Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
triển vùng nông thôn của khu vực này một cách tương xứng với sự phát triển chung của cả nước Nhật Bản. Trải qua gần 30 năm hình thành và phát triển, Phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” ở đây đã thu được nhiều thắng lợi rực rỡ. Sự thành công của phong trào này đã lôi cuốn sự quan tâm không chỉ của nhiều địa phương trên đất nước Nhật Bản mà còn rất nhiều khu vực, quốc gia khác trên thế giới. Một số quốc gia, nhất là những quốc gia trong khu vực Đông Nam Á đã thu được những thành công nhất định trong phát triển nông thôn của đất nước mình nhờ áp dụng kinh nghiệm phong trào “Mỗi làng một sản phẩm”. Những kinh nghiệm của phong trào “Mỗi làng một sản phẩm” được những người sáng lập, các nhà nghiên cứu đúc rút để ngày càng có nhiều người, nhiều khu vực và quốc gia có thể áp dụng trong chiến lược phát triển nông thôn, nhất là phát triển nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa đất nước mình.2
Thực hiện Nghị quyết số 26 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII (khóa X) về nông nghiệp, nông dân và nông thôn và Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” được Trung ương chọn làm điểm, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình được tập trung chỉ đạo tích cực. Từ tỉnh đến cơ sở đã thành lập Ban chỉ đạo, xây dựng Nghị quyết của cấp ủy, lập đề án xây dựng nông thôn mới của địa phương, xác định mục tiêu, yêu cầu, nội dung, tiến độ xây dựng nông thôn mới, bám sát 19 tiêu chí của Chính phủ đề ra. Đồng thời tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới, khảo sát đánh giá thực trạng, lập đề án, tập trung vào việc quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, hiệu quả cao theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa. Nâng cấp xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Theo đó, tập trung huy động các nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới với mục tiêu chung là: “Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhanh công nghiệp dịch vụ, xây dựng xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ, đời sống nhân dân ổn định và phát triển”. Có thể nói, trong những năm qua, xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình đã trở thành phong trào chung và sâu rộng trong quần chúng nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ, các địa phương tích cực chỉ đạo thực hiện.
Đến nay, toàn tỉnh có 267/267 xã hoàn chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới và quy hoạch chi tiết giao thông thủy lợi nội đồng, hoàn thành việc lấy ý kiến nhân dân trong xã và đã được phê duyệt. Đến hết tháng 12-2012, có 253/267 xã đã thực hiện xong việc dồn điền đổi thửa (bình quân đạt 1,79 thửa/hộ, trước đây bình quân 3,67 thửa/hộ). Tỉnh đã chọn 8 xã làm điểm năm 2010, sau sơ kết rút kinh nghiệm, tiếp tục chọn 70 xã làm điểm để tập trung đầu tư, chỉ đạo thực hiện. Tỉnh tập trung xây dựng những cánh đồng mẫu lớn, đưa cơ giới hoá vào sản xuất, đầu tư hỗ trợ 60,1 tỷ đồng mua 690 máy nông nghiệp đưa vào sản xuất. Đồng thời, hỗ trợ cho những xã làm điểm cánh đồng mẫu lớn 6,59 tỷ đồng xây mới các trạm bơm, 11,2 tỷ đồng xây kênh mương. Toàn tỉnh đã có 524 trang trại, trong đó có 4 trang trại trồng trọt, có 167 trang trại chăn nuôi, có 339 trang trại nuôi trồng thủy sản, có 14 trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp, tổng số lao động thường xuyên của trang trại là 2.385 người. Hiện đã có 43 cụm công nghiệp được quy hoạch với tổng diện tích là 1.226ha, số lao động nông thôn vào làm việc tại các cụm công nghiệp là 13.232 người. Có 241 làng nghề được UBND tỉnh công nhận (có 189/267 xã có làng nghề), tạo việc làm cho 154.390 lao động ở khu vực nông thôn. Có 223 chợ nông thôn, trong đó 26 chợ đạt tiêu chí nông thôn mới. Có 50 cơ sở dạy nghề với quy mô đào tạo trung cấp, sơ cấp nghề cho khoảng 12.000 người/năm.
