Giải pháp về đất đai

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh phú thọ (Trang 64 - 72)

III. Các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ

1. Giải pháp về đất đai

- Thống nhất tiêu trí chung về trang trại, khuyến khích mạnh mẽ những trang trại có quy mô diện tích 0,5 ha trở lên, quy mô chăn nuôi tối thiểu 20 lợn nái hoặc

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel(: 0918.775.368

100 lợn thịt thường xuyên, có tổng doanh thu từ 40 triệu đồng trở lên. Đối với chăn nuôi trâu, bò sinh sản, lấy sữa có thường xuyên từ 10 con trở lên, 50 con trâu bò lấy thịt có thường xuyên. Đối với chăn nuôi dê, cừu sinh sản thì từ 100 con trở lên, lấy thịt từ 200 con trở lên, gia cầm các loại có thường xuyên từ 2000 con trở lên… Các địa phương cần xúc tiến nhanh việc đánh giá, phân loại các trang trại chăn nuôi hoạt động theo tiêu chí trên.

- Triển khai quy hoạch phát triển kinh tế trang trại chủ yếu là các vùng đất trống, đất hoang hoá, chưa sử dụng để đảm bảo an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường. Cần thực hiện tốt các chính sách cho từng trường hợp cụ thể:

+ Những vùng đất ít người, có khả năng khai phá thì có khả năng giao đất theo khả năng người nhận.

+ Trường hợp có nhiều ngưòi xin lập trang trại thì căn cứ quy hoạch và quỹ đất cụ thể để tính toán mức giao khoán hoặc cho thuê .

+ Việc giao đất để lập trang trại chăn nuôi, chủ trang trại chăn nuôi phải có hợp đồng sử dụng đất đai chặt chẽ, quy định rõ rệt về khai phá đất đai trong thời gian được giao, đất thuê, nghĩa vụ bảo vệ độ phì nhiêu của đất, bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái.

- Gắn quy hoạch các vùng chăn nuôi tập trung với xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là hệ thống thuỷ lợi, giao thông, điện nước, xử lí chất thải và bảo vệ môi trường.

2. Giải pháp về vốn đầu tư.

- Những địa bàn kinh tế khó khăn và đặc biệt khó khăn khuyến khích phát triển trang trại, các địa phương có chính sách đầu tư hỗ trợ xây dựng kết cấu hạ tầng cơ sở về giao thông thuỷ lợi, điện nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, cơ sở chế biến. Cơ chế tài chính và hỗ chợ ngân sách thực hiện theo quyết định số 132/2001/QD-TTG của thủ tướng Chính Phủ .

- Đầu tư xây dựng các trại giống ông bà trên địa bàn phát triển trang trại đảm bảo cung cấp đủ giống tốt cho các trang trại và hộ chăn nuôi trong vùng.

- Tạo mọi điều kiện thuận lợi để các chủ trang trại dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức tín dụng. Các địa phương cần tiếp tục chỉ đạo hướng dẫn thực hiện tốt quyết định số 423/2000/QĐ-NHNN ngày 22 tháng 9 năm 2000 của thống đốc ngân hàng nhà nước về chính sách tín dụng ngân hàng đối với kinh tế trang trại.

3. Giải pháp về lao động.

- Nguồn nhân lực của trang trại bao gồm hai mặt: số lượng và chất lượng các thành viên trang trại và lao động làm thuê. Hiện tại số lượng lao động đảm bảo nhưng về chất luợng lao động của trang trại chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất theo cơ chế thị trường do đó cần được tập trung:

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel(: 0918.775.368

+ Nâng cao trình độ quản lí sản xuất kinh doanh và trình độ khoa học kỹ thuật cho chủ trang trại về những vấn đề chung của kinh tế trang trại như:Vị trí, vai trò và xu hướng phát triển các chủ chương đường lối chính sách của Đảng và nhà nước đã ban hành về phát triển kinh tế trang trại. Đặc biệt là những kiến thức về tổ chức quản lí trong các trang trại, thông qua các hình thức tập huấn, tham quan, chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, các tổ chức khuyến nông, khuyến lâm.

