HIỆN TƯỢNG NGHỊCH NHIỆT VÀ Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ

Một phần của tài liệu KHÍ QUYỂN VÀ HÓA HỌC KHÍ QUYỂN (Trang 25 - 30)

Sự chuyển động phức tạp của không khí trên bề mặt trái đất là nhân tố cốt yếu trong sự tạo thành và phân tán các hiện tượng ô nhiễm không khí. Khi chuyển động không khí ngừng lại, sự ứ đọng có thể xảy ra do kết quả của sự tích tụ các chất ô nhiễm không khí ở các khu vực địa phương. Mặc dù nhiệt độ không khí ở gần bề mặt trái đất giảm dần khi độ cao tăng dần, một vài trạng thái khí quyển có thể xảy ra ngược lại – nhiệt độ tăng khi độ cao tăng. Như vậy những trạng thái có đặc điểm như trên tại tại tầng khí quyển cố định ở trên cao được biết như là hiện tượng nghịch nhiệt. Vì hiện tượng nghịch nhiệt hạn chế đáng kể sự di chuyển đối lưu của lớp không khí, nên chúng sẽ dẫn tới kết quả là ứ đọng không khí và các chất ô nhiễm không khí ở các khu vực địa phương.

Sự đảo nghịch có thể xảy ra theo nhiều cách. Bầu khí quyển có thể đảo nghịch bởi tầng bình lưu ấm, giống như một cái phao nổi trên đỉnh tầng đối lưu. Sự đảo nghịch có thể tạo thành từ sự va chạm của một khối khí ấm (front nóng) với một khối khí lạnh (front

vào buổi tối gần sáng khi mặt đất và lớp không khí gần đó không còn nhận được bức xạ mặt trời. Không khí gần mặt đất lạnh đi nhanh hơn so với không khí nằm cao hơn trong khí quyển, khi đó vẫn còn ấm, vì vậy sẽ ít dày đặc hơn. Vả lại luồng không khí lạnh hơn có khuynh hướng tràn tới thung lũng vào buổi tối nơi nó bị đè xuống bởi lớp không khí ấm. Sự nghịch đảo lắng, thường đi kèm với sự đảo nghịch bức xạ, có thể trở nên rất phổ biến. Thông thường thì các hạt bụi lơ lửng sẽ lắng xuống dưới nhưng khi xảy ra hiện tượng nghịch nhiệt thì ngược lại không khí bị đẩy lên cao hàng trăm mét tính từ mặt đất do áp suất dưới thấp cao hơn áp suất phía trên vào buổi sáng. Gió nghịch biển, được tạo ra trong suốt những tháng mùa hè, khi luồng không khí mát mẻ chứa đầy hơi nước của đại dương thổi từ bờ biển vào sâu trong lục địa.

Như đã nêu ở trên, các hiện tượng đảo nghịch đóng góp đáng kể trong việc tích tụ không khí ô nhiễm, như đã nói trong hình 9.7, vì chúng ngăn chặn luồng không khí ô nhiễm đi vào trong khí quyển, kết quả là chúng giữ chất ô nhiễm lại trong một khu vực. Chúng không chỉ ngăn chặn các chất ô nhiễm thoát ra, chúng còn tích lũy thêm chất ô nhiễm. Không những vậy, trong trường hợp các chất ô nhiễm thứ cấp được hình thành bởi các quá trình hóa học khí quyển, như là sương mù quang hóa (xem chương 13), các chất ô nhiễm được giữ lại với nhau và vì vậy chúng sẽ phản ứng với nhau dưới ánh nắng mặt trời và tạo ra những chất thậm chí độc hại hơn.

Các tác nhân gây hại chủ yếu của sương khói quang hóa là ozone, PAN, NO2 và các hạt keo khí. Các tác nhân này gây ra hiệu ứng synergism. Do có chứa NO2 nên sương khói loại này thường có màu nâu, khác với sương khói London có màu đen.

Đối với người và động vật sương khói quang hóa kích thích gây bỏng mắt, khí quản, phổi và đường hô hấp nói chung. Đối với thực vật sương khói quang hóa ngăn cản quá trình quang hợp làm giảm năng suất cây trồng. Suơng khói quang hóa có thể gây lão hóa, cắt mạch cao su, ăn mòn kim loại và nhiều loại vật liệu khác.

Các phản ứng tạo thành sương mù quang hóa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Đặng Kim Chi.Hoá học môi trường,Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 1999. thuật Hà Nội 1999.

2.Stanley E.Manahan.Environmental chemistry. Lewis publishers 2000 2000

Bảng phân công công việc

STT HỌ TÊN MSSV CÔNG VIỆC

1 Lê Hữu Lợi 0717051 Dịch trang 274-276. Kiếm tài liệu. In bài. 2 Nguyễn Văn Nam 0717064 Dịch trang 268-270. Làm bài power point,

thuyết trình.

3 Huỳnh Quốc Nghiêm 0717069 Dịch trang 277-279. Kiếm tài liệu.

4 Nguyễn Phan Tú 0717114 Dịch trang 265-268, 280-281. Tổng hợp bài word. 5 Nguyễn Anh Tuấn 0717130 Dịch trang 271-273, 282. Kiếm tài liệu.

Một phần của tài liệu KHÍ QUYỂN VÀ HÓA HỌC KHÍ QUYỂN (Trang 25 - 30)