CÁC BỘ PHẬN VÀ CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH CỦA KHUÔN IV.1Giới thiệu

Một phần của tài liệu tính toán và thiết kế quy trình công nghệ chế tạo cụm bản lề của cánh cửa ô tô huyn-dai và máy dập phục vụ cho công nghệ (Trang 83 - 89)

b) Khe hở giữa cối và chày khi uốn.

CÁC BỘ PHẬN VÀ CHI TIẾT ĐIỂN HÌNH CỦA KHUÔN IV.1Giới thiệu

IV.1Giới thiệu

Tất cả các chi tiết của khuôn có thể được chia ra làm hai nhóm chủ yếu: -Các chi tiết có tính năng công ngệ, trực tiếp tham gia vào thực hiện nguyên công sản xuất và có tác dụng tương hỗ với vật liệu dập và sản phẩm.

- Các chi tiết có đặc tính kết cấu dùng để lắp ghép trong các kết cấu của khuôn

IV.2 Chày và cối

Khi chế tạo chày và cối của một bộ khuôn thì cần phải chú ý xem các chi tiết để dập có yêu cầu gì về mặt kỹ thuật để từ đó ta có thể chọn ra cấp chính xác và cấp độ bóng cho chày và cối.

Đối với chày và cối dập vuốt thì yêu cầu là bề mặt phải nhẵn bóng nên ta có thể chế tạo chày và cối theo cấp chính xác 8, bởi vì bề mặt của chày quyết định đến chất lượng của sản phẩm. Vật liệu được sử dụng để chế tạo chày và cối uốn là thép X12M và được nhiệt luyện để đạt độ cứng yêu cầu. Các bán kính góc lượn phải lấy hợp lý để cho vật liệu có thể chảy vào cối một cách dễ dàng và không bị rách.

. 16 0 42 60 Hình 20 : Chày uốn 42 120 30 Hình 21 : Cối uốn

Các chi tiết làm việc của khuôn đột lỗ đòi hỏi chế tạo chính xác hơn cả là chày cối và trụ, bạc dẫn hướng. Độ bóng gia công các chi tiết khuôn được xác định bằng tính năng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Phù hợp với điều đó ta dùng các phương pháp gia công cơ khí khác nhau để chế tạo các chi tiết.

Dung sai chế tạo các phần làm việc của chày và cối đột lỗ liên hệ chặt chẽ với trị số khe hở công nghệ giữa chúng, bởi vì dung sai làm tăng khe hở. Tuy nhiên nó

- Vật liệu đem sử dụng là thép X12M - Nhiệt luyện đạt độ cứng 56-58HRC

Độ bóng gia công ( độ nhấp nhô bề mặt) các chi tiết của khuôn được xác định bằng tính năng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Phù hợp với điều đó người ta dùng các phương pháp gia công cơ khí khác nhau để chế tạo các chi tiết.

Thông thường cũng như khi chế tạo các chi tiết của khuôn uốn, ta cũng lấy cấp chính xác của các chi tiết làm việc của khuôn đột lỗ lấy chung là cấp 8

Tất cả các biên dạng cung cong được gia công theo dưỡng, đồng thời các chày và cối uốn được nhiệt luyện đạt độ cứng 40-45HRC, riêng chày và cối cắt được nhiệt luyện đạt 56- 58 HRC.

Phương pháp định vị phôi trong vùng làm việc của khuôn dập là một yếu tố rât quan trọng trong thực tế, yếu tố này xác định cả mặt năng suất, cả mặt an toàn lao động.

Kết cấu và kiểu chốt định cữ có ý nghĩa lớn trong dập nguội bởi vì chốt định cữ là yếu tố quyết định phần lớn đến độ chính xác và năng suất của quá trình dập

IV.3 Kết cấu trụ và bạc dẫn hướng

Trụ và bạc dẫn hướng là hai chi tiết bắt buộc phải có trong một bộ khuôn cắt đột, bởi vì nó là nguyên nhân chính dẫn đến độ chính xác theo yêu cầu của chi tiết. Chế tạo các chi tiết dẫn hướng phải có đặc đIúm là có tính lắp lẫn cao để có thể lắp cho các loại khuôn khác nhau trong quá trình dập thử. Lắp ghép giữa trụ dẫn

.

bạc dẫn hướng là lắp chặt. Các kích thước của trụ và bạc dẫn hướng được tiêu chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của nhà máy. Khi chế tạo trụ và bạc dẫn hướng thường phải đem đi nhiệt luyện đạt độ cứng 56-60HRC.

