Chọn địa điểm nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 86)

3. Yêu cầu của đề tài

2.4.1.Chọn địa điểm nghiên cứu

- Chọn dự án xây dựng trường Đại học Việt Bắc ở xã Đồng Bẩm thành phố Thái Nguyên để nghiên cứu đại diện cho các dự án bồi thường GPMB trên địa bàn.

- Chọn dự án xây dựng trụ sở làm việc mới của Tòa án nhân dân tỉnh Thái Nguyên và dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng Trụ sở trạm chuyển giao kỹ thuật giống

cây trồng nông lâm nghiệp tại phường Túc Duyên thành phố Thái Nguyên để so sánh với dự án xây dựng trường Đại học Việt Bắc.

2.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin thứ cấp

- Điều tra, thu thập số liệu, tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến công tác bồi thường giải phóng mặt bằng khi nhà nước thu hồi đất.

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu về tình hình kinh tế, xã hội nông thôn, kinh tế của các ngành sản xuất, đời sống của các nông hộ nông nghiệp nằm trong khu vực đô thị hoá… các số liệu này thu thập từ phòng Thống kê thành phố, Phòng Tài nguyên Môi trường thành phố và các Sở, ban, ngành có liên quan.

Trong khi khảo sát, ngoài việc thu thập thông tin từ phỏng vấn, đề tài còn dùng phương pháp quan sát và ghi chép để từ đó chọn các hộ điều tra phù hợp với nội dung nghiên cứu và có tính đại diện cao cho vùng.

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập những tài liệu, số liệu liên quan đã được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại địa bàn nghiên cứu. Chọn mẫu điều tra theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên theo nhiều cấp.

2.4.3. Phương pháp thu thập tài liệu thông tin sơ cấp

- Phỏng vấn trực tiếp Ban quản lý dự án xây dựng trường Đại học Việt Bắc, phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố, Hội đồng bồi thường hỗ trợ tái định cư thành phố Thái Nguyên.

- Lập phiếu điều tra (ở phụ lục đính kèm), phỏng vấn trực tiếp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong diện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo quy định của Nghị định số 197, Nghị định số 69 trong một số dự án đã triển khai tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

2.4.4. Phương pháp tổng hợp, xử lý số liệu

Đề tài sử dụng phần mềm Excel. Sau đó tiến hành phân tích so sánh đánh giá đưa ra nhận xét.

Chƣơng 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đánh giá sơ lƣợc về tình hình cơ bản của Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.1.1.1. Vị trí, vai trò của địa bàn nghiên cứu

Hình 3.1: Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Nguyên

* Vị trí địa lý: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh Thái Nguyên, có tọa độ địa lí từ 210

đến 22027’ vĩ độ Bắc và 105025’ đến 106014’ kinh độ Đông, nằm cách trung tâm Hà Nội 80km về phía Đông Bắc, có danh giới tiếp giáp như sau:

- Phía Bắc giáp huyện Đại Từ, huyện Phú Lương và huyện Đồng Hỷ - Phía Nam giáp huyện Phổ Yên và thị xã Sông Công

- Phía Đông giáp huyện Phú Bình và huyện Đồng Hỷ - Phía Tây giáp huyện Phổ Yên và huyện Đại Từ

Thành phố Thái Nguyên cách sân bay Quốc tế Nội bài 52 km về phía Đông Bắc. Trên địa bàn Thái Nguyên Có Quốc lộ 3 nối Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Cạn - Cao Bằng, Quốc lộ 1B đi Lạng Sơn, Quốc Lộ 37 đi Bắc Giang, Tuyên Quang. Thái Nguyên được xác định là đô thị động lực của vùng kinh tế trọng điểm trung du miền núi Bắc bộ, là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ với các tỉnh đồng bằng Sông Hồng. Thái Nguyên còn có vị trí rất quan trọng, có tác dụng hỗ trợ và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cho vùng tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc nước ta (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh).

