Bài Thí Nghiệm 5: Chất lượng dịch vụ QoS: Ảnh hưởng của cơ chế xếp hàng

Một phần của tài liệu thí nghiệm đánh giá chất lượng của mạng viễn thông dùng opnet (Trang 45 - 57)

Ảnh hưởng của cơ chế xếp hàng

7. Giới thiệu

Trong một mạng lưu-và-chuyển, các router duy trì một hay nhiều hàng chờ cho mỗi đường ra. Việc duy trì (các) hàng chờ này là rất cần thiết vì một gói tin có thểđến rồi được chuyển tiếp tới một đường ra trong khi nó đang thực sự bận. Một cơ chế xếp hàng sẽ xác định một tập các quy tắc để đặt các gói tin vào (các) hàng chờ và lấy chúng ra khi chuyển tiếp. Cơ chế xếp hàng nguyên thuỷ là Vào trước-Ra trước (First-In, First-Out - FIFO) đối xử với tất cả các luồng dữ liệu như nhau và do đó khá đơn giản trong việc thực hiện. Một gói tin vừa mới tới sẽ được xếp ở cuối hàng và phải chờđến lượt đểđược chuyển tiếp.

Tuy nhiên, ngày nay khi mạng Internet còn được dùng để truyền cả các luồng thoại cũng như video thì các cơ chế FIFO đơn giản là không đủ. Các ứng dụng thoại và video đòi hỏi các yêu cầu khá cao vềđộ trễ và biến thiên trễ (jitter) truyền tải. Một cách đểđáp ứng các chỉ tiêu này là đối xử với các gói tin theo cách khác nhau trong các hàng chờ của router. Đối với cơ chế Xếp hàng Công bằng Trọng số (Weighted Fair Queuing - WFQ), mỗi cấp ưu tiên sẽ sử dụng một hàng chờ. Các trọng số được gắn với các hạng ưu tiên khác nhau dựa trên mức độ quan trọng của nó. Các hàng chờ sẽ được phục vụ (hay các gói tin sẽ được lấy ra từ các hàng và được gửi tới đường ra) với tốc độ dựa vào trọng số của chúng. Ví dụ, nếu hàng chờ A được gán trọng số bằng 1 còn hàng chờ B được gán trọng số là 2 thì cứ 2 gói tin của hàng B được chuyển đi thì sẽ có 1 gói tin của hàng A được phục vụ. Bằng cách gán các luồng thoại và video vào 1 hàng chờ có trọng số cao, chúng sẽ được chuyển tiếp với tốc độ cao hơn tải tin tiêu chuẩn.

Đối với cơ chế xếp hàng ưu tiên, nhiều hàng chờđược duy trì dựa trên cấp ưu tiên mà gói tin được gán. Trong trường hợp này, toàn bộ các gói tin có mức ưu tiên cao sẽđược chuyển tiếp trước mọi gói tin có mức ưu tiên thấp. Giả thiết chúng ta có hai hàng chờ, một hàng dành cho tải lưu lượng có mức ưu tiên một, còn một hàng cho tải lưu lượng mức ưu tiên hai, hàng chờ mức ưu tiên hai sẽ được xử lí cho đến hết, sau đó hàng chờ ưu tiên một mới được phục vụ. Nếu có gói tin mức ưu tiên hai đến thì việc phát gói tin mức ưu tiên một sẽ bị chặn lại để phục vụ gói tin mới đến có mức

ưu tiên cao hơn trước.

8. Mục tiêu thí nghiệm

Khảo sát các ảnh hưởng khi áp dụng các cơ chế xếp hàng khác nhau ở router. Tỉ lệ mất gói tin do tràn bộ đệm tại router cũng như độ trễ xếp hàng và biến thiên trễ (jitter) sẽ được khảo sát một cách chi tiết ở mỗi loại cơ chế khác nhau.

9. Các bước thí nghiệm

Xây dựng mô hình mô phỏng

Khởi động OPNET IT Guru Academic Edition 1.Chọn thực đơn File => New…

2.Chọn Project rồi nhấp OK.