Về xây dựng cơ sở hạ tầng, tổng khối lượng đào đắp đạt 17.612.511m3, cứng hóa 611,2km kênh mương, xây dựng 164,09km đường giao thông nội đồng, 216,33km đường giao thông nông thôn, cải tạo nâng cấp 28 trạm bơm, 248 cống đập, nạo vét hàng nghìn km sông ngòi. Xây dựng 15 trạm cấp nước sạch; xây mới, cải tạo, nâng cấp 30 trường trung học cơ sở, 10 trường mầm non, 5 nhà văn hóa xã, 30 nhà văn hóa thôn, 6 trạm y tế, 19 bãi xử lý rác thải; cải tạo nâng cấp 36 chợ nông thôn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Sau khi Chính phủ phát động phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong 2 năm 2011 - 2012, kinh phí thực hiện chương trình 1.883,9 tỷ đồng, trong đó Ngân sách Trung ương 476,9 tỷ đồng, ngân sách địa phương 669 tỷ đồng, vốn tín dụng ưu đãi 35 tỷ đồng, vốn ODA 244 tỷ đồng, vốn của dân đóng góp 459 tỷ đồng (trong đó có đóng góp bằng tiền, ngày công đào đắp giao thông thủy lợi…). Nhiều xã đã huy động con em đang công tác ở Trung ương và địa phương, ở trong và ngoài nước tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới, bình quân đạt trên 10 tỷ đồng/xã. Tính đến tháng 2-2013, toàn tỉnh có 10 xã đạt 15 đến 18 tiêu chí, 116 xã đạt 11 đến 14 tiêu chí, 100 xã đạt 8 đến 10 tiêu chí, 40 xã đạt 6 đến 8 tiêu chí. Trong số 10 xã đạt từ 15 đến 18 tiêu chí, có 8 xã điểm.
Tuy nhiên, cũng như ở một số địa phương khác, phong trào xây dựng nông thôn mới ở Thái Bình còn bộc lộ một số hạn chế cần khắc phục, đó là:
Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và nhân dân còn hạn chế. Nhìn chung, đại đa số nhân dân đều đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới, xây dựng quyết tâm thực hiện. Song trong tuyên truyền còn nặng về chủ trương xây dựng cơ sở hạ tầng, mà chưa chú ý đến mục tiêu chung là xây dựng một xã hội ở nông thôn từng bước hiện đại, có kinh tế phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng lên, một xã hội có nếp sống văn hóa. Một số nơi chưa chú ý xây dựng tiêu chí xây dựng thôn, làng gia đình văn hóa, giảm hộ nghèo, phát triển nghề và làng nghề, chưa chú trọng việc giảm thiểu dần những tệ nạn xã hội, những hành vi phản văn hóa trong lễ hội, lễ cưới, lễ tang và các hoạt động văn hóa khác... Việc tuyên truyền vận động nhân dân, các tổ chức chính trị, các đoàn thể nhân dân cùng chung sức xây dựng nông thôn mới còn hạn chế. Nhiều nơi còn trông chờ ỷ lại vào sự hỗ trợ của cấp trên, thiếu chủ động sáng tạo, nên tiến độ thực hiện còn chậm. Phong trào chưa đều, bên cạnh những xã đạt kết quả tốt, còn nhiều xã kết quả thực hiện các tiêu chí đạt còn thấp.