* Địa hình: Thành phố Thái Nguyên có độ cao thấp nhất, ruộng đất tập trung ở hai bên bờ sông Cầu và sông Công, được hình thành bởi sự bồi tụ phù sa của hai con sông này. Tuy nhiên, vùng này vẫn mang tính chất, dáng dấp của địa mạo trung du với kiểu bậc thềm phù sa và bậc thang nhân tạo, thềm phù sa mới và bậc thềm pha tích (đất dốc tụ). Địa hình của vùng này gồm có những đồi, gò thoải, bát úp xen kẽ nhau. Độ dốc từ 8o

– 25o chiếm không đáng kể, phần lớn diện tích có độ dốc nhỏ hơn 8o. Loại địa hình này thích hợp với cây lúa, cây trồng hàng năm.

* Tài nguyên thiên nhiên

Khí hậu thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng Đông Bắc Việt Nam thuộc miền nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 23,60C. Độ ẩm trung bình năm là 82%. Số giờ nắng trong năm đạt 1.628 giờ.

Thành phố Thái Nguyên có những loại đất chính là đất phù sa được bồi hàng năm; đất phù sa không được bồi hàng năm; đất bạc màu trên nền đất phù sa cổ; đất dốc tụ bạc màu có sản phẩm Feralit; đất xám bạc màu; đất vàng nhạt trên đất cát; đất đỏ vàng trên đá sét biến chất và đất nâu vàng trên phù sa cổ.

Trên địa bàn thành phố có 2 nguồn nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân đó là nguồn nước mặt và nguồn nước ngầm.

3.1.2. Sơ lược về điều kiện kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên

Hiện nay, thành phố có 28 đơn vị hành chính gồm 19 phường, 9 xã với tổng diện tích 18.630,56 ha, dân số toàn đô thị 354.707 người; trong đó dân số thường trú 279.710 người (theo niên giám thống kê 2011).

Đến thời điểm này, thành phố Thái Nguyên đã hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV cũng như đáp ứng hầu hết các tiêu chí của đô thị loại I trực thuộc Tỉnh.

3.1.2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Thái Nguyên

* Thực trạng phát triển kinh tế

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân nhiệm kỳ (2007-2011) đạt 14,90%. Trong đó, tốc độ tăng trưởng công nghiệp và xây dựng bình quân cả nhiệm kỳ 2007 - 2011 đạt 15,87%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ bình quân đạt 18,26% và tốc độ tăng trưởng nông nghiệp bình quân đạt 4,55%. Những năm cuối nhiệm kỳ, mặc dù chịu tác động của suy giảm kinh tế, tài chính nhưng thành phố đã tập trung chỉ đạo quyết liệt nhiều giải pháp đồng bộ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển. Thu nhập bình quân đầu người từ 10,2 triệu đồng/người năm 2006 tăng lên 30 triệu đồng năm 2011.

Sản lượng lương thực có hạt đạt 30.780 tấn, bằng 106,1% so với kế hoạch, tăng 3,1% so với năm 2010; giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt đạt 32,38 triệu đồng bằng 104,6% kế hoạch, giá trị sản phẩm trên 1 ha chè và cây ăn quả đạt 54 triệu đồng (vượt 12 triệu đồng/ha) bằng 116,6% kế hoạch.

Thu ngân sách năm 2011 đạt 381,6 tỷ đồng bằng 115,6% kế hoạch tỉnh và bằng 102,3% kế hoạch thành phố, tăng 18,3% so với năm 2010.

Chi ngân sách thực hiện là 329,4 tỷ đồng, bằng 84% kế hoạch tỉnh và bằng 71% kế hoạch thành phố, tăng 134 % so với năm 2010.

Cơ cấu kinh tế của thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2007 – 2010 đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các nghành công nghiệp, dịch vụ, thương mại, giảm tỷ trọng các ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Đặc biệt trong những năm gần đây, sự phát triển kinh tế của ba ngành kinh tế làm chuyển dịch cơ cấu kinh

tế thành phố theo xu hướng ưu tiên cho công nghiệp và dịch vụ cho thấy thành phố đã từng bước đi vào khai thác lợi thế so sánh của một đô thị, một trung tâm kinh tế lớn của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Cụ thể, tỷ trọng của khu vực phi nông nghiệp tăng từ 93,3 % năm 2006 lên 95,66 % năm 2010. Trong khi đó tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm tương ứng từ 6,7 % xuống 4,34 %.