+ Tổ chức việc đào tạo nghề phù hợp cho bộ phận lao động làm thuê, nhất là bộ phận lao động về kĩ thuật.

4. Giải pháp về công nghệ.

- Coi trọng phát triển các trang trại chăn nuôi theo hướng tập chung, lựa chọn công nghệ theo hướng chế biến phù hợp với từng vùng, từng địa phương, phù hợp với nhu cầu thị trường. Kết hợp giữa chế biến tập trung với cơ sở chế biến của các nhà máy với chế biến thủ công bán thành phẩm tại chỗ trong các trang trại .

- Đối với giống và thức ăn chăn nuôi :

+ Tại các địa phương có lợi thế phát triển chăn nuôi tập trung cần có chính sách đầu tư vùng sản xuất lợn giống có tỷ lệ nạc cao, cung ứng cho các trang trại trong vùng. Tiếp tục chính sách hỗ trợ một phần kinh phí mua giống lợn nái, lợn đực giống cho một số trang trại mới thành lập ở những vùng khó khăn về kinh tế xã hội.

+ Sản xuất và cung ứng thức ăn cho từng loại sản phẩm giống đặc thù. Cùng loại giống, nhưng chất lượng thức ăn khác nhau sẽ cho sản phẩm khác nhau. Do đó cần định hướng sản xuất các loại thức ăn cho từng loại sản phẩm đặc thù, nhằm đáp ứng đòi hỏi cho một số thị trường khó tính .

5. Giải pháp về thị trường.

- Đã đến lúc mỗi địa phương cần xác định rõ và khuyến cáo cho các chủ trang trại sản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, nhằm đáp ứng cho nhu cầu thị trưòng nào, để từ đó có hướng chỉ đạo các chủ trang trại lựa chọn các yếu tố đầu vào như con giống, thức ăn chăn nuôi, vệ sinh thú y và các yếu tố đầu ra như sản phẩm giết mổ, bảo quản sản phẩm hàng hoá, vận chuyển đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường đó.

- Hỗ trợ cơ sở giết mổ, cơ sở chế biến, từng bước quốc tế hoá tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thịt nhằm đẩy mạnh xuất khẩu.

- Xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh theo quyết định số 62/QĐ-BNN ngày 11/7/2002 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trước mắt cần tập trung xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh cho vùng chăn nuôi lợn xuất khẩu, các địa phương cần thực hiện chính sách hỗ trợ tiêm phòng miễn phí một số bệnh nguy hiểm cho đàn lợn ngoại tại các trang trại.

6. Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel(: 0918.775.368

- Trước mắt cần ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống thuỷ lợi tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp. Đẩy mạnh hoàn thành chương trình kiên cố hoá kênh mương, đầu tư dự án thuỷ lợi tưới cây trên đồi, tưới đồng cỏ phục vụ phát triển chăn nuôi bò sữa, đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển nuôi trồng thuỷ sản…

- Xây dựng đường giao thông nông thôn với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, tạo điều kiện để vận chuyển hàng hoá ra khỏi vùng được dễ dàng và nhanh chóng.

- Tiếp tục đầu tư xây dựng và phát triển hệ thống điện phục vụ sản xuất và đời sống nhất là ở vùng sâu, vùng xa.

7. Hoàn thiện hệ thống khuyến nông.

- Các địa phương cần thực hiện tổ chức các hiệp hội chăn nuôi, để đưa các mô hình hay các loại vật nuôi được đưa vào áp dụng một cách nhanh chóng và có hiệu quả.

- Tổ chức các câu lạc bộ, các mô hình trình diễn tiến bộ kĩ thuật, mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi…, phải được triển khai thường xuyên.

- Thành lập các đội ngũ cán bộ khuyến nông từ Trung ương đến cơ sở, phục vụ cho phát triển chăn nuôi trang trại

- Về tổ chức sản xuất:

+ Tiếp tục khuyến khích thành lập các hiệp hội chăn nuôi lợn trang trại, các Hợp tác xã tiêu thụ. Tạo mọi điều kiện để tổ chức này tiếp cận thuận lợi các nguồn vốn và thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước.