3.Thay đổi Project Namexx_QoS_Queuing (trong đó xx là số khởi đầu), đặt tên hoạt cảnh Scenario NamePQ rồi nhấp OK.

4.Trong cửa sổInitial Topology, chọn Create Empty Scenario và nhấp vào Next. 5.Trong cửa sổChoose Network Scale, chọn Choose From Maps và nhấp Next. 6.Trong cửa sổChoose Map chọn usa rồi nhấp Next.

7.Trong cửa sổChoose Technologies nhấp Next. 8.Trong cửa sổReview, nhấp OK.

Hình 5.1. Hộp thoại Review của công cụStartup Wizard.

Đầu tiên chúng ta sẽ cấu hình hai ứng dụng nền FTP tương tự nhau ngoại trừ mức ưu tiên. 1.Chọn biểu tượng Application Config từ thư viện công cụ Object Palette và rồi đặt nó

vào không gian thiết kế workspace.

2.Nhấp phải chuột lên biểu tượng rồi chọn Edit Attributes. Đặt thuộc tính name

Applications.

3.Bung thư mục Application Definitions, đặt giá trị vềDefault.

Hình 5.2. Khai báo thuộc tính Applications.

4.Tiếp tục bung thư mục Application Definitions, đặt thuộc tính rows2.

5.Bung thư mục row 0, đặt trường tên NameFTP_Low_Priority_Application.

a.Bung thư mục thuộc tính Description, tiếp theo phải đặt thuộc tính Database về Off

để có thể cài đặt giá trị cho thuộc tính Ftp.

c.Trong cửa sổ (Ftp) Table vừa hiện ra, đặt các tham số cho thuộc tính Inter-Request Time (sec) như sau, Distribution Nameexponential, Mean Outcome5. Lưu ý là cần đặt trường Special Value vềNot Usedđể có thể thay đổi các tham số thuộc tính. Nhấp OKđểđóng cửa sổ“Inter-Request Time”.

d.Tương tự, đặt thuộc tính File Size (bytes)constant (500000).

e.Trường Type of Serviceđược đặt vềBest Effort (0). Best Effort là mức ưu tiên thấp nhất. Ứng dụng vừa được cài đặt sẽ truyền liên tục các file có kích thước 500 KB với khoảng thời gian trung bình giữa mỗi lần truyền là 5 giây.

f. Nhấp OKđểđóng cửa sổ(Fpt) Table.

Hình 5.3. Hộp thoại (FTP) Table của ứng dụng Low_Priority.

6.Tiếp theo, bung thuộc tính row 1 và đặt tên là FTP_High_Priority_Application.

a.Đặt Inter-Request Time (sec)exponential(5)File Size (bytes)constant (500000).

b.Thay đổi trường Type of Service về Exellent Effort (3). Exellent Effort cho phép mức ưu tiên cao hơn Best Effort.

c.Nhấp OK hai lần đểđóng cửa sổ.

Hình 5.4. Hộp thoại (FTP) Table của ứng dụng High_Priority.

Tiếp theo profile của mô hình mạng sẽđược định nghĩa thông qua các thao tác sau:

1.Chọn đối tượng Profile Config từ thư viện công cụObject Palette rồi đặt vào workspace. 2.Nhấp phải chuột lên đối tượng và chọn Edit Atttributes. Đặt thuộc tính name

Profiles.

3.Bung thuộc tính Profile configuration và đặt rows là 2.

4.Bung thuộc tính row 0 rồi đặt Profile NameFTP_Low_Priority_Profile.

a.Bung thuộc tính Applications và đặt row1.

b.Bung thuộc tính row 0, đặt trường Name FTP_Low_Priority_Application.

c.Đặt Duration (seconds)End of Last Task.

d.Bung thuộc tính Repeatability và đặt Inter-repeatition Time (seconds)constant (0).

Hình 5.5. Cài đặt tham số cho profiles.