Hình 32: Trụ dẫn hướng

đảo giữa các đường kính không vượt quá 0,05mm.

Trong quá trình dập khi mà không cần thiết phải sử dụng trụ, bạc dẫn hướng để dẫn hướng cho cả nửa khuôn trên, ta có thể làm riêng một bộ dẫn hướng cho chày để chày có thể làm viẹc chính xác hơn đồng thời chính bộ phận dẫn hướng này làm giảm lực ngang cho chày, tránh sinh momen uốn bẻ gãy chày trong bộ khuôn uốn hai đầu.

IV.3 Hướng dẫn điều chỉnh khuôn

Kết cấu cũng nh kích thước của chi tiết bản lề ôtô là rất phức tạp, bởi vậy những vấn đề gặp phải khi điều chỉnh khuôn dập vuốt cũng khác nhau phụ thuộc vào đặc điểm của từng chi tiết. Nhưng chung quy lại chỉ có hai điểm phổ biến nhất, một là “rách” hai là “nhăn” quá trình điều chỉnh khuôn uốn là nhằm giải quyết vấn đề nhăn và rách để cuối cùng dập ra chi tiết đạt yêu cầu. Vì thế thời gian điều chỉnh khuôn dập vuốt thường dài hơn thời gian điều chỉnh các khuôn khác, những khó khăn và vấn đề gặp phải cũng nhiều hơn.

1. Mài sửa mặt chặn

Hình dạng mặt chặn phôi nói chung được cấu thành bởi mặt phẳng, mặt trụ, mặt côn và những mặt có thể khai triển được. Sau khi gia công chép hình thì mặt hình của chày, cối và vành chặn về cơ bản đã thoả mản yêu cầu của thiết kế, xong đối với việc sử dụng khuôn thì vẫn chưa đáp ứng được, chúng phải được mài sửa để phù hợp với nhau mới có thể tiến hành dập thử. Quá trình mài sửa cho phù hợp gọi là điều chỉnh.

.

Khi điều chỉnh khuôn dập vuốt trước hết phải mài sửa mặt chặn. Ở những chỗ khe hở lớn hơn chiều dày phôi thì phải đệm thêm những miếng căn , dùng sơn mầu Ðp để sửa mặt chặn nằm bảo đảm khe hở đồng đều ở mọi nơi

2. Đánh bóng mặt chặn phôi, góc lượn của cối... sau khi đã mài sửa xong, lau sạch.

3. Kiểm tra phần lõm trên chày dập, dấu khuôn về độ khớp, mài sửa các góc lượn

4. Điều chỉnh dập

Dập thử là bước mấu chốt nhất khi điều chỉnh khuôn dập vuốt , trước hết cắt mấy tấm phôi vuốt theo đúng những quy định của bản vẽ vật dập về vật liệu, chiều dàu để tiến hành dập thử. Sau đó phân tích các khuyết tật xuất hiện trong quá trình dập thử để tìm nguyên nhân và cách khắc phục.Về cơ bản các khuyết tật nhăn và rách xuất hiện là do :

*Những nơi rách do mét trong những yếu tố sau: - Áp lực chặn quá lớn

- Góc lượn thành cối quá nhỏ

- Bôi trơn chưa hợp lý

*Những nơi nhăn, gấp do mét trong những yếu tố sau: - Áp lực chặn quá nhỏ

- Góc lượn thành cối quá lớn

Vì những đã nêu trên khi dập thử nếu thấy xuất hiện khuyết tật thì điều đặc biệt chú ý là mài sửa mặt chặn để tạo ra áp lực chặn trên toàn bộ mặt chặn phôi trương đối đồng đều .

Đây là một đề tài đã được ứng dụng sản xuất trong thực tế. Tuy nhiên quá trình sản xuất đó chỉ mang tính chất chế thử, quy mô nhỏ nên quá trình thiết kế khuôn và thiết bị không mang tính tự động cao.

Trong khuôn khổ của một đề tài tốt nghiệp: TÝnh toán và thiết kế quy

trình công nghệ chế tạo cụm bản lề của cánh cửa ô tô Huyn-dai Do thời gian và

kinh nghiệm có hạn chắc chắn sẽ không tránh khỏi thiếu sót, mong thầy cô và các bạn đọc tham gia đóng góp ý kiến để tác giả hoàn thiện hơn nữa đề tài của mình. Xin chân thành cảm ơn!

Một phần của tài liệu tính toán và thiết kế quy trình công nghệ chế tạo cụm bản lề của cánh cửa ô tô huyn-dai và máy dập phục vụ cho công nghệ (Trang 83 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w