+ Củng cố và phát triển các hình thức liên kết chăn nuôi giữa các doanh nghiệp và các gia trại, trang trại. Khuyến khích các hình thức chăn nuôi gia công hoặc chăn nuôi theo hợp đồng, giữa các chủ trang trại có điều kiện về vốn, tiêu thụ sản phẩm hàng hoá với các gia trại, trang trại nhỏ hơn và các công ty.

+ Trên cơ sở quy hoạch vùng sản xuất lợn thịt có chất lượng cao theo nhu cầu của một số thị trường quốc tế. Cần tập trung chỉ đạo các cơ sở giết mổ, chế biến thịt. Ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm hàng hoá cho các trang trại chăn nuôi.

8. Nâng cao trình độ dân trí, chuyên môn cho các chủ trang trại.

- Hầu hết các chủ trang trại chăn nuôi còn thiếu kinh nghiệm, trình độ sản xuất kinh doanh, việc phân tích hạch toán còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại mình qua các năm, để tiếp tục sản xuất. Do vậy cần phải có chính sách bồi dưỡng đào tạo về trình độ quản lý,về trình độ kĩ thuật, thông qua việc phát hành các chương trình truyền thanh, truyền hình, báo trí tới các địa phương qua hình thức giáo dục từ xa, tại chỗ thông qua sự trình diễn các mô hình phát triển chăn nuôi

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel(: 0918.775.368

- Cho xuất bản những tài liệu vế kinh tế, kĩ thuật liên quan đến chương trình chăn nuôi trang trại…Giúp cho nông dân- chủ trang trại có điều kiện tiếp cận, nâng cao nhận thức.

9. Tăng cường công tác quản lý của Nhà nước đối với kinh tế trang trại chăn nuôi. nuôi.

- Kinh tế trang trại chăn nuôi là một loại hình sản xuất mới có hiệu quả trong nông nghiệp. Để loại hình sản xuất này tiếp tục phát triển, phát huy được lợi thế, cần tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành có chức năng. Trước mắt các địa phương cần:

+ Tổ chức thực hiện tốt các chính sách của Nhà nước đã ban hành về kinh tế trang trại , tạo môi trường, hành lang pháp lý cho các trang trại phát triển phát huy về tiềm năng đất đai, nguồn vốn trong dân, đầu tư phát triển kinh tế trang trại đúng hướng.

+ Tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn các chủ trang trại , thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý giống vật nuôi, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

+ Coi trọng công tác tổ chức thực hiện tốt công tác bồi dưỡng kỹ thuật, nghiệp vụ quản lý kinh tế trang trại.

+ Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền lợi chính đáng của chủ trang trại về tài sản và lợi ích khác.

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel(: 0918.775.368

KẾT LUẬN

Nhìn chung kinh tế trang trại ở tỉnh Phú Thọ được hình thành và phát triển khá cả về quy mô và số lượng, đang chuyển dần từ tự phát sang phát triển theo cơ chế thị trường có sự định hướng của Đảng và Nhà nước. Tính đến năm 2003, cả tỉnh Phú Thọ có 450 trang trại. Trong đó có 48 trang trại chăn nuôi. Nhìn vào số lượng, ta có thể thấy số lượng trang trại chăn nuôi ở tỉnh Phú Thọ còn chưa nhiều. Nói về lịch sử nguồn gồc hình thành, năm 2002 mới bắt đầu xuất hiện và đi vào sản xuất kinh doanh theo mô hình kinh tế trang trại. Các hộ gia đình chăn nuôi đã phát triển đạt tiêu chí về trang trại theo thông tư số 69 của liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn- Tổng cục Thống kê năm 2000 và theo tiêu chí bổ sung và sửa đổi tại thông tư số 74 ngày 04/07/2003 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Bước đầu các trang trại đã được hình thành và phát triển với kết quả sản xuất tương đối cao, giá trị sản lượng hàng hoá dịch vụ năm 2002 đạt 78,8 triệu đồng/ trang trại. Tuy nhiên sản lượng hàng hoá được cung ứng ra thị trường còn bấp bênh, không ổn định, chất lượng chưa đảm bảo yêu cầu của xuất khẩu. Do vậy trong thời gian tới cần phải thúc đẩy sản xuất, đặc biệt là sản xuất chăn nuôi lợn trang trại, phục vụ xuất khẩu. Cần phải thực hiện tốt các giải pháp trên để thúc đẩy kinh tế trang trại chăn nuôi xuất khẩu. Đặc biệt là chăn nuôi lợn xuất khẩu đang là một tiềm năng lớn