Sản xuất nông nghiệp ổn định và phát triển nhưng tỷ trọng trong cơ cấu kinh tế của thành phố ngày càng giảm, từ 5,14 % năm 2007 xuống còn 4,34 năm 2009. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản năm 2011 đạt 173,2 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành trồng trọt trong giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 52 %, ngành chăn nuôi chiếm 31,5 %, ngành dịch vụ chiếm 16,5 %.

Sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 trên địa bàn đạt 6.747,23 tỷ đồng, tăng 9,44 % so với cùng kỳ; dự ước cả năm đạt 7.486 tỷ đồng, tăng 9,06 % so với năm 2009. Giá trị sản xuất CN- TTCN địa phương năm 2010 đạt 2.415,7 tỷ đồng, tăng 11,53 % so với thực hiện năm 2009, dự ước cả năm đạt 2.718 tỷ đồng, bằng 100,66 % kế hoạch và tăng 12,56 so với năm 2009.

* Dân số và nguồn nhân lực

Tính đến năm 2011 tổng số dân của thành phố là 354.000 người. Tỷ lệ nam và nữ ngày một chênh lệch nhiều hơn, tỷ lệ gia tăng dân số tuy đã giảm nhưng vẫn là cao so với yêu cầu đặt ra.

Về chất lượng lao động và năng suất lao động, trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tập trung phần lớn nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh, bao gồm đội ngũ tri thức, cán bộ quản lý của tỉnh, thành phố, cán bộ làm việc trong các trường đại học, cao đẳng, bệnh viện tỉnh, một số doanh nghiệp trung ương và địa phương… Thành phố Thái Nguyên có sẵn đội ngũ lao động lành nghề phù hợp cho phát triển trong tương lai. Lao động chủ yếu là lao động đã được đào tạo, có thể thích hợp với các công việc đòi hỏi có trình độ tay nghề, nên thích nghi ngay với nền sản xuất hiện đại, tiên tiến.

* Các lĩnh vực khác

Hệ thống giáo dục và đào tạo thành phố phát triển không ngừng. Khối trường trung học cơ sở, tiểu học, mầm non tích cực đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học. Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên đủ về số lượng, đảm bảo đạt chuẩn và trên chuẩn nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Đến nay, trên địa bàn đã có 60 trường đạt chuẩn quốc gia.

Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân có nhiều tiến bộ. Các chương trình quốc gia về y tế tiếp tục được duy trì thực hiện có hiệu quả, không để dịch bệnh lớn xảy ra. Các bệnh viện trên địa bàn thành phố đã làm tốt chức năng khám, chữa bệnh cho nhân dân, phối hợp phòng, chống các loại dịch bệnh trên người và gia súc, gia cầm. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã có 18/28 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia.

3.1.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

* Mặt mạnh: Vị trí địa lý và kinh tế - chính trị của thành phố Thái Nguyên là một trong những lợi thế quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội. Với đầy đủ phương thức vận tải bằng đường bộ, đường thuỷ và đường sắt, có quốc lộ 3, quốc lộ 1B và quốc lộ 37 đi qua và hiện nay đang thi công đường cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Thành phố có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, giao lưu với Hà Nội và các địa phương khác. Với vị trí gần vùng Hà Nội, Thành phố có nhiều điều kiện trở thành vệ tinh cho Hà Nội trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đây là lợi thế lớn cho quá trình phát triển của thành phố Thái Nguyên.

Nguồn nhân lực với tỷ lệ lao động đã qua đào tạo rất cao là một lợi thế phát triển hơn hẳn của thành phố so với nhiều địa phương khác trong vùng và cả nước.

Thành phố Thái Nguyên có truyền thống phát triển công nghiệp từ rất sớm và là nơi tập trung nhiều cơ sở công nghiệp trung ương đóng trên địa bàn Tỉnh.