5.Bung thuộc tính row 1, đặt Profile NameFTP_High_Priority_Profile.

a.Bung thuộc tính Applications và đặt rows1.

b.Bung thuộc tính row 0 rồi đặt trường NameFTP_High_Priority_Application.

c.Đặt Duration (seconds)End of Lask Task.

d.Bung thuộc tính Repeatability và đặt Inter-repetition Time (seconds)constant(0). 6.Nhấp OKđểđóng cửa sổ(Profiles) Attributes.

Các cài đặt vừa rồi cho chúng ta các profile cần dùng cho mô phỏng. Tiếp theo chúng ta sẽ xây dựng một mạng truyền dữ liệu sử dụng các profile này.

1.Chọn thiết bịppp_wkstn từ thư viện công cụ Object Palette và đặt nó vào workspace.

a.Nhấp phải chuột lên máy trạm này và chọn Edit Atributes.

b.Đặt trường nameFTP Low Client.

c.Bung thuộc tính Application: Support Profiles, đặt thuộc tính row1.

d.Bung row 0 rồi chọn Profile Name FTP_Low_Priority_Profile.

e.Nhấp OKđểđóng cửa sổ tương tác.

2.Chọn thiết bịppp_wkstn từ thư viện công cụ Object Palette và đặt nó vào workspace.

a.Nhấp phải chuột lên máy trạm này và chọn Edit Atributes.

b.Đặt trường nameFTP High Client.

c.Bung thuộc tính Application: Support Profiles, đặt thuộc tính row1.

d.Bung row 0 rồi chọn Profile Name FTP_High_Priority_Profile.

Hình 5.6. Cài đặt tham số cho FTP Low Client.

Tiếp theo chúng ta sẽ cài đặt máy chủ server hỗ trợ cả hai ứng dụng FTP vừa được định nghĩa.

Hình 5.7. Cài đặt tham số cho FTP Server.

workspace.

2.Nhấp phải chuột lên thiết bị rồi chọn Edit Attributes. 3.Thay đổi thuộc tính name của server thành FTP Server.

4.Nhấp phải chuột lên thuộc tính (…) ngang hàng với Application: Supported Services, chọn Edit.

5.Cửa sổ(Application: Supported Services) Table xuất hiện.Đặt thuộc tính Rows2. 6.Đặt trường Name trong hàng thứ nhất là FTP_Low_Priority_Application.

7.Đặt trường Name trong hàng thứ hai là FTP_High_Priority_Application.

8.Nhấp OK hai lần đểđóng các cửa sổ giao diện.

Hình 5.8. Cài đặt tham số cho Application: Supported Services.

Việc chọn hai router và tạo các kết nối trong mạng này được thực hiện như sau:

1.Chọn hai thiết bị ethernet4_slip8_gtwy trong thư viện đối tượng và đặt chúng vào workspace.

2.Nhấp phải chuột lên một router rồi chọn Set Name. Đặt tên của router này là Router 1. 3.Làm tương tựđểđặt tên router còn lại là QoS Router.

4.Chọn đường truyền PPP_DS1 trong thư viện đối tượng, dùng nó để nối hai máy trạm FTP với Router 1 và nối hai router với nhau.

5.Chọn đường truyền PPP_DS3 trong thư viện đối tượng và dùng nó để nối máy chủ FTP với QoS Router.

Tiếp theo chúng ta cần thiết lập các cơ chế xếp hàng sẽđược dùng trong các router. Nhấp phải chuột lên QoS Router và chọn Select Similar Nodesđể có thể áp dụng các thay đổi cho cả hai router đồng thời.

Hình 5.10. Cài đặt cơ chế xếp hàng PQ.

1.Trên cửa sổ workspace, chọn tab Protocols => IP => QoS => Configure QoS… 2.Đặt QoS SchemePriority Queuing.

3.Để ý là thuộc tính QoS Profile được đặt ởToS Based, nghĩa là các router sẽ dùng các mức ưu tiên Type of Service vừa được cài đặt thông qua việc sử dụng trường định nghĩa này.

4.Nhấp phải chuột lên khoanh chọn bên cạnh Interfaces on selected router(s). 5.Nhấp OK đểđóng cửa sổQoS Configuration.