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel(: 0918.775.368

của tỉnh Phú Thọ. Thủ Tướng chính phủ đã có quyết định số 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001 về một số biện pháp và chính sách phát triển chăn nuôi lợn xuất khẩu giai đoạn 2001-2010 nhờ đó việc phát triển trang trại chăn nuôi lợn xuất khẩu của tỉnh Phú Thọ cần phải được quan tâm đầu tư của chính quyền địa phương các cấp, các ngành có liên quan.

Hầu hết các trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ đều là các trang trại chăn nuôi lợn, cần phát triển các trang trại chăn nuôi đại gia súc: Trâu, bò , gia súc, dê, cừu, gia cầm, nhằm khai thác tối đa về nguồn lực lao động, đất đai, vốn…, tạo nên một hệ thống kinh tế trang trại chăn nuôi đồng bộ, đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng cung cấp đáp ứng được nhu cầu của nhiều thị trường.

Tuy số lượng các trang trại chăn nuôi còn hạn chế nhưng có một số mô hình chăn nuôi thành công ở trong tỉnh và cả nước, đây là một thuận lợi. Các mô hình có tính trực quan thuyết phục để mọi người tham quan học tập và nhân rộng.

Kinh tế trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nông thôn bước đầu đẩy mạnh kinh tế hàng hoá, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống người dân ở nông thôn, góp phần bảo vệ an ninh quốc phòng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường sinh thái…

Bên cạnh đó kinh tế trang trại chăn nuôi trong địa bàn tỉnh Phú Thọ còn bộc lộ những hạn chế, tồn tại:

Hình thức tổ chức sản xuất còn mang tính tự phát tính phong trào ,đầu tư phát triển chưă phù hợp với thị rường.Trong quá trình phát triển còn nhiều khó khăn như thiếu vốn,thiếu đất đai,thiếu sự quan tâm đầu tư của nhà nước,hay sự ban hành các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước,các chính sách cho vay tín dụng ưu đãi còn chậm trễ…gây trở ngại cho việc phát triển, hình thành các trang trại cả về quy mô và số lượng. Việc định hướng phát triển kinh tế trang trại ở các vùng, các địa phương còn chậm, cơ sở hạ tầng còn nhiếu bất cập.

KIẾN NGHỊ

Để đẩy mạnh phát triển kinh tế hàng hoá đáp ứng nhu cầu thi trường, việc phát triển kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng trong địa bàn tỉnh Phú Thọ cần được sự quan tâm của lãnh đạo các ngành, các cấp có liên quan để phát triển một cách đúng hướng theo nhu cầu của thị trường. Các trang trại chăn nuôi trong địa bàn mới được hình thành nên hoạt động còn chưa hiệu quả. Để thực hiện tốt các giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi, đưa nề kinh tế

Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel(: 0918.775.368

trang trại chăn nuôi trở thành một lực lượng nòng cốt trong phát triển hàng hoá, thì cần kiến nghị các vấn đề sau:

Tỉnh cần làm sớm công tác quy hoạch, phân vùng kinh tế trong đó, phát triển kinh tế trang trại với quy mô lớn mang tính chất chuyên canh sản xuất hàng hoá. Mặt khác cần đẩy mạnh công tác giao diện tích đất trống, đồi núi trọc chưa sử dụng để đưa vào sản xuất nông, lâm, thuỷ sản.

Cần giải quyết sớm vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhanh

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi ở tỉnh phú thọ (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(72 trang)
w