Công tác xây dựng quy hoạch (bao gồm cả quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết) chất lượng chưa cao. Một vài nơi, cán bộ chủ chốt thiếu kinh nghiệm và chuyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
môn về xây dựng, còn phó mặc cho đơn vị tư vấn thiết kế, nên chất lượng quy hoạch chưa cao, thiếu sự bền vững, chưa phù hợp với quy hoạch chung của huyện và vùng. Xây dựng quy hoạch còn gò bó cứng nhắc, chạy theo chỉ số của các tiêu chí nên một số hạng mục công trình xây dựng xong chất lượng và hiệu quả sử dụng thấp như: nhà văn hóa, trạm cấp nước, chợ nông thôn, trạm rác thải… gây lãng phí tổn kém. Cá biệt có nơi việc thực hiện công khai dân chủ còn hạn chế, nên có hiện tượng còn thắc mắc về quỹ đóng góp đối ứng của nhân dân, đền bù giải phóng mặt bằng, v.v.. Việc dồn điền đổi thửa một số nơi còn chậm. Một số nơi chưa chú ý đến tổ chức sản xuất của nhân dân, thiếu quan tâm việc tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Một số sản phẩm tiêu thụ chậm hoặc không có thị trường gây khó khăn cho người sản xuất.
Từ thực tế trên đây, qua nhiều kỳ hội thảo, sơ kết, Thái Bình rút ra một số kinh nghiệm sau:
, cần thực hiện tốt công tác chính trị tư tưởng, tuyên truyền nâng cao nhận thức về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
Ngoài việc tập trung vào việc quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của địa phương, còn phải làm cho mọi người dân nhận thức sâu sắc: xây dựng nông thôn mới là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm mục tiêu xây dựng một xã hội ở nông thôn có kinh tế phát triển bền vững, đời sống văn hóa tinh thần dân trí được nâng cao. Phải gắn việc xây dựng nông thôn mới với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bảo đảm để các thôn, làng, tổ dân cư, các gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa. Đưa các hoạt động văn hóa như lễ tang, lễ cưới, lễ hội và các hoạt động văn hóa khác vào nề nếp, có kỷ cương; bảo đảm xã hội ở nông thôn đẹp về kiến trúc xây dựng, đời sống văn hóa tinh thần được nâng lên.
Trong đó, công tác tuyên truyền cần tập trung nâng cao nhận thức cho nhân dân về Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Xuất phát từ quan điểm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó vai trò của nhân dân có ý nghĩa quyết định, Nhà nước và cấp trên tạo mọi điều kiện hỗ trợ, do đó phải huy động được trí tuệ và công sức của nhân dân cùng chung tay, góp sức xây dựng nông thôn mới. Phát huy sức mạnh của toàn dân và sự vào cuộc của các tổ chức chính trị - xã hội,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
các đoàn thể, các doanh nghiệp đầu tư, con em người địa phương đang công tác và làm việc ở trong và ngoài nước để có kinh phí xây dựng. Chống tư tưởng trông chờ và ỷ lại vào cấp trên, có kinh phí hỗ trợ thì mới triển khai thực hiện mà thiếu sự chủ động sáng tạo của địa phương. Kinh nghiệm của Thái Bình cho thấy, ở nhiều xã do làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức tư tưởng cho toàn dân, nhân dân đồng tình ủng hộ thì khó khăn mấy cũng vượt qua, các tiêu chí thực hiện có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm tiến độ đề ra.
Phải làm cho nghị quyết, cơ chế chính sách của cấp ủy, chính quyền các cấp thấu suốt tới mọi tầng lớp dân cư ở cơ sở, để tạo sự đồng thuận, thống nhất giữa Đảng và nhân dân. Xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương được tỉnh chỉ đạo làm điểm đã thực hiện việc triển khai Nghị quyết, đề án của xã theo quy trình 4 bước, đó là: bàn bạc thống nhất trong cấp ủy chính quyền, ban chỉ đạo đề ra Nghị quyết và đề án; họp Đảng bộ mở rộng đến các ban chi ủy, tổ Đảng; họp Hội đồng nhân dân xã mở rộng đến đại diện thôn, xóm, tổ dân cư; họp nhân dân để phổ biến quán triệt, tổ chức thực hiện. Khi họp với nhân dân những vấn đề lớn như thông qua quy hoạch, thu đối ứng của nhân dân, dồn điền đổi thửa, công khai về tài chính, thực hiện tiến độ xây dựng, v.v.. đều có cán bộ xã phân công dự họp tới các thôn, lắng nghe ý kiến của dân để bổ sung và hoàn thiện đề án. Khi ý Đảng đã hợp với lòng dân thì triển khai có nhiều thuận lợi và hiệu quả.