Chúng ta vừa cài đặt để QoS Router sử dụng cơ chế xếp hàng phù hợp ở các giao diện của chúng. Lưu ý là một đối tượng QoS Parameters sẽ tự động xuất hiện trong workspace. Nguyên nhân là do chúng ta đã cấu hình QoS Router sử dụng các cơ chế xếp hàng vừa được định nghĩa trước đó. Tiếp theo chúng ta sẽ tiến hành kiểm tra tên giao diện được gán cho QoS Router.

1.Nhấp phải chuột lên đường truyền PPP nối QoS Router với Router 1, chọn Edit Attributes.

2.Kiểm tra các thuộc tính port aport bđể xem giao diện nào đang được sử dụng trên QoS Router (trong ví dụ này là IF10). Khi xây dựng bài thí nghiệm, chúng ta có thể nhận được tên giao diện khác tuỳ thuộc vào cách đặt đường truyền PPP.

Hình 5.11. Tên giao diện được gán cho QoS Router.

Chúng ta sẽ sử dụng thông tin vừa tìm được để thay đổi kích thước bộđệm của giao diện này sao cho tràn bộđệm nhanh chóng xảy ra.

1.Nhấp phải chuột lên QoS Router và chọn Edit Attributes.

2.Bung thư mục IP Routing Parameters, rồi thư mục Interface Information và thư mục hàng đối với giao diện vừa tìm được, row 10 trong ví dụ này.

3.Tiếp tục bung thư mục QoS Information, đặt thuộc tính Buffer Size (bytes)100000. Bằng cách đặt kích thước bộđệm trên giao diện này tương đối nhỏ, tràn bộđệm sẽ nhanh chóng xảy ra, cho phép chúng ta quan sát các kết quả của các cơ chế xếp hàng khác nhau dễ dàng hơn. Để ý là dù thế nào thì tràn bộđệm cuối cùng cũng sẽ xảy ra vì máy chủ FTP Server sản sinh ra tải lưu lượng khá lớn, được truyền trên đường truyền DS3 nối với QoS Router, nhưng QoS Router chỉ sử dụng đường truyền DS1 để chuyển tiếp các gói tin tới các máy trạm.

4.Nhấp OKđểđóng cửa sổ(QoS Router) Attributes.

Chọn tham số kết quả mô phỏng

1.Nhấp phải chuột lên QoS Router và chọn Choose Individual Statistics.

2.Bung thư mục IP Interface, chọn Buffer Usage (packets), Queuing Delay Variation (sec), Queuing Delay(sec)Traffic Dropped (packets/sec).

3.Nhấp OKđểđóng cửa sổChoose Results.

Hình 5.13. Chọn tham số kết quả mô phỏng.

Đặt cấu hình chạy mô phỏng

1.Chọn Simulation => Configure Discrete Event Simulation…

2.Trong tab Common, đặt Duration10, chọn đơn vị thời gian là minute(s). 3.Nhấp Runđể chạy mô phỏng.

4.Khi mô phỏng kết thúc, nhấp Closeđểđóng cửa sổSimulation Sequence.

Hình 5.14. Đặt cấu hình chạy mô phỏng.

Trước tiên chúng ta sẽ xem xét lưu lượng rớt của hai hàng chờ. 1.Chọn tab Results => View Results…

2.Chọn và bung các thư mục Object Statistics, Choose From Maps Network, QoS Router IP Interface.

3.Nhấp phải chuột chọn các tham số kết quảPQ Traffic Dropped (Packets/sec) IF10 Q1

PQ Traffic Dropped (Packets/sec) IF10 Q1 (Default Queue).

Lưu ý là giao diện 10 (IF10) là giao diện trên QoS Router nối với Router 1. Nếu trong quá trình xây dựng mô hình thí nghiệm chúng ta gặp một giao diện có tên khác thì phải thay đúng giao diện đó trong các bước phân tích kết quả tiếp theo. Sử dụng chếđộAs Is

để xem các toàn bộ các kết quả. Các tham số kết quảđược chọn cho biết có bao nhiêu gói tin đã bị đánh mất do tràn bộ đệm. Q1 tương ứng với tải lưu lượng có mức ưu tiên cao trong khi Q0 tương ứng với tải tin mức ưu tiên thấp. Để ý là hàng chờ mức ưu tiên cao có tỉ lệ mất gói tin thấp hơn so với hàng chờ mức ưu tiên thấp.

