Tỉlệ nhân và tế bào chất.

Một phần của tài liệu Di truyền học và .. hơn thế. (Trang 29 - 31)

Sự trao đổi chất giữa nhân và tế bào chất là quá trình rất cần thiết cho tồn tại và phát triển của tế bào bình thường. Do đó khi thể tích nhân tăng nhanh hơn diện tích màng nhân là một tác nhân kích thích sự phân chia nhân để bề mặt của nó tăng lên, phục hồi tỉ lệ đặc trưng cho từng loại tế bào.

- Sự tham gia của hoocmon: Hoocmon là một yếu tố gây phân bào. Ví dụ: hoocmon buồng trứng ảnh hưởng tới sự sinh sản của tế bào trứng, tuyến sữa, màng nhày tử cung. Hoocmon hạ não tăng cường kích thích sự phân bào của tuyến giáp. Ngoài ra các ion của tế bào trứng, tuyến sữa, màng nhày tử cung. Hoocmon hạ não tăng cường kích thích sự phân bào của tuyến giáp. Ngoài ra các ion hoá tri 2 như Mg2+, Zn2+ cũng tham gia điều hoà sinh sản tế bào.

- Một số tác nhân khác: Các nhân tố môi trường bên ngoài hay bên trong tế bào cũng có ảnh hưởng lớn đến sự phân chia của tế bào, đặc biệt làm cho tế bào bị tổn thương vật chất di truyền và gây đột biến gen và NST. tế bào, đặc biệt làm cho tế bào bị tổn thương vật chất di truyền và gây đột biến gen và NST.

4. Ý nghĩa và khả năng ứng dụng sự phân chia tế bào trong công nghệ tế bào4.1. Ý nghĩa nguyên phân 4.1. Ý nghĩa nguyên phân

Nguyên phân là phương thức sinh sản của tế bào và của những sinh vật đơn bào nhân thực. Cơ thể đa bào lớn lên nhờ quá trinh nguyên phân. Nguyên phân là phương thức truyền đạt và ổn định bộ NST đặc trưng cho loài qua các thế hệ tế bào trong quá trình phát sinh cá thể và qua các thế hệ cơ thể ở những loài sinh sản sinh dưỡng.

Sinh trưởng của các mô, cơ quan trongcơ thể nhờ chủ yếu vào sự tăng số lượng tế bào qua nguyên phân. Nguyên phân tạo điều kiện cho sự thay thế các tế bào, tạo nên sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể.

Phương thức giâm, chiết, ghép cành và kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào được tiến hành dựa trên cơ sở của quá trình nguyên phân.

4.2. Ý nghĩa giảm phân

Nhờ có giảm phân, giao tử được tạo thành mang bộ NST đơn bội (n) và qua thụ tinh giữa giao tử đực và cái mà bộ NST lưỡng bội (2n) được phục hồi. Nếu không có giảm phân thì cứ sau 1 lần thụ tinh bộ NST của loài lại tăng về số lượng. Như vậy các quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh đã đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho loài sinh sản hữu tính qua các thế hệ cơ thể, nhờ đó thông tin di truyền được truyền đạt ổn định qua các đời, đảm bảo cho thế hệ sau mang những đặc điểm của thế hệ trước.

Sự phân li độc lập và trao đổi chéo đều của các cặp NST tương đồng trong giảm phân đã tạo ra nhiều giao tử khác nhau về nguồn gốc, cấu trúc NST cùng với sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử qua thụ tinh đã tạo ra các hợp tử mang những tổ hợp NST khác nhau. Đây chính là cơ sở tế bào để giải thích nguyên nhân tạo ra sự đa dạng về kiểu gen và kiểu hình đưa đến sự xuất hiện nguồn biến dị tổ hợp phongphú ở những loài sinh sản hữu tính. Loại biến dị này là nguồn nguyên liệu dồi dào cho quá trình tiến hoá và chon giống. Qua đó cho thấy, sinh sản hữu tính có nhiều ưu thế so với sinh sản vô tính và nó được xem là một bước tiến hoá quan trọng về mặt sinh snr của sinh giới. Vì vậy, người ta thường dùng phương pháp lai hữu tính để tạo ra các biến dị tổ hợp nhằm khắc phục cho công tác chon giống.

Hiểu được bản chất của nguyên phân, các nhà khoa học đã ứng dụng vào kĩ thuật nuôi cấy mô. Việc nuôi cấy trong ống nghiêm các mô và tế bào thực vật có hiệu quả lớn: nhân nhanh các giống tốt, nhân giống sạch virut, góp phần chọn, tạo dòng tế bào thực vật có khả năng chống chịu sâu, bệnh. Kĩ thuật này đã được dùng rộng rãi trong công tác giống cây trồng.

Cơ chế của nuôi cấy mô: một tế bào tách ra khỏi cây, trong điều kiện môi trường thích hợp, có thể nguyên phân thành 2 tế bào, sau đó lại không ngừng phân tạo thành một khối tế bào, đồng thời diễn ra sự phân hoá tạo ra các tổ chức khác nhau hình thành các bộ phận rễ, mầm... dần dần phát triển thành một cây hoà chỉnh. Các tế bào cuủa cây đều mang thôngtin di truyền như nhau chủ yếu được lưu trữ trong ADN ở NST, từ đó kiểm soát và điều khiển toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển từ tế bào tạo thành cây hoàn chỉnh như khi nào ra rễ hay nảy mầm, khi nào ra hoa hay kết quả, có đặc tính sinh lý , hình thái, giải phẫn ra sao....

Bằng kĩ thuật này hiện nay đã đem lại rất nhiều kết quả trong viêc duy trì, cải tiến các giống cây trồng.

Từ mô sẹo trong nuôi cấy invitro( từ tế bào thuần hoặc tế bào lai, hoặc tế bào được chuyển gen...) sẽ tái sinh ra các chồi non, chồi non được cắt nhỏ thành nhiều đoạn, mỗi đoạn lại tái sinh thành chồi, chồi lại được căt nhỏ lại được tái snh... và như vậy các nhà tạo giống có thể tạo nên một ‘’ngân hàng cây giống’’ theo đơn đặt hàng của thị trường. Hiện nay hàng loạt cây giống như cây lương thực, cây thực phẩm, cây dược liệu, cây hoa, cây ăn trái cây rừng...đang được sản xuất theo quy mô công nghiệp bằng công nghệ vi nhân giống. Công nghệ vi nhân giống có ý nghĩa kinh tế cao, nhất là đối với các cây sinh sản chậm( cây rừng, cây gỗ, cây ăn trái, cây dược liệu), hoặc đối với cây có giá trị đại chúng cần cung cấp số lượng cây giống rất nhiều trong thời gian ngắn như cây hoa ( hoa hồng, phong lan...)

Tế bào gốc tuỷ xương có tiềm năng biệt hoá thành các tế bào khác.

Cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều cấu tạo bởi tế bào. Các tế bào đều trải qua chương trình sống rồi chết đi. Sự phân chia cứ diễn ra như thế đến khi sinh vật chết. Tuy nhiên, trong cơ thể sinh vật, từ giai đoạn hợp tử cho đến trưởng thành tồn tại một loại tế bào có khả năng phân chia vô hạn định mà không bị chết theo chương trình, có thể tạo ra các loại tế bào khác, cũng như tái tạo lại các phần mô hay cơ quan bị tổn thương hay bị bệnh trong suốt quá trình sống của sinh vật, đó là tế bào gốc.

Một phần của tài liệu Di truyền học và .. hơn thế. (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w