DỰ BÁO VÀ XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 33 - 70)

2. Dự báo:

2.1. Sản phẩm tôn mạ, thép mạ:

Do số liệu ngành hạn chế, chúng tôi dựa vào xu hướng tiêu thụ ở các thị trường khác để xác định năng lực tiêu thụ loại sản phẩm này tại thị trường trong nước. Một số nước tại châu Âu và các nước công nghiệp đang phát triển với tốc độ cao tại châu Á có tỷ lệ tiêu thụ sản phẩm này khoảng 30 – 160 Kg/người/năm, tuy nhiên tính trung bình có thể loại trừ trường hợp Nhật Bản và Hàn Quốc do sự phát triển rất mạnh của ngành công nghiệp như: đóng tàu, ô tô tại hai quốc gia này. Giả sử tỷ lệ tương tự có thể đạt đến của Việt nam trong tương lai, lượng tiêu thụ tấm mạ tổng cộng sẽ vào khoảng 2.6 – 13 triệu tấn/năm và từ 2.6 - 5 triệu tấn/năm tính trung bình loại trừ Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây có thể xem là nhu cầu bảo hòa của thị trường tôn mạ. Theo ước tính này, khả năng tăng trưởng dài hạn của thị trường tấm mạ vẫn khá tốt.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy sự phát triển của ngành công nghiệp (đặc biệt công nghiệp nặng như ô tô, đóng tàu) và chính sách đầu tư nói chung, phát triển hạ tầng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ hai sản phẩm trên tăng nhanh. Một số nước có sự phát triển hạn chế các lĩnh vực trên sẽ có nhu cầu tiêu thụ thấp (như Thái Lan) và gần như không tăng với tỷ lệ tiêu thụ đang ở mức ngang bằng với Việt nam. Theo lý luận này, tốc độ tiêu thụ tôn mạ trong nước sẽ tăng chậm lại ở giai đoạn hiện hữu và cần nhiều thời gian hơn cũng như sự bứt phá của ngành công nghiệp để đẩy tiêu thụ tôn mạ tăng cao hơn.

3. (*) Trung bình tiêu thụ tại một số nước như sau: Trung quốc (21 Kg);Nhật Bản (160Kg), Hàn Quốc (135 Kg), Đài Loan (117Kg), Thái Lan (8Kg), (Theo số liệu World steel). Trung bình của Việt Nam khoảng 1 triệu tấn/năm tương đương 11Kg/người/năm.

4. Công suất cung hiện tại của sản phẩm tôn mạ tại Việt Nam

xấp xỉ 2 triệu tấn, với mức dư thừa khoảng 1 triệu tấn so với tiêu thụ 2012. Nếu dựa trên con số tiêu thụ của Trung Quốc hiện tại là 19 Kg/người, thì năng lực tiêu thụ của Việt Nam cũng chỉ đạt đến 1.6 triệu tấn/năm trong khi tiềm lực kinh tế cho thấy nhu cầu tiêu thụ của Việt Nam chưa thể đạt được như Trung Quốc. Do đó, áp lực cung ngắn hạn là hiện hữu đối với thị trường trong nước và giai đoạn tăng trưởng cần phải dài hơn để đạt mức tiêu thụ như vậy trong tương lai. Trong khi kinh tế toàn cầu hiện nay có tốc độ chậm lại của đầu tư, xây dựng và phát triển công nghiệp cộng với chính sách kiểm soát đầu tư hạ tầng trong nước, tăng trưởng quy mô ngành nói chung ngắn hạn khá áp lực.

5. 6.

6.1. Vị thế Hoa Sen: Tiêu thụ tôn mạ của Việt Nam năm 2012 ước khoảng 1 triệu tấn trong đó Hiệp hội thép là 736,000 tấn. Tính trên toàn ngành, tiêu thụ tôn mạ chỉ tăng chậm, nhưng Hiệp hội thép lại có tốc độ tăng trưởng cao khoảng 20%, tương đương 125,000 tấn. Sự chuyển dịch thị phần diễn ra khá mạnh với thị phần gia tăng

của khối Hiệp hội so với bên ngoài và ngay cả giữa các doanh nghiệp trong Hiệp hội. Một số doanh nghiệp có sản lượng sụt giảm như Posvina, Nam Kim, Phương Nam với mức giảm bình quân 10-15%. Trong đó, Hoa Sen thể hiện năng lực cạnh tranh rất tốt với sản lượng tiêu thụ tăng 30% (+ 51,700 tấn,) tạo ra thị phần cách biệt lớn so với đơn vị thứ hai là Sunsteel. Lợi thế cạnh tranh của Hoa Sen so với những đơn vị này là hệ thống phân phối mạnh và ngày càng mở rộng. Trong đó, việc tham gia nhiều vào dòng sản xuất và phân phối tăng cạnh tranh về giá thành cũng như vai trò dẫn dắt thị trường ngày càng hiệu quả. Đây là lợi thế chúng tôi cho rằng Hoa Sen vẫn duy trì được tăng trưởng hoặc giữ tiêu thụ ổn định trong bối cảnh tăng trưởng ngành hạn chế. Do đó, khả năng sụt giảm thị phần của các doanh nghiệp này có thể còn tiếp diễn, củng cố vị thế của Hoa Sen trong mảng sản phẩm này. Xuất khẩu cũng là con đường quan trọng đối với kế hoạch tăng trưởng của Hoa Sen.

