Hướng phát triển tiếp theo

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÂN TẢI SERVER SỬ DỤNG PROXY ĐỘNG (Trang 47 - 50)

Trong quá trình nghiên cứu này, mặc dù đã đưa ra được thực nghiệm để chứng tỏ

tính khả thi của mô hình đã đưa ra, nhưng do thời gian có hạn nên thực nghiệm này vẫn còn một số hạn chếđể có thể chứng minh được những ưu điểm của mô hình này. Lý do là thực nghiệm đưa ra là một tính toán đơn giản, không đòi hỏi nhiều khả năng xử lý của

Server, thêm vào đó, việc kiểm tra kết quả của thực nghiệm chỉ được thực hiện trong một phạm vi nhỏ với sốlượng máy tham gia là rất ít, trong khi đó những ưu điểm của mô hình

đưa ra chỉ có thểđược thể hiện rõ khi nó được áp dụng vào mô hình tính toán lớn, đòi hỏi khả năng xử lý lớn ở Server, đồng thời số lượng máy tham gia nhiều và phải thường xuyên có yêu cầu tính toán trên Server.

Mục tiêu tiếp theo của quá trình nghiên cứu sắp tới là thực hiện được một thực nghiệm có quy mô lớn để có thể kiểm chứng được những ưu điểm của mô hình đã đưa ra, đồng thời tìm hiểu những khuyết điểm của mô hình khi được áp dụng vào thực tế để có những sự sửa chữa và bổ sung cho phù hợp với thực tế.

Mục tiêu lâu dài của quá trình nghiên cứu này là đưa ra mô hình cụm Proxy phân tải cho cụm Server. Theo đó, một cụm Proxy là một tập hợp rất nhiều Proxy kết nối đến nhau

và được đặt giữa một mạng cục bộ lớn và một cụm các Server. Mô hình này sẽ được kế

thừa từ mô hình đã đưa ra trong luận văn này do đó nó vẫn giữ được khả năng giảm tải

cho Server và tăng hiệu quả sử dụng đường truyền Internet. Tuy nhiên mô hình mới với cụm Proxy đặt giữa Client và cụm Server sẽtăng khảnăng chịu lỗi của hệ thống khi có sự

cố xẩy ra. Với cách bố trí một Proxy nằm giữa Client và Server, khi Proxy bị lỗi và không thể hoạt động bình thường, toàn bộ Client phía sau Proxy sẽ không thể liên kết ra ngoài Internet và các công việc liên quan cũng sẽ phải tạm dừng, gây tổn thất lớn về kinh tế.

39

Nhưng khi các Proxy được bốtrí để liên kết với nhau, một Proxy hỏng có thểđược tạm thời thay thế bằng cách hướng đường truyền của các Client phía sau nó sang cho Proxy khác. Việc áp dụng mô hình đã đưa ra ở luận văn này sẽ giúp cho Server có thểđưa tính

toán của nó về các Proxy khác nhau vào các thời điểm khác nhau, cho nên khảnăng giảm tải cho phía Server là không đổi. Như vậy mô hình mới ngoài khả năng giảm tải cho Server, nó còn có thêm khảnăng chịu lỗi trong chính các Proxy, giảm thiểu đáng kể rủi ro do khi một Proxy gặp sự cố gây ra.

40

Tài liệu tham khảo

[1] Bellifemine, F and Caire, G and Greenwood, PA. Developing Multi-Agent Systems with JADE. John Wiley & Sons Ltd, 2007.

[2] Blatt, R. “De Jure” standards. MIT, 1999

[3] Brooks R. Intelligence without Representation. Artificial Intelligence, 1991, trang 139–159.

[4] Brown, P. and Rossak, W. Mobile Agents. Morgan Kaufmann Publishers and dpunkt.verlag, 2005.

[5] Genesereth and Ketchpel, SP. Software Agents. Communications of the ACM,

1994, trang 48-53.

[6] Picco, GP. Understanding Code Mobility (Tutorial Session). In ICSE ’00: Proceedings of the 22nd International Conference on Software Engineering, 2000, trang 834.

[7] Rao AS and Georgeff M. BDI Agents: from Theory to Practice. In Proceedings of the 1st International Conference on Multi-Agent Systems, 1995, trang 312–319.

[8] Russell, SJ and Norvig, P. Artificial Intelligence: a Modern Approach, 2nd edn. Prentice Hall, 2003.

[9] White, JE. Telescript Technology: Mobile Agents. In Bradshaw Jeffrey, (ed), Software Agents, AAAI Press/MIT Press, 1996.

[10] Wooldridge, MJ and Jennings, NR. Intelligent Agents: Theory and Practice. Knowledge Engineering Review, 1995, trang. 115–152.

[11] http://en.wikipedia.org/wiki/Client-server [12] http://en.wikipedia.org/wiki/Google_Apps [13] http://en.wikipedia.org/wiki/Proxy_server [14] http://en.wikipedia.org/wiki/Software_agent [15] http://vi.wikipedia.org/wiki/CAPTCHA [16] http://jade.cselt.it/

41 [17] http://www.fipa.org/

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH PHÂN TẢI SERVER SỬ DỤNG PROXY ĐỘNG (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(50 trang)