Những khái niệm về chương trình đào tạo và phát triển chương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng (Trang 32 - 37)

8. Phạm vi khảo sát

1.2.1. Những khái niệm về chương trình đào tạo và phát triển chương

mức độ đáp ứng của sản phẩm đào tạo với yêu cầu của xã hội, cụ thể là yêu cầu trong công việc. Các cuộc khảo sát thực hiện theo cách tiếp cận cựu sinh viên, nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc của sinh viên, cũng như các yêu cầu của nhà tuyển dụng về kiến thức, kỹ năng và thái độ đối với sinh viên tốt nghiệp. Tuy nhiên, việc đánh giá chủ yếu là từ các sinh viên tốt nghiệp tự đánh giá khả năng đáp ứng so với yêu cầu công việc, các nhà tuyển dụng đánh giá khả năng làm việc của sinh viên, nhưng việc khai thác từ kết quả đánh giá này để hướng tới việc cải tiến chương trình đào tạo, gắn kết nhà tuyển dụng với cơ sở đào tạo. Đây chính là nội dung mà đề tài muốn khai thác để đánh giá hiệu quả chương trình đào tạo, sự thích ứng của chương trình đào tạo đối với nhu cầu xã hội.

1.2. Các vấn đề lý thuyết của đề tài nghiên cứu

1.2.1. Những khái niệm về chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo chương trình đào tạo

Chương trình đào tạo: Obanya (1996) cho rằng: Thuật ngữ “curriculum” (CTĐT) là tối nghĩa và thiếu chính xác. Olaitan và Ali (1997) nhận thấy rằng: CTĐT không có nghĩa rõ ràng vừa như là ngành học vừa như là một lĩnh vực thực tế, “curriculum thiếu một ranh giới phân định rõ ràng... Bản chất thiếu nhất quán của thuật ngữ “curriculum” đã tạo ra rất nhiều cách hiểu. Tuỳ thuộc vào cách lý giải khác nhau người ta có các cách hiểu khác nhau như: CTĐT là những điều được dạy trong nhà trường,

CTĐT là một tập hợp của các môn học, CTĐT là nội dung, CTĐT là một chương trình học tập và nghiên cứu...

Theo từ điển Giáo dục học- NXB Từ điển bách khoa 2001. khái niệm chương trình đào tạo được hiểu là: ‘Văn bản chính thức quy định mục đích, mục tiêu, yêu cầu, nội dung kiến thức và kỹ năng, cấu trúc tổng thể các bộ môn , kế hoạch lên lớp và thực tập theo từng năm học, tỷ lệ giữa các bộ môn, giữa lý thuyết và thực hành, quy định phương thức, phương pháp, phương tiện, cơ sở vật chất, chứng chỉ và văn bằng tốt nghiệp của cơ sở giáo dục và đào tạo ‘

Theo Wentling ( 1993 ): ‘Chương trình đào tạo ( Program of Training) là một bản thiết kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo ( khoá đào tạo ) cho biết toàn bộ nội dung cần đào tạo, chỉ rõ những gì có thể trông đợi ở ngưòi học sau khoá đào tạo, phác thảo ra quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, các phương pháp đào tạo và cách thức kiểm tra ,đánh giá kết quả học tập và tất cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ.’

(Trần Khánh Đức, Đại học quốc gia Hà Hội)

Quan niệm CTĐT là một tập hợp của các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trường. Tất cả yếu tố đầu vào dùng để hỗ trợ việc thực hiện CTĐT và những kết quả đầu ra của quá trình thực hiện bao gồm tài năng được phát triển, kiến thức và kỹ năng đạt được và năng lực tư duy được cải thiện.

CTĐT của nhà trường nhằm để thực hiện tất cả các hoạt động được lập kế hoạch do nhà trường thực hiện. ở đâu bất kỳ những khía cạnh này bị thiếu hụt ở đó CTĐT trở nên không thích hợp và chính vì vậy cần phải đổi mới. Những tiến bộ về tri thức và công nghệ cũng là những yếu tố làm cho việc đổi mới CTĐT trở nên cần thiết nhằm theo kịp với nhu cầu phát triển của xã hội. Trong một số trường hợp, có thể đưa môn học mới vào chương

trình hiện có và môn học mới này cần được phát triển trên cơ sở những điều kiện hiện có ở các chương trình tương tự.

Bảng 1.2. Những khái niệm chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo.

Khái niệm Nội dung giải nghĩa

Nội dung Tri thức có trong một CTĐT

Đề cương Liệt kê các chủ đề sắp xếp theo một trình tự

Phạm vi Mức độ mà chủ đề được dạy

Trình tự Sự sắp xếp chủ đề theo một trình tự

Mục tiêu dài hạn Khẳng định tổng quát điều dự định cần đạt được.

Mục tiêu Điều tin tưởng sẽ đạt được

Chương trình cốt lõi Những môn học tuyệt đối cần thiết trong một chương trình học tập

Chương trình tích hợp Một tập hợp của các môn học hợp nhất với nhau làm cho sự phân cách truyền thống bị xoá nhoà.

