1. Giải pháp về chính sách.
Tập trung xây dựng chiến lược quy hoạch, hoàn chỉnh và ban hành đồng bộ hệ thống luật pháp, chính sách thương mại.Cần tiếp tục nghiên cứu hòan thiện các văn bản pháp luật, các chính sách liên quan đến thương mại, tài chính, khoa học công nghệ và chính sách đào tạo nguồn nhân lực... một cách đồng bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế để các thành phần kinh tế có thể tham gia vào phát triển khu vực công nghiệp. Kiện toàn và tăng cường công tác quản lý nhà nước tạo điều kiện cho phát triển công nghiệp theo hướng, vừa hoàn thiện và tăng cường chính sách quản lý nhằm tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển, vừa tăng cường biện pháp kiểm tra, kiểm soát để đảm bảo phát triển đúng hướng. Sớm hình thành một mạng lưới công nghiệp trong cả nước trên cơ sở đa dạng hóa về quy mô và chế độ sở hữu. Hoàn chỉnh quy hoạch phát triển các khu, cụm điểm công nghiệp trên phạm vi cả nước, hình thành các vùng công nghiệp trọng điểm. Ưu tiên ngân sách và huy động các nguồn lực khác, theo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển, để đẩy nhanh việc xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng trong từng vùng và trên phạm vi cả nước - đây được coi là một trong những khâu đột phá trong phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta.
2. Giải pháp về mặt thị trường.
Tăng cường phát triển công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh nội địa hoá các sản phẩm đáp ứng yêu cầu về phụ tùng, thiết bị tại chỗ cho doanh nghiệp. Bài học kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển cho thấy công nghiệp hỗ trợ giữ vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp. Phát triển công nghiệp hỗ trợ thuộc các ngành trọng điểm của nền kinh tế không chỉ giúp các doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, giảm giá thành sản phẩm; mà còn giúp các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đẩy mạnh hợp tác, góp phần thực hiện mục tiêu tăng tỷ lệ nội địa hóa các sản phẩm. Vì vậy, cần xem xét giải quyết những khó khăn vướng mắc trong xây dựng và phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ ở nước ta hiện nay. Đồng thời, để nâng cao khả năng cung ứng nguyên, phụ liệu một cách kịp thời và hiệu quả hơn, cần xây dựng ngay một số cơ sở đầu mối (có thể đặt tập trung tại các khu công nghiệp...) đóng vai trò trung tâm tổ chức nhập khẩu và cung ứng nguyên, phụ liệu trong một số lĩnh vực như sản xuất hàng dệt may, giầy dép, sản phẩm gỗ, sản phẩm nhựa cho các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu trong nước. Từng bước xây dựng và tiến tới chuyên nghiệp hóa các dịch vụ hỗ trợ cho ngành công nghiệp như thiết kế tạo mẫu, họat động quản trị sản xuất, marketing... để cung ứng đầu vào và phát triển đầu ra.
3. Giải pháp về mặt công nghệ.
Nâng cao chất lượng, sức cạnh tranh, hàm lượng khoa học công nghệ và tỷ trọng giá trị tăng thêm trong sản phẩm công nghiệp xuất khẩu. Cần nhận thức rằng mục tiêu đặt ra cho công nghiệp nước ta là phải thay đổi căn bản tỷ lệ của 3 nhóm sản phẩm công nghiệp phục vụ xuất khẩu, gồm: một, chế tạo, hai, gia công- chế biến và ba, nguyên liệu... Thay đổi tỷ lệ này là thay đổi đáng kể đến cơ cấu kim ngạch hàng hóa xuất khẩu và có tác động rất lớn đến cơ cấu các ngành sản xuất công nghiệp trong nước, cũng như cơ cấu nội bộ mỗi phân ngành công nghiệp. Theo đó, trước mắt tập trung nguồn lực vào phát triển nhóm ngành đang có lợi thế cạnh tranh và có thị trường, gồm các ngành điện, than, dầu khí, hàng may mặc, giày dép, chế biến khoáng sản... và các ngành có thể nâng cao nhanh chóng kim ngạch xuất khẩu trong thời gian ngắn, có khả năng chiếm lĩnh được thị trường về hàng tiêu dùng thiết yếu. Đây là những ngành chủ yếu dựa trên nguồn lao động rẻ và tài nguyên thiên nhiên sẵn có, nhưng cũng cần lưu ý là những lợi thế này cũng đang có xu hướng giảm nhanh. Đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu và tạo ra những đột phá mới trong xuất khẩu hàng công nghiệp chế biến, chế tạo hàng có hàm lượng khoa học công nghệ, tạo thêm các sản phẩm xuất khẩu chủ lực, giá trị gia tăng xuất khẩu cao. Chuyển xu hướng gia tăng mạnh xuất khẩu sản phẩm “thô” trong thời gian qua sang xu hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm công nghiệp
chế biến trong kim ngạch xuất khẩu, phục vụ xuất khẩu trên cơ sở định hướng công nghiệp kỹ thuật cao. Hạn chế và tiến tới chấm dứt xuất khẩu tài nguyên thiên nhiên và các mặt hàng chưa qua chế biến, thông qua việc thực hiện đồng bộ các biện pháp nâng cao chất lượng tăng giá trị hàng hóa là biện pháp vừa mang tính cơ bản vừa mang tính lâu dài.
4. Giải pháp về nguồn vốn.
Cần thay đổi định hướng cơ cấu đầu tư công nghiệp, đối với khu vực doanh nghiệp nhà nước đầu tư để phát triển các ngành xuất khẩu thay vì đầu tư cho thay thế nhập khẩu. Đối với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài cần ưu tiên lựa chọn các dự án có triển vọng công nghệ và thị trường quốc tế. Chuyển hướng đầu tư tập trung cho các ngành sử dụng nhiều lao động và những ngành có hàm lượng công nghệ - kỹ thuật cao.
Xác định có trọng tâm và đầu tư đúng mức vào những ngành kinh tế mũi nhọn, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất theo các nhóm ngành: nhóm ngành có lợi thế cạnh tranh, nhóm ngành nền tảng và nhóm ngành tiềm năng. Trước mắt, dựa trên cơ sở lợi thế so sánh động, cần xác định ưu tiên và xây dựng kế hoạch ngắn, trung và dài hạn đối với các ngành công nghiệp trọng điểm. Chẳng hạn, các ngành công nghiệp khai thác và chế biến tài nguyên thiên nhiên có chọn lọc phù hợp với điều kiện về vốn, công nghệ, thị trường giúp cho quá trình tích lũy vốn nhanh hơn, tạo ra cơ sở ổn định lâu dài cho việc cung cấp những nguyên liệu cơ bản của toàn bộ sự phát triển công nghiệp, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội, bao gồm các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, dầu khô, khí đốt, than, luyện thép, vật liệu xây dựng... Các ngành công nghiệp sử dụng nhiều vốn, kỹ thuật, công nghệ như các ngành cơ khí chế tạo, đóng tàu, sản xuất hàng tiêu dùng cao cấp... có ý nghĩa chiến lược xét về trung và dài hạn. Hiện đại hóa một số ngành cơ khí có đủ khả năng cung cấp công cụ và thiết bị cho một số ngành nông, lâm, ngư nghiệp và công nghiệp chế biến.
Tranh thủ huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân, tiếp tục thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các dự án công nghiệp lớn trong nước, ưu đãi về lãi suất cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