a/ Đối với cán bộ quản lý.
Đây là đội ngũ quan trọng, quyết định hƣớng đi cho doanh nghiệp. Họ đứng ra quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, đảm bảo cho Công ty có thể phát triển mạnh mẽ. Nhận thức đƣợc điều này, Công ty cần:
- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý nghiệp vụ cho họ, mặt khác phải tạo cơ hội cho họ tự phấn đấu vƣơn lên.
- Chăm lo công tác đào tạo mọi mặt : đào tạo nâng cao, đào tạo lại, đào tạo bổ sung, đào tạo chuyên ngành cho cán bộ kỹ thuật cho phù hợp với điều kiện máy móc trang thiết bị ngày càng tiên tiến và hiện đại. Cần đặt ra yêu cầu cho họ là phải thƣờng xuyên cập nhật thông tin về các công nghệ mới, hiện đại mà Công ty chƣa có điều kiện đầu tƣ để có thể tham mƣu cho ban lãnh đạo khi Công ty tiến hành đổi mới TSCĐ.
b/ Đối với công nhân trực tiếp sử dụng TSCĐ
- Lực lƣợng công nhân này chủ yếu là công nhân lái xe tải nên điều kiện đặt ra cho đội ngũ công nhân này là không những phải có khả năng sử dụng thành thạo xe ô tô mà còn phải có kinh nghiệm lái xe an toàn, đồng thời cũng phải biết cách bảo dƣỡng xe để xe chạy tiết kiệm nhiên liệu và nâng cao tuổi thọ của xe.
- Lực lƣợng công nhân viên văn phòng và công nhân quản lý, bảo vệ nhà kho bến bãi ở trụ sở chính cũng nhƣ ở các chi nhánh của Công ty cũng cần đƣợc đào tạo để có thể sử dụng TSCĐ đạt hiệu quả và có trách nhiệm gìn giữ TSCĐ. Đặc biệt là đội ngũ công nhân bảo vệ thƣờng xuyên tiếp xúc với các kho, bến bãi cần quan tâm theo dõi hiện trạng TSCĐ để nhanh chóng phát hiện những hiện tƣợng xuống cấp hƣ hỏng của TSCĐ để kịp thời giải quyết.
Biện pháp này giúp Công ty:
- Các TSCĐ trong Công ty đƣợc giữ gìn, bảo quản tốt ít bị hƣ hỏng và nhƣ vậy chi phí liên quan sẽ giảm đi nhiều.
- Kịp thời phát hiện sớm dấu hiệu xuống cấp hỏng hóc của TSCĐ để xử lý đảm bảo TSCĐ luôn ở trong trạng thái làm việc tốt nhất.