6.2. Sản phẩm ống thép:

6.3. Tiêu thụ trung bình ống thép hàn thấp hơn tôn mạ với lượng bình quân 12 – 40 Kg/người/năm. Đối

với Trung Quốc, chính sách đầu tư hạ tầng thời gian qua làm cho mức tiêu thụ ống thép tăng liên tục với tốc độ bình quân 21%/năm. Tiêu thụ bình quân của Việt Nam là 6.6 Kg/người/năm với sản lượng gần như không tăng các năm gần đây (khoảng 550,000 tấn). Dự phóng tỷ lệ tiêu thụ tương đương bình quân thế giới như trên, sản lượng ống tiêu thụ của Việt Nam có thể đạt từ 1.0 – 3.4 triệu tấn/năm. Đây là sản lượng có thể đạt được ở giai đoạn tốc độ công nghiệp và xây dựng phát triển đỉnh điểm nhưng sản lượng bảo hòa sẽ thấp hơn. Xem xét riêng mức tiêu thụ của Trung Quốc thì bình quân của Việt Nam sẽ đạt khoảng 1.9 triệu tấn/năm. Nhìn chung, ngành xây dựng và đầu tư hạ tầng có sự ảnh hưởng mạnh đến tốc độ tăng tiêu thụ ống thép hơn sản phẩm tôn, tấm thép mạ. Do đó, tiềm năng tăng trưởng của ống thép vẫn khá tốt.

khoảng 2 triệu tấn tương đương mức dư cung xấp xỉ 1.3 triệu tấn. Trong đó, thống kê tiêu thụ Hiệp hội thép đạt tăng trưởng 20% năm 2012, tương đương 100,000 tấn. Tốc độ tăng trưởng diễn ra khá đều ở nhóm doanh nghiệp đầu ngành, ngoại trừ công ty 190 (giảm 3.7%). Trong đó, 3 doanh nghiệp là Seah Việt Nam, Việt Đức và Hoa Sen chiếm 55% lượng tăng trong đó Seah tiêu thụ xuất khẩu lớn (~40%). Nhìn chung ở mảng sản phẩm này, Hoa Sen cũng thể hiện được tốc độ gia tăng thị phần mạnh nhưng không giữ vị trí chi phối như ở mảng tôn thép. Lợi thế cạnh tranh của Hoa Sen tiếp tục nằm ở hệ thống phân phối rộng và thương hiệu cũng như khả năng sản xuất thép cán nguội sẽ lợi thế hơn về giá thành so với các doanh nghiệp còn lại, tạo điều kiện để gia tăng thị phần. Tuy nhiên, áp lực cạnh tranh cũng lớn hơn mảng tôn thép với số công ty tham gia ngành nhiều hơn, thị phần phân tán.

6.7. Sản phẩm nhựa:

6.8. Theo Hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA), Nhật Bản, Mỹ, Đức là 3 thị trường chính của sản phẩm nhựa Việt Nam. Trong đó, Nhật Bản là thị trường nhập khẩu nhiều nhất sản phẩm nhựa Việt Nam trong 5 năm gần đây. Đây là cũng thị trường mà kim ngạch xuất khẩu sản phẩm nhựa của Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất trong năm 2012, tăng 24% so với năm 2011, chiếm tỷ trọng 22,6%.

6.9. Trong quy hoạch đến năm 2020, ngành nhựa đã tính đến việc chuyển dịch cơ cấu nhóm sản phẩm nhựa theo hướng giảm tỷ trọng các nhóm sản phẩm nhựa bao bì và nhựa gia dụng, tăng dần tỷ trọng nhóm nhựa vật liệu xây dựng và kỹ thuật.

6.10. Theo quy hoạch phát triển ngành Nhựa VN đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đã được Bộ Công Thương phê duyệt, dự kiến tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất Công nghiệp ngành Nhựa giai đoạn 2011-2020 đạt 17,5%, tỷ trọng ngành Nhựa so với toàn ngành Công nghiệp đến năm 2020 đạt 5,5%.

