đến phá sản. Do vậy, để hoạt động kinh doanh có hiệu quả các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhập khẩu nói riêng phải nắm
vững các yếu tố về thị trường, hiểu biết quy luật vận động của thị trường, từ đó phản ứng kịp thời trước những thay đổi của thị trường. Nghiên cứu thị trường của một doanh nghiệp nhập khẩu gồm :
+ Nghiên cứu mặt hàng cần nhập khẩu
+ Nghiên cứu thị trường và các nhân tố ảnh hưởng
+ Nghiên cứu quan hệ cung cầu hàng hoá, sự biến động của chúng. + Nghiên cứu giá hàng hoá nhập khẩu.
+ Xác định mức giá thấp nhập khẩu đối với thị ttrờng có quan hệ giao dịch.
Trên cơ sở phân tích đúng đắn ảnh hưởng của nhân tố tới giá cả doanh nghiệp sẽ nắm được xu hướng biến động của chúng, từ đó xác định mức giá cho mặt hàng mà ta có kế hoạch nhập khẩu đối với thị trường ta sẽ giao dịch.
Nếu mặt hàng này thuộc về đối tượng giao dịch phổ biến hoặc có trung tâm giao dịch trên thế giới thì phải tham khảo giá thị trường thế giới về mặt hàng cần kinh doanh. Chú ý khi định giá cần tính đến yếu tố cước phí vận tải, cũng có thể dựa vào chào hàng của hãng, dựa vào giá nhập khẩu của thời kỳ trước, vào giá của lô hàng trước, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật để tăng hay giảm giá thành nhập khẩu khi giao dịch.
Những thông tin về thị trường mà Công ty thu được cần phải cập nhập chính xác, kịp thời. Sau khi thu thập Công ty nên tiến hành lựa chọn phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng những thông tin này để làm cơ sở ra các quyết định chính xác. Song song với việc mở rộng thị trường Công ty cần xác định những thị trường trọng điểm của mình để tập trung hoạt động có hiệu quả hơn. Trước đây thị trường trọng điểm của Công ty là các đơn vị y tế trong nước và phục vụ các chương trình quốc gia mà Bộ Y Tế giao phó. Giờ đây khi Việt Nam đã gia nhập WTO công ty nên mở rộng phạm vi kinh doanh trên nhiều vùng lãnh thổ khác nhau.
KẾT LUẬN
Trong những năm qua ngành y tế của Việt Nam đã đạt những thành tựu rất to lớn trong việc nâng cao chất lưọng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. Những kết quả này ngoài sự cống hiến, nỗ lực của tất cả cán bộ nghành y tế còn có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh về trang thiết bị y tế nói chung và Công ty TNHH TM & Dịch vụ Kỹ thuật thiết bị y tế Doãn Gia nói riêng.
Khi kinh tế toàn cầu khủng hoảng , dù gặp nhiều khó khăn nhưng Doãn Gia vẫn không ngừng vươn lên, đổi mới trong hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển.
Việc đưa ra một số giải pháp đổi mới hoạt động kinh doanh nhập khẩu thiết bị y tế trên đây chỉ là đóng góp nhỏ của cá nhân em để Doãn Gia tiếp tục đạt được những thành tựu to lớn hơn trong tương lai.
Do thời gian thực tập tại Công ty TNHH TM & Dịch vụ Kỹ thuật thiết bị y tế Doãn Gia không nhiều nên chuyên đề của em không tránh khỏi hạn chế, thiếu xót. Rất mong được sự chỉ đạo hướng dẫn của cô giáo và các anh,chị cán bộ công nhân viên trong phòng kinh doanh Công ty để bài viết sau được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn cô giáo Trần Hải Ly cùng toàn thể các anh,chị cán bộ nhân viên trong Công ty TNHH TM & Dịch vụ Kỹ thuật thiết bị y tế Doãn Gia đã giúp đỡ em trong quá trình thực tập và làm bài báo cáo này được tốt nhất.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Minh Đạo: Giáo trình Marketing căn bản – NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân.
2. GS.TS Đặng Đình Đào – GS.TS Hoàng Đức Thân: Giáo trình kinh tế thương mại – NXB Thống kê, 2003.
3. GS.TS Nguyễn Thành Độ - PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình quản trị kinh doanh – NXB ĐH Kinh tế Quốc Dân.