Hai là, bảo đảm dân chủ, công khai, minh bạch trong xây dựng nông thôn mới.
Bài học kinh nghiệm được rút ra từ những năm 1997 - 2000, khi đó tình hình nông dân Thái Bình mất ổn định nghiêm trọng. Ở hàng trăm xã, nhân dân tập trung khiếu kiện đông người đòi phải thanh tra kiểm tra việc xây dựng điện, đường, trường, trạm của xã; đòi phải công khai tài chính ngân sách xã, hợp tác xã; đòi xử lý một số cán bộ xã, hợp tác xã lợi dụng tham ô tham nhũng, v.v.. phải mất gần 2 năm chỉ đạo mới giải quyết ổn định tình hình trở lại. Chỉ đạo việc xây dựng nông thôn mới lần này, Thái Bình đã tập trung thực hiện nghiêm túc việc dân chủ, công khai minh bạch. Đó là phải dân chủ từ khâu triển khai chủ trương, nghị quyết của Đảng. Những vấn đề triển khai thực hiện ở cơ sở nhân dân phải được biết, được bàn, được
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
làm, được kiểm tra; bảo đảm dân chủ công khai về quy hoạch, thiết kế, dự toán, các khoản đóng góp đối ứng của nhân dân, để xây dựng công trình trong phạm vi thôn, làng, tổ dân cư của mình và thanh quyết toán minh bạch để nhân dân biết. Thực hiện như vậy vừa bảo đảm nghiêm túc pháp lệnh dân chủ ở cơ sở, vừa huy động được trí tuệ và đóng góp của nhân dân.
Kinh nghiệm ở xã Thanh Tân, huyện Kiến Xương là đã mạnh dạn phân cấp quản lý tài chính cho thôn, có cơ chế quản lý và quy định để thôn bàn với dân thực hiện. Mọi việc thu chi tài chính đều được lãnh đạo thôn bàn với dân, báo cáo công khai với dân. Khi mọi người được bàn bạc dân chủ, có tình có lý thì chắc chắn sẽ thành công. Hàng quý, sáu tháng phải tổ chức họp với dân công khai về điều chỉnh quy hoạch thu chi tài chính, các khoản đóng góp của dân, đền bù, giải phóng mặt bằng và những vấn đề cần thiết khác (khi cần thiết thì có thể tổ chức họp thêm). Kinh nghiệm này cho thấy, nhiều xã thực hiện tốt việc dân chủ công khai, minh bạch trong tổ chức thực hiện thì tiến độ và chất lượng xây dựng nông thôn mới tốt hơn.
Ba là, huy động được sức mạnh tổng hợp của nhân dân và hệ thống chính trị tham gia xây dựng nông thôn mới.
Ngoài việc huy động sự đóng góp của nhân dân, sự hỗ trợ của cấp trên, địa phương cần tích cực huy động sự đóng góp của con em địa phương đang công tác, ở trong nước và nước ngoài; thu hút đầu tư của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm. Cần phải vận động các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị - xã hội của địa phương trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, cấp ủy tập hợp thu hút đoàn viên, hội viên chung sức xây dựng nông thôn mới. Ở Thái Bình có nhiều xã, ngoài nhiệm vụ chung của các đoàn thể, Đảng ủy còn giao thêm nhiệm vụ cụ thể, phụ trách từng lĩnh vực để thực hiện các tiêu chí đề ra, như: Hội Phụ nữ tập trung vận động thực hiện công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, vấn đề môi trường; Đoàn Thanh niên vận động thực hiện phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, đời sống; việc làm; cựu chiến binh vận động thực hiện trồng cây xanh, an ninh trật tự, an toàn xã hội, Hội Nông dân vận động phát triển kinh tế, tăng thu nhập và cơ cấu lao động