6.11. Nhận định về triển vọng của ngành Nhựa VN trong 10 năm tới, ngành Nhựa VN có rất nhiều tiềm năng, sẽ có rất nhiều đơn hàng từ các nước đến VN, bởi công nhân VN rất cần cù lao động, nắm bắt nhanh những công nghệ tiên tiến từ các nước. Bên cạnh đó, giá thành sản phẩm nhựa VN cũng vừa phải, nhân công thì rẻ. Do đó,

nhu cầu lao động trong thời gian tới.

6.12. Nhờ tính ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành Nhựa, nên sự tăng trưởng của nền kinh tế luôn có sức ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu thụ của các sản phẩm nhựa. Hiện ngành Nhựa VN có hơn 2000 nhà máy sản xuất, với mức tăng trưởng bình quân từ 15 - 20% mỗi năm, trong đó 90% sản phẩm đầu ra đến từ khu vực kinh tế tư nhân.

6.13. 2. Chuỗi giá trị và lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp:

6.14. 2.1. Chuỗi giá trị của Doanh nghiệp:

6.15. Chuỗi giá trị của công ty là tổng hợp các hoạt động có liên quan của doanh nghiệp tạo và làm tăng giá trị cho khách hàng. Công cụ “chuỗi giá trị” giúp công ty nhìn và phân tích toàn bộ những hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, dẫn đến việc xác định sự thành công của doanh nghiệp nằm tại chỗ nào, bộ phận nào của doanh nghiệp cần phải đẩy mạnh.

6.17. 2.1.1. Các hoạt động sơ cấp:

Logictics đầu vào:

6.18. Các hoạt động liên quan đến tiếp nhận, tồn kho, phân phối các đầu vào của sản phẩm, như quản lý nguyên vật liệu, lưu kho và quản lý tồn kho, lập lịch hoạt động của các phương tiện và hoàn trả cho nhà cung cấp.

6.19. Doanh nghiệp đã có quá trình hoạt động qua nhiều năm, hệ thống nhà cung cấp đa dạng, đáp ứng kịp thời quá trình sản xuất. Hệ thống tiếp nhận và quản lý chất lượng đầu vào hoạt động hiệu quả. Sử dụng phần mềm quản lý nguồn lực (ERP) tiên tiến, quản lý tốt quá giao quản lý kho, tồn kho và các phương tiện logistics đầu vào.

vật liệu xây dựng.

6.21. Doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm hoạt động trong ngành tôn,thép, hoạt động được quản lý với đội ngũ có giàu năng lực và kinh nghiệm. Yêu cầu chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn và được kiểm định qua từng khâu thực hiện. Các sản phẩm được thiết kế phù hợp cho từng đối tượng khách hàng.

Locgistics đầu ra: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

6.22. Các hoạt động liên quan đến thu gom, lưu trữ và phân phối thực tế các sản phẩm đến người mua như tồn kho thành phẩm, quản lý vật liệu, vận hành với các phương tiện phân phối, quy trình đặt hàng luôn được cập nhật và quản lý rất khoa học.

Marketing và bán hàng:

6.23. Các hoạt động liên quan đến cung cấp các phương tiện để khách hàng mua sản phẩm, hoặc thúc đẩy họ mua sản phẩm, như quảng cáo, khuyến mãi, bán hàng, báo giá, lựa chọn kênh phân phối và làm giá.

6.24. HOA SEN có một hệ thống phân phối tốt, với uy tín thương hiệu là lợi thế cạnh tranh lớn của doanh nghiệp.

6.25. Đẩy mạnh hơn nữa các chương trình tiếp thị, quảng bá thương hiệu nhằm tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Hoa Sen trong tâm thức người tiêu dùng.

Dịch vụ:

6.26. Các hoạt động liên quan đến cung cấp các dịch vụ nhằm tăng cường và duy trì tốt giá tri của sản phẩm được thường xuyên quan tâm và thực hiện.

6.27. 2.1.2. Các hoạt động hỗ trợ:

Cơ sở hạ tầng:

6.28. Hệ thống cơ sở hạ tầng đa ngành, các hoạt động quản trị tổng quát, lập kế hoạch, tài chính, kế toán, pháp lý, công tác với cơ quan nhà nước, quản trị chất lượng.

6.29. Doanh nghiệp được quản trị với các nhà lãnh đạo nhiều năm kinh nghiệm, cùng với uy tín thương hiệu quan hệ tốt với các cơ quan nhà nước là lợi thế của doanh nghiệp. Để bảo đảm chất lượng sản phẩm và thể hiện trách nhiệm xã hội, Tập đoàn đã áp dụng và duy trì bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2008 về Hệ thống quản lý chất lượng; thực hành

chuẩn OHSAS 18000 về Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp.

