CH Ọ C HÚT KHOANG MÀNG PH Ổ I 1.1 Mục đích

Một phần của tài liệu tài liệu đại cương về phẫu thuật (Trang 28 - 29)

Mục đích của chọc hút khoang màng phổi là để lấy khí hoặc dịch: máu, mủ từ

khoang màng phổi ra ngoài để chẩn đoán hoặc điều trị

1.2. Chỉđịnh

- Tràn dịch, khí màng phổi trong các bệnh lý nội khoa

- Tràn máu hoặc khí màng khoang phổi trong chấn thương, vết thương 1.3. Chuẩn bị

1.3.1. Dụng cụ

- Một kim tiêm to cỡ 18/10-20/10 dài 6-8 cm - Bơm tiêm 20-50 ml

- Một đoạn ống cao su dài 15-20 cm, có kích cỡ thích hợp để nối vào giữa bơm tiêm và kim tiêm

- Một kìm Kocher

1.3.2. Chuẩn bị bệnh nhân

- Để bệnh nhân ở tư thế ngồi hơi nghiêng ra trước (ngồi ôm lấy ghế dựa là tốt nhất) hoặc nữa nằm nữa ngồi(hình 15a)

- Về phía bên định chọc màng phổi cánh tay nâng ngang vai, bàn tay đặt trên đầu. Nên có người phụ đứng ở trước đểđỡ cho bệnh nhân

1.4.Vị trí chọc hút khoang màng phổi

- Nếu để hút khí thì chỗ chọc tốt nhất là khoang liên sườn 2 hoặc 3 đường trung đòn

- Nếu để hút dịch, máu thì tốt nhất là khoang liên sườn7-8 đường nách giữa và sau

Hình 15a

- Tuy vậy, do có những trường hợp dịch khu trú trong khoang màng phổi theo những vị trí khác nhau nên không phải lúc nào cũng phù hợp với vùng trên. Do đó cần khám lâm sàng và X quang

để xác định chính xác chỗ có dịch đọng trong khoang màng phổi, qua đó mà quyết

định điểm chọc.

Trong tràn máu màng phổi, chỗ chọc tốt nhất là dưới mức cao nhất của máu trong khoang màng phổi 1-2 khoang liên sườn. Chọc thấp dễ bị tắc kim do có lắng đọng nhiều fibrin.

1.5. Các thì của thủ thuật - Thì 1:

Gây tê da thành ngực sát bờ dưới của xương sườn trên bằng Lidocain 0,5% , gây tê các phần mềm của thành ngực tại chỗ định chọc kim. Khi mũi kim chạm vào màng phổi thì bệnh nhân cảm thấy đau nhói. Lúc này rút kim ra một ít và hút thử, nếu không thấy máu hoặc hơi thì phong bế tại chỗ 10mlLidocain 0,5%

- Thì 2:Dùng ngón trỏ hay ngón cái tay trái sờ ke liên sườn định chọc, dùng kim chọc hút đã được nối sẵn với một đoạn cao su, đâm kim sát bờ trên xương sườn vào màng phổi (ấn kim mạnh một thì cho qua da, sau dó ấn từ tư qua thành ngực, chiều sâu của khoang phụ thuộc

vào chiều dày của thành ngực. Trước khi qua màng phổi thành, kim chạm vào một diện chắc, khi kim đi qua phần này để vào khoang màng phổi thì thường có cảm giác nhẹởđầu kim).

- Thì 3:

+ Lắp đầu bơm tiêm vào ống cao su đã được nối với kim, rút pittông bơm tiêm,dịch hoặc máu sẽ tràn vào bơm tiêm, kẹp ống cao su để tránh khí ở ngoài ùa vào khoang màng phổi, tháo bơm tiêm đểđẩy dịch (máu)ra ngoài

+ Tiếp tục lắp bơm tiêm vào ống cao su ,mở kẹp và hút cho đến khi sạch dịch ở

khoang màng phổi.

+ Có thể lắp vào bơm tiêm một chạc ba hoặc hệ thống dây chữ Y để hút và đẩy máu ra ngoài bằng cách thay đổi chỗ kẹp của kìm Kocher mà không cần phải tháo bơm tiêm

- Thì 4:

Rút kim ra một thì, dùng tay ấn chặt vết chọc, sát trùng và băng chổ chọc hút bằng băng dính.

II. DẪN LƯU KHOANG MÀNG PHỐI TỐI THIỂU 2.1. Mục đích

Một phần của tài liệu tài liệu đại cương về phẫu thuật (Trang 28 - 29)