Nguyên nhân:

Một phần của tài liệu Thuyết trình Lạm phát và Chính sách điều hành lạm phát ở Việt Nam pptx (Trang 28 - 31)

Sức ép lạm phát chi phí đẩy tăng

Sức ép từ lạm phát tiền tệ giảm dần gắn liền với xu hướng gia tăng chính sách tài chính - tiền tệ thắt chặt, nhất là việc hạn chế mức tăng trưởng tín dụng dưới 20% so với mức thực

Financial and Monetary 09DKTC1 tế tăng tới gần 30% của năm 2010; hạn chế cho vay đầu tư phi sản xuất và tiêu dùng, nhất là cho vay kinh doanh chứng khoán và bất động sản; hạn chế đầu tư công và thâm hụt ngân sách; cũng như hạn chế mua sắm trang , thiết bị và chi tiêu công khác; Đồng thời gia tăng kiểm soát, giảm thiểu tình trạng buôn bán vàng miếng và ngoại tệ không có giấy phép … Sự hợp lực của những động thái này chắc chắn đang và sẽ góp phần giảm dần tổng cầu ảo xã hội, nhất là giảm dần sức ép liên quan đến lạm phát tiền tệ trong thời gian tới như một điểm mới đáng chú ý của tính chất lạm phát ở nước ta trong năm 2011. Ngược lại, sức ép lạm phát chi phí đẩy tăng nhanh trong những tháng cuối quý I, đầu quý II.2011 do gắn liền trực tiếp với tăng chi phí đầu vào của nhiều hoạt động sản xuất - kinh doanh và dịch vụ - tiêu dùng từ cú sốc tăng tỷ giá và các đợt điều chỉnh tăng giá xăng dầu, điện diễn ra liên tiếp trong tháng 3.2011; từ sự gia tăng chi phí vốn gắn với cuộc đua lãi suất huy động và cho vay và từ tháng 5.2011 là việc điều chỉnh lương tối thiểu cho công nhân viên chức khu vực hành chính, sự nghiệp và các đối tượng hưởng lương từ ngân sách...

Ngoài ra, đợt tăng giá dầu mỏ lên tới 50% (từ mức 80 USD/thùng lên mức 120

USD/thùng) chi trong vòng 5 tháng (11.2010-3.2011) cũng là một xung lực mạnh làm tăng áp lực lạm phát chi phí đẩy cả ở phạm vi quốc tế, cũng như ở Việt Nam.

Nhiều cú sốc

Tình trạng tăng giá hàng hóa và dịch vụ chung trên cả nước trong những tháng đầu năm có nguyên nhân truyền thống, trực tiếp và dễ nhận thấy chính là sự gia tăng đột ngột vượt trội mọi thời điểm khác trong cả năm về nhu cầu và sức tiêu thụ các hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng, sự lợi dụng đẩy giá lên cao do khả năng thanh toán và tâm lý dễ dãi trong tiêu dùng, mua sắm gắn với dịp Tết cổ truyền dân tộc, nhất là ở các đô thị tập trung dân cư và có quy mô thị trường tiêu thụ lớn, như các TP. Hà Nội và Hồ Chí Minh.

Đặc biệt, sự hội tụ tập trung trong thời gian ngắn các cú sốc tăng tỷ giá và tăng giá xăng dầu, giá điện càng làm bùng phát các xung lực tiêu cực làm tăng hệ quả lạm phát của chúng. CPI tăng đã làm giảm mức sống thực tế của người tiêu dùng, nhất là những người có thu nhập thấp, những đối tượng chính sách xã hội và dễ bị tổn thương. Bởi vậy, Nghị quyết 11/CP của Chính phủ đã nhấn mạnh cần thực thi quyết liệt các giải pháp nhằm kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội.

2.5.2 Chính sách kiềm chế lạm phát:

- Chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tư công, giảm bội chi NSNN đồng thời phấn đấu tăng thu NSNN từ 7-8% so với dự toán năm 2011 đã được Quốc hội thông qua. Cơ sở để đạt chỉ tiêu tăng thu này là kết quả thu NSNN 2 tháng đầu năm 2011 ước đạt 104.680 tỷ đồng (bằng 17,6% dự toán), tăng 12,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong số này, thu nội địa ước đạt 70.570 tỷ đồng (bằng 18,5% dự toán), tăng 15% so với cùng kỳ. Nhiều khoản thu đạt khá so với dự toán và mức thực hiện cùng kỳ năm 2010, như thu dầu

Financial and Monetary 09DKTC1 thô bằng 17,3% dự toán, tăng 11,8%; thu từ hoạt động xuất nhập khẩu bằng 15,5% dự toán, tăng 7,7%. Các hoạt động tăng cường kiểm tra, giám sát trong quản lý thu thuế, chống thất thu; tập trung xử lý các khoản nợ đọng thuế; triển khai các biện pháp cưỡng chế nợ thuế để thu hồi nợ đọng và hạn chế phát sinh số nợ thuế mới cũng sẽ được thực hiện quyết liệt...

- Với mục tiêu phối hợp chặt chẽ chính sách tài khoá với chính sách tiền tệ để kiềm chế lạm phát, QĐ 527 cũng kịp thời đưa ra hàng loạt giải pháp kết hợp với Ngân hàng Nhà nước nhằm giảm tốc độ và tỷ trọng vay vốn tín dụng của khu vực phi sản xuất, kiểm soát chặt chẽ hoạt động kinh doanh vàng; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động buôn lậu vàng qua biên giới. Tăng cường quản lý ngoại hối, thực hiện các biện pháp cần thiết để các tổ chức, cá nhân, trước hết là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước bán ngoại tệ cho ngân hàng, bình ổn tỷ giá, đáp ứng yêu cầu ổn định và tăng dự trữ ngoại hối.

- Hàng loạt chính sách miễn, giảm thuế, gia hạn thời gian nộp thuế cho nguyên liệu đầu vào được nhập khẩu để phục vụ sản xuất xuất khẩu đối với những ngành hàng trong nước còn thiếu nguyên liệu như dệt may, da giầy, thuỷ sản, hạt điều, gỗ, dược phẩm...

- Chủ động theo dõi, điều hành linh hoạt giá xăng dầu theo cơ chế thị trường, bám sát giá xăng dầu thế giới. Phối hợp với Bộ Công Thương thực hiện điều chỉnh một bước giá điện, nghiên cứu, xây dựng lộ trình điều chỉnh giá than bán cho điện, xi măng, phân bón và giấy theo cơ chế thị trường vào thời điểm phù hợp; Ban hành cơ chế trích, chuyển và hạch toán chi phí hỗ trợ giá điện cho các hộ nghèo vào giá điện chung toàn quốc.

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện đồng bộ các chính sách cải cách tiền lương như dự kiến (trích khoảng 27.000 tỷ đồng chi cho cả đợt tăng lương tối thiểu từ 730.000 đồng lên mức 830.000 đồng), bắt đầu từ 1/5/2011. Ngoài ra, mức chi trợ giá các mặt hàng chính sách dự kiến là 1.660 tỷ đồng. Chi lương hưu và đảm bảo xã hội là 74.500 tỷ đồng. Chi cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo là 110.130 tỷ đồng...

Financial and Monetary 09DKTC1

Một phần của tài liệu Thuyết trình Lạm phát và Chính sách điều hành lạm phát ở Việt Nam pptx (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(31 trang)
w