6.30. Về tình hình tài chính: Doanh thu của HSG không ngừng tăng và xu hướng tăng nhanh năm 2010 là 8.166 tỷ đến năm 2011 là 10.088 đồng tăng 23.5 %, Niên độ 2011 - 2012, chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đã có bước tăng trưởng ấn tượng với con số 368 tỷ đồng, vượt xa con số 160 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế của niên độ 2010 - 2011 cũng như con số 240 tỷ đồng theo kế hoạch NĐTC 2011 - 2012

Hoạt động quản trị nguồn nhân lực:

6.31. Nhân tố con người có vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi doanh nghiệp ở mọi thời đại. Vì thế, ngay từ ngày đầu hình thành, HOA SEN GROUP đã quan tâm đến chiến lược nguồn nhân lực, chú trọng xây dựng một đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm, được đào tạo bài bản, gắn bó và đoàn kết.

6.32. HOA SEN GROUP có một đội ngũ kỹ sư, công nhân lành nghê, chuyên nghiệp. Chiến lược cung cấp đủ nhân lực và đáp ứng được mạng lưới rộng lớn của công ty. Phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú trọng đến đội ngũ cán bộ kế thừa và quản trị viên dự nguồn; tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ và kỹ năng cho cán bộ công nhân viên.

6.33. Tuyển dụng nhân sự theo quy trình được thiết lập, để bảo đảm nhân viên mới có đủ trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm cho vị trí cần tuyển dụng và có tư cách đạo đức tốt, có nguyện vọng gắn bó lâu dài với công ty.. Việc đào tạo và huấn luyện các kỹ năng và chuyên môn cần thiết được thực hiện tại công ty hoặc đào tạo các khóa học bên ngoài theo kế hoạch đào tạo của công ty.

6.34. Ngoài các khóa huấn luyện và đào tạo do công ty tổ chức, công ty khuyến khích cán bô – nhân viên tham dự các khóa đào tào ngoài giờ làm việc. Sau khóa học, nhân viên được cấp giấy chứng nhận Tốt nghiệp và được công ty hỗ trợ một phần kinh phí. Chính sách an toàn lao động là một chính sách quan trọng hàng đầu của công ty. Huấn luyện an tòan lao động cho nhân viên trước khi vào làm việc, trang bị thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân như: áo, giày kính,... đầy đủ, kịp thời theo tính chất công việc

tra đánh giá công tác an toàn lao động tại các công trường.

Hoạt động nghiên cứu và phát triển:

6.35. Thường xuyên cập nhật thông tin về thị trường, tiếp tục khai thác thị trường nội địa, xây dựng chiến lược khách hàng mục tiêu, củng cố, ổn định thị trường truyền thống, chủ động tìm kiếm thị trường mới phù hợp với năng lực công ty, đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm, nắm bắt xu hướng phát triển chung của thị trường để phát triển các dòng sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu tiêu dùng của thị trường trong và ngoài nước.

6.36. 2.2. Lợi thế cạnh tranh của Doanh nghiệp:

6.37. 2.2.1. Quy trình sản xuất kinh doanh khép kín:

6.38. • Quy trình sản xuất tôn - thép của Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu từ dây chuyền sản xuất thép cán nguội. Thép cán nóng nhập khẩu đi qua dây chuyền này sẽ tạo ra thép cán nguội dạng cuộn.

6.39. • Sản phẩm thép cán nguội tiếp tục là nguyên liệu đầu vào cho các dây chuyền mạ để cho ra sản phẩm cuối cùng là tôn mạ.

6.40. • Đặc biệt, ở từng giai đoạn của quy trình sản xuất này, các thành phẩm của Tập đoàn Hoa Sen đều đáp ứng được những tiêu chuẩn chất lượng quốc tế của Hoa Kỳ, Úc, Nhật Bản. Do đó, những sản phẩm này đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của thị trường đối với các sản phẩm thép cán nguội và tôn mạ.

6.41. •Thông qua hệ thống hơn 108 chi nhánh phân phối bán lẻ trên toàn quốc và mô hình đại lý nhượng quyền thương mại, các sản phẩm chất lượng cao của Hoa Sen được đưa đến tận tay người tiêu dùng.

6.42. • Tập đoàn Hoa Sen bắt đầu xuất khẩu sản phẩm từ năm 2008, sản phẩm của Tập đoàn đã và đang xuất khẩu hơn 26 quốc gia, vùng lãnh thổ trên toàn thế giới như Đông Nam Á, Tây Á, Trung Đông, Đông Phi, Tây Phi, Nam Mỹ, Úc … Hiện tại, Tập đoàn Hoa Sen trở thành một trong những nhà xuất khẩu tôn mạ hàng đầu Đông Nam Á.

6.43. Với quy trình sản xuất kinh doanh khép kín, Tập đoàn Hoa Sen chủ động và kiểm soát chặt chẽ chi phí từng khâu trong quá trình sản xuất. Điều này giúp tối thiểu

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược phát triển của Tập đoàn Hoa Sen giai đoạn 2013 - 2020 (Trang 33 - 70)