4. PGS.TS. Hoàng Minh Đường – PGS.TS. Nguyễn Thừa Lộc: Giáo trình quản trị kinh doanh thương mại – NXB Lao động xã hội, 2006.
5. PGS.TS Phạm Thị Gái: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh - NXB Thống kê, 2004.
6. PGS.TS Lưu Thị Hương – PGS.TS Vũ Duy Hào: Giáo trình tài chính doanh nghiệp – NXB Lao động xã hội, 2004.
7. PGS.TS Nguyễn Ngọc Huyền: Giáo trình Chiến lược kinh doanh trong nền kinh tế toàn cầu – NXB ĐH Kinh tế Quốc dân.
8. Bộ tập quán Quốc tế về L/C – NXB Thông tin và Truyền thông Hà Nôi – 2010
9. Luật Thương mại – NXB Chính trị Quốc Gia Hà Nội – 2010 10. PGS.Nhà giáo ưu tú Vũ Hữu Tửu: Giáo trình kỹ thuật Nghiệp vụ Ngoại Thương – NXB Giáo dục - 2007
PHỤ LỤC
I. Danh sách khách hàng trong những năm qua.
1. Bệnh viện Bạch Mai
2. Bệnh viện đa khoa Đống Đa 3. Bệnh viện Đại học Y Thái Bình 4. Bệnh viện Hữu Nghị Việt Nam Cu Ba 5. Bệnh viện Việt Đức
6. Bệnh viện Hữu Nghị 7. Bệnh viện 198
8. Trung tâm Y tế Tiên Lữ - Hưng Yên 9. Bệnh viện đa khoa huyện Quốc Oai 10. Bệnh viện huyện Phúc Thọ
11. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội 12. Bệnh viện Nhi TW
13. Bệnh viện Đa khoa Thăng Long 14. Sở Y tế Quảng Ninh
15. Bệnh Viện Tai Mũi Họng TW 16. Bệnh Viện Thanh Nhàn. 17. Bệnh Viện Đa Khoa Sóc Sơn. 18. Bệnh Viện Đa Khoa Đông Anh 19. Bệnh Viện Đa Khoa Đức Giang
21. Công ty TNHH Văn Thanh
22. Công ty CP Y tế Nghệ An - Bệnh viện Thái An 23. Tổng công ty Thương mại Hà Nội
24. Công ty Đầu tư Công nghệ Y học KCB
25. Công ty Đầu tư công nghệ và Thương mại Việt Nam
II. Số lượng chủng loại các sản phẩm kinh doanh chính trong 3 năm gần đây.
Công ty TNHH TM & DVKT TBYT Doãn Gia là nhà nhập khẩu và phân phối các mặt hàng sau trên toàn quốc:
Bảng 4: Danh sách các mặt hàng nhập khẩu Số
TT Mặt hàng Hãng SX Nước SX
I. Vật tư tiêu hao
1 Huyết áp Nhật Alpk 2 Nhật
2 Tai nghe Nhật Alpk 2 Nhật
3 Tai nghe đôi Nhật Alpk 2 Nhật
4 Huyết áp điện tử WS320 Alpk 2 Nhật
7 Kính bảo hộ Trung Quốc
5 Kim khâu phẫu thuật các cỡ (Tiệp)
Tiệp
6 Bàn chải y tế Trung Quốc
II. Chỉ y tế 7 Chỉ cutgut số 1; 2; 3; 1/0; 2/0; 3/0; 4/0; 5/0; 6/0 Surechrom Đức 8 Chỉ nylon số 2/0; 3/0; 4/0; 5/0; 6/0; 7/0; 9/0 Surechrom Đức 9 Chỉ silk 2/0; 3/0; 4/0; 5/0; 6/0 Surechrom Đức
10 Chỉ Prolen Surechrom Đức
III. Phụ kiện X-quang
11 áo chì Cawo Đức
12 Bìa tăng quang 18x24 độ nhậy 400
Cawo Đức
13 Bìa tăng quang 24x30 độ nhậy 400
Cawo Đức
14 Bìa tăng quang 30x40 độ nhậy 400
Cawo Đức
15 Bìa tăng quang 35x35 độ nhậy 400
Cawo Đức
16 Bìa tăng quang 18x24 độ nhậy 800
Cawo Đức
17 Bìa tăng quang 24x30 độ nhậy 800
Cawo Đức
18 Bìa tăng quang 30x40 độ nhậy 800
Cawo Đức
19 Bìa tăng quang 35x35 độ nhậy 800 Cawo Đức 20 Cassett 18x24 Hàn Quốc 21 Cassett 24x30 Hàn Quốc 22 Cassett 30x40 Hàn Quốc 23 Cassett 35x35 Hàn Quốc
