Biểu đồ sản lượng thịt trâu ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi trâu ở Việt Nam và Thế giới (Trang 32 - 38)

- Chăn nuôi trang trại với quy mô trên 10 trâu sinh sản ở một số tỉnh miền núi phía bắc (Hà Giang, Tuyên

Biểu đồ sản lượng thịt trâu ở Việt Nam

(Năm) (Nghìn tấn)

67.5 71.5

 * Tình hình tiêu thụ thịt trâu ở Việt Nam

Thịt trâu hay còn gọi là thịt đỏ ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, đánh giá đúng vị trí của nó trên thị trường vì nhiều nạc, ít mỡ và ít cholesterol. Hơn nữa, chất lượng thịt trâu không thua kém thịt bò. Đời sống ngày càng cao và nhu cầu về thịt đỏ trên thị trường ngày càng lớn, tuy nhiên thịt trâu trên thị trường hiện nay

chiếm tỷ lệ rất thấp (2,4-3%) trong tổng số thịt tiêu thụ hàng ngày. Gần đây nhiều địa phương và thành phố đã xuất hiện nhiều cửa hàng thịt trâu với biển hiệu đặc sản đã chứng minh vai trò của thịt trâu trong đời sống xã hội, dần dần xóa bỏ được định kiến sai về thịt trâu như hôi, dai, tanh và không ngon.

Hàng năm, có khoảng 300-320 ngàn con trâu được giết thịt phục vụ tiêu dùng nội địa và một phần xuất khẩu sang Lào, Thái Lan. Một số vùng trong nước đã có thói quen tiêu thụ thịt trâu từ lâu, theo kết quả điều tra của Viện Chăn nuôi năm 1996, ở thị trường Hà Nội thịt trâu chiếm 52,4% trong tổng số thịt trâu, bò và 96,6% ở Thái Nguyên. Như vậy, nhu cầu thịt trâu và thị trường tiêu thụ thịt trâu trong tương lai còn rất lớn. Qua kết quả nghiên cứu này ta thấy được thực tế sản lượng thịt trâu được tiêu thụ cao hơn số lượng thống kê hàng năm.

 * Định hướng chăn nuôi trâu

Cho đến nay nước ta chưa có chính sách quốc gia về phát triển chăn nuôi trâu. Nhưng nhiều địa phương đã có chính sách nhằm khuyến khích phát triển chăn nuôi trâu để giải quyết một phần sức kéo, phân bón cho trồng trọt và đáp ứng nhu cầu thịt tiêu dùng của người dân. Sau đây là một số giải pháp để phát triển đàn trâu:

+ Cải tạo đàn trâu tăng sản lượng và phẩm chất thịt trâu trong tiêu thụ thực phẩm

+ Khuyến khích mở và duy trì chợ trâu truyền thống tạo điều kiện cho người chăn nuôi có cơ hội mua bán trâu giống và trâu thịt.

+ Xây dựng chiến lược về thị trường dựa trên tiềm năng phát triển và nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thịt trâu trong nước và khu vực.

+ Chủ động tổ chức sản xuất để tạo ra sản phẩm hàng hóa có số lượng lớn, ổn định đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng thị trường tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Kết luận

 Dân số thế giới hiện nay đã đạt gần 8 tỉ người, để đảm bảo thực phẩm đủ cho quy mô dân số đông và ngày một gia

tăng như vậy là yêu cầu đặt ra đối với ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi trâu nói riêng. Hiện nay, tuy chăn

nuôi trâu chiếm vị trí chưa đáng kể trong ngành chăn nuôi, nhưng cùng với sự chuyển hướng của nhu cầu người tiêu dùng, các sản phẩm từ trâu đang dần tìm được chỗ đứng của mình trên thị trường. Nước ta có nhiều điều kiện

thuận lợi để phát triển đàn trâu, nếu thực hiện tốt việc chuyển đổi hướng chăn nuôi trâu phù hợp với tình hình hiện nay, thì có thể chắc chắn rằng trâu sẽ mang lại đóng góp không nhỏ cho ngành chăn nuôi nước nhà cũng như để trâu luôn là biểu trưng của văn hoá Việt, mộc mạc, bình dị.

Một phần của tài liệu Tình hình phát triển và phân bố ngành chăn nuôi trâu ở Việt Nam và Thế giới (Trang 32 - 38)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(39 trang)