Nguồn lực dạy học Cơ sở vật chất và các hoạt động do giáo viên sử dụng trong lớp học

Môn học tuỳ chọn Môn học do sinh viên tự chọn

Thuật ngữ “chương trình đào tạo” trong bảng từ vựng về giáo dục trong tiếng Việt có 2 nghĩa khác nhau, tương ứng với 2 từ trong bảng từ vựng về giáo dục trong tiếng Anh. Nghĩa thông thường được sử dụng là “một văn bản quy định mục đích và các mục tiêu cụ thể đặt ra đối với một ngành đào tạo, các khối kiến thức và các môn học, tổng thời lượng cùng

thời lượng dành cho mỗi môn mà nhà trường tổ chức giảng dạy để trang bị các kiến thức, kỹ năng, thái độ cần thiết cho sinh viên theo học một ngành nào đó”. Nghĩa này tương đương với nội dung của thuật ngữ tiếng Anh “curriculum”. Nghĩa thứ hai tương đương với nội dung của thuật ngữ “program” trong tiếng Anh. Đó là“ nội dung, cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và các hoạt động học thuật của một đơn vị đào tạo (thường là cấp khoa hoặc bộ môn tuỳ theo cơ cấu tổ chức của từng đơn vị) đang triển khai để đào tạo một ngành học trong một bậc học nhất định, thường được ký hiệu bằng mã ngành” (Ngô Doãn Đãi, 2008 ).

CTĐT đại học nên được hiểu là toàn bộ các học phần và hoạt động được nhà trường xây dựng và cùng với học viên thực hiện nhằm trang bị cho học viên đầy đủ kiến thức và kỹ năng cần thiết cho nghề nghiệp sau này. (Phạm thị Huyền, Xây dựng chương trình đào tạo theo định hướng mới nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, 2012)

Như vậy, trong đề tài nghiên cứu, khái niệm chương trình đào tạo tiếp cận với ý nghĩa: một tập hợp tất cả các hoạt động gắn kết với nhau nhằm đạt đến mục tiêu giáo dục của nhà trường, bao gồm các yếu tố đầu vào để thực hiện CTĐT và mục tiêu đào tạo trên cơ sở kết quả đầu ra của quá trình đào tạo, để phát triển khả năng của người được đào tạo, giúp họ có được kiến thức, kỹ năng cũng như cải thiện năng lực tư duy trong thực hiện những yêu cầu công việc ở trình độ được đào tạo.

Ngày 01/11/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 66/2007/ QĐ- BGDĐT kèm theo Bộ tiêu chuẩn Đánh giá chất lượng giáo dục trường cao đẳng gồm 10 tiêu chuẩn với 55 tiêu chí, trong đó tiêu chuẩn 3 đề cập nội dung về chương trình đào tạo, cụ thể là:

Chương trình giáo dục của trường cao đẳng được xây dựng trên cơ sở chương trình khung do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Chương trình giáo dục được xây dựng với sự tham gia của các giảng viên, cán bộ quản lý,

đại diện của các tổ chức, hội nghề nghiệp và các nhà tuyển dụng lao động theo quy định.

Chương trình giáo dục có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, cấu trúc hợp lý, được thiết kế một cách hệ thống, đáp ứng yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng của đào tạo trình độ cao đẳng và đáp ứng linh hoạt nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.

Các học phần, môn học trong chương trình giáo dục có đủ đề cương chi tiết, tập bài giảng hoặc giáo trình, tài liệu tham khảo đáp ứng mục tiêu của học phần, môn học.

Chương trình giáo dục được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên cơ sở tham khảo các chương trình tiên tiến quốc tế, các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng lao động, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của ngành.

Chương trình giáo dục được thiết kế theo hướng đảm bảo liên thông với các trình độ đào tạo và chương trình giáo dục khác.

Và chương trình giáo dục được định kỳ đánh giá và thực hiện cải tiến chất lượng dựa trên kết quả đánh giá.

1.2.2 Khái niệm đáp ứng:

Đáp ứng là đáp lại theo đúng đòi hỏi, yêu cầu (Trung tâm từ điển Vietlex, 2007, 123). Trong đề tài luận văn, đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo, tức là đáp lại các đòi hỏi từ phía nhà tuyển dụng về: kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên tốt nghiệp; Luận văn đánh giá mức độ đáp ứng của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng thông qua đánh giá mức độ đáp ứng của sản phẩm đào tạo, tức là các sinh viên tốt nghiệp đáp ứng với đòi hỏi của công việc ở 5 mức: mức độ đáp ứng rất tốt, sinh viên tốt nghiệp hoàn thành tất cả các nhiệm vụ được giao, có tư duy sáng tạo, năng động, tinh thần cầu tiến, trung thực; mức độ đáp ứng tốt: sinh viên tốt nghiệp hoàn thành tất cả nhiệm vụ chuyên

môn được giao; mức độ đáp ứng khá: sinh viên tốt nghiệp hoàn thành khoảng 50% khối lượng công việc được giao; mức độ đáp ứng kém: sinh viên tốt nghiệp hoàn thành một số công việc chuyên môn được giao (khoảng 30% khối lượng công việc được giao); mức độ đáp ứng rất kém: sinh viên tốt nghiệp không hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn được giao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ đánh giá mức độ đáp ứng đòi hỏi thị trường lao động của chương trình đào tạo bậc cao đẳng ngành tài chính ngân hàng (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)