Hình 5.15. Hộp thoại View Results với các đồ thị Traffic Dropped của hai hàng chờ có cấp ưu tiên khác nhau.

4.Nhấp phải chuột lên các kết quả một lần nữa để tắt đồ thị preview. Đồ thịđộ trễ của hai hàng chờ, minh hoạ trên hình 5.15, được lấy ra như sau:

1.Chọn kết xem quảPQ Queue Delay (sec) IF10 Q1PQ Queue Delay (sec) IF10 Q0 (Default Queue). Các kết quả này cho biết lượng thời gian các gói tin phải đợi trong hàng chờ trước khi được gửi đi. Có thể quan sát thấy tải tin có mức ưu tiên thấp (Q0) phải chờ lâu hơn đáng kể so với các gói tin có mức ưu tiên cao hơn (Q1).

2.Nhấp phải chuột lên các thư mục này để tắt đồ thị preview.

Cũng nhưđộ trễ, biến thiên trễ cũng thay đổi tuỳ theo cấp độ ưu tiên của hàng chờ như biểu diễn của hình 5.16.

1.Chọn xem kết quả PQ Queue Delay Variation (sec) IF10 Q1PQ Queue Delay Variation (sec) IF10 Q0 (Default Queue). Các giá trị này cho biết mức biến thiên độ trễ (jitter) trong hàng chờ mà các gói tin phải trải qua. Nhận thấy ngay rằng các gói tin có mức ưu tiên cao hơn chịu lượng jitter ít hơn nhiều so với các gói tin có mức ưu tiên thấp. 2.Nhấp phải chuột lại các thư mục này để tắt đồ thị preview.

Hình 5.16. Hộp thoại View Results với các đồ thị Queuing Delay của hai hàng chờ có cấp ưu tiên khác nhau.

Hình 5.17. Hộp thoại View Results với các đồ thị Queuing Delay Variation của hai hàng chờ có cấp ưu tiên khác nhau.

Cuối cùng, độđầy bộđệm được khảo sát theo các bước sau:

1.Chọn xem PQ Buffer Usage (packets) IF10 Q1PQ Buffer Usage (packets) IF10 Q0 (Default Queue). Các kết quả này cho biết số gói tin phải đợi trong hàng chờ tại mỗi thời điểm trong thời gian mô phỏng. Dễ dàng quan sát thấy có rất nhiều gói tin có mức ưu tiên thấp phải đứng trong hàng chờ tại mọi thời điểm trong khi đó rất ít gói tin mức ưu tiên cao phải xếp hàng chờ.

3.Lưu mô hình vừa xây dựng và tắt hết các cửa sổ giao diện.

Hình 5.18. Hộp thoại View Results với các đồ thị Buffer Usage của hai hàng chờ có cấp ưu tiên khác nhau.

Câu hỏi

1. Nhân bản hoạt cảnh và đặt tên là WFQ ( viết tắt của Weighted Fair Queuing). Đánh dấu cả hai router rồi chọn tab Protocol => IP => QoS => Configure QoS…Đặt QoS SchemeWFQ. Để ý là trường QoS Profile phải là ToS Based, để router sẽ dùng trường ToS đã được chúng ta định nghĩa trước đó cho ứng dụng này để xác định gói tin nào sẽ nhận được quyền ưu tiên. Nhấp phải chuột lên khoanh chọn cạnh Interfaces on selected router(s). Nhấp OK để đóng cửa sổ QoS Configuration. Chạy lại mô phỏng và kiểm tra các kết quả tỉ lệ mất gói tin, độ trễ, biến thiên trễ và độđầy bộđệm.

Một phần của tài liệu thí nghiệm đánh giá chất lượng của mạng viễn thông dùng opnet (Trang 45 - 57)