24 X-ray Grids 30x40 Hàn Quốc
25 X-ray Grids 24x30 Hàn Quốc
26 X-ray Grids 18x24 Hàn Quốc
27 Nước rửa phim Cimax Cimax Nhật-TQ
28 Phim cimax 35x35 Cimax Nhật-TQ
29 Phim cimax 30x40 Cimax Nhật-TQ
31 Phim cimax 18x24 Cimax Nhật-TQ 32 Phim chụp cắt lớp 14x17” model: DVB Kodak Mỹ 33 Phim chụp cắt lớp 14x17”, model: DT2B Agfa Bỉ 34 Phim chụp cắt lớp 10x12”, model: DT2B Agfa Bỉ 35 Phim chụp cắt lớp 8x10”, model: DT2B Agfa Bỉ
36 Phim chụp răng Tiệp
IV. Giấy điện tim các loại
37 Giấy điện tim 1 cần FUKUDA HS - QRS 50-3 50mmx30mx17.5mm
Malaysia
38 Giấy điện tim 3 cần FUKUDA HS - QRS 63-3 62mmx30mx17mm
Malaysia
39 Giấy điện tim 3 cần FUKUDA 63F30
Malaysia 40 Giấy điện tim 6 cần
NIHON KONDEN
Malaysia
41 Giấy in nhiệt CT100 Malaysia
42 Giấy Monitor sản khoa NIHON KONDEN FQW 50-3-100
Malaysia
43 Giấy Monitor sản khoa NIHON KONDEN FQS50-3-100
Malaysia
44 Giấy điện tim SCHILLER 2.157014
45 Găng khám Cimax Malaysia
46 Găng vô trùng Cimax Malaysia
VI. Nẹp, vít, xương
47 Dụng cụ chỉnh hình đinh, nẹp, vít xương
ASCO ấn Độ
VII. Máy móc
48 Máy rửa phim Cawo Đức
49 Máy X-quang Triup Trung
Quốc 50 Máy X-quang chụp
vú
Triup Trung
Quốc
(Nguồn: Phòng kinh doanh –Công ty TNHH TM & DV KT thiết bị y tế Doãn Gia )
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...1 CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y TẾ DOÃN GIA...2
1.1. Tổng quan về công ty...2 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty...2
1.1.2. Lĩnh vực hoạt động chính của công ty...4
1.2. Cơ cấu tổ chức cán bộ...5
1.2.1. Các phòng ban...5
1.2.2. Chức năng của các phòng ban ...5
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ KỸ THUẬT THIẾT BỊ Y TẾ DOÃN GIA TỪ NĂM 2009 ĐẾN NĂM 2011...7
2.1. Quy trình nhập khẩu của Công ty TNHH TM & Dịch vụ kỹ thuật Thiết bị y tế Doãn Gia...7
2.1.1. Đàm phán ký kết hợp đồng...7
2.1.2. Hình thức nhập khẩu...13
2.2. Phân tích kết quả hoạt động của công ty...14
2.2.1. Đặc điểm của sản phẩm thiết bị y tế...14
2.2.2. Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu ...16
2.2.3. Thị trường bán hàng nhập khẩu...20
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THIẾT BỊ Y TẾ Ở CÔNG TY TNHH TM & DỊCH VỤ KỸ THUẬT T HIẾT BỊ Y TẾ DOÃN GIA...21
3.1. Định hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới...21
3.2. Các giải pháp để nâng cao, hoàn thiện hoạt động kinh doanh thiết bị y tế của Công ty Doãn Gia...22
3.2.1. Những mặt mạnh của công ty...22
3.2.2. Những mặt còn hạn chế của công ty...23
3.2.3. Hoàn thiện các nghiệp vụ kinh doanh nhập khẩu ...26
KẾT LUẬN...29
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...30