Hệ thống các công trình kỹ thuật hạ tầng đô thị cũng được chú ý đầu tư, nâng cấp cải tạo thêm điều kiện sống cho nhân dân thành phố. Tất cả các tuyến đường nội thành đã được nhựa hóa, xây dựng đồng bộ với cống thoát nước và chiếu sáng; lưới điện được cải tạo và nâng cấp; hệ thống cấp nước sạch đã phục vụ cho đời sống nhân dân trong vùng. Diện tích cây xanh, thảm cỏ ngày càng được mở rộng và đang phát huy hiệu quả.

* Một số tồn tại: Tốc độ đô thị hóa nhanh, công tác chuẩn bị hạ tầng đô thị chưa đồng bộ; nguồn vốn đầu tư còn hạn chế; khu đô thị cũ tập trung đông dân cư, ảnh hưởng đến kết cấu hạ tầng và bảo vệ môi trường sinh thái. Thời gian qua, việc quy hoạch xây dựng một số khu dân cư mới, các khu tái định cư còn chưa hợp lý, đã làm ảnh hưởng quá trình phát triển chung của đô thị.

Việc giải quyết các vấn đề xã hội còn nhiều khó khăn, nhất là giải quyết công ăn việc làm cho những người nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế. Đồng thời việc xây dựng quỹ nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhưng chưa có phương án huy động vốn đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách.

Công tác xây dựng quỹ nhà ở cho người có thu nhập trung bình và thấp cũng là một trong những vấn đề quan trọng nhưng chưa có phương án huy động vốn đầu tư từ các nguồn ngoài ngân sách.

Các khu công nghiệp tập trung đã và đang được đầu tư, đang đưa vào sản xuất nhưng chưa được đầu tư đồng bộ. Ngoài Khu công nghiệp Gang thép, chưa có được những khu có quy mô lớn, có vốn đầu tư với nước ngoài để phát huy tiềm năng thế mạnh của vùng; một số cụm công nghiệp hiện nay xen kẽ trong khu dân cư.

Kinh tế phát triển nhưng chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố; khả năng tích lũy cho ngân sách chưa cao; nguồn lực đầu tư cho đầu tư và phát triển còn hạn chế.

3.1.4. Sơ lược hiện trạng sử dụng đất đai của thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số liệu bảng 3.1. cho thấy , tổng diện tích tự nhiên thành phố Thái Nguyên là 18.630,56 ha.

Trong đó: Đất nội thành là 6.081,06 ha (chiếm 32,6%), đất ngoại thành là 12.549,50ha (chiếm 67,4%), đất xây dựng đô thị 2.523,67 ha gồm: 1.941,79 ha đất dân dụng (gồm: đất khu ở, đất công trình công cộng đô thị, đất cây xanh, đất giao thông nội thị) và 58,88 ha đất ngoài dân dụng (gồm: đất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kho tàng, đất cơ quan hành chính, đất trường chuyên nghiệp, đất du lịch, di tích, tôn giáo, đất giao thông đối ngoại, đất quốc phòng, an ninh, đất bãi xử lý chất thải, đất nghĩa trang, nghĩa địa). Ngoài ra còn có 3.557,04 ha các loại đất khác như: Đất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đất bằng chưa sử dụng, đất đồi chưa sử dụng và đất đầm, sông hồ.

Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại thành phố Thái Nguyên năm 2011 TT Mục đích sử dụng đất Mã các loại đất Tổng DT các loại đất trong địa giới HC Diện tích đất nội thị (19 phƣờng) Diện tích đất ngoại thị (9 xã)

Tổng diện tích tự nhiên 18.630,56 6.081,06 12.549,50

A Đất nông nghiệp NNP 12.266,51 3.366,87 8.899,64

I Đất sản xuất nông nghiệp SXN 9.021,64 2.663,86 6.357,78

1 Đất trồng cây hàng năm CHN 5.017,50 1.389,51 3.627,99

1.1 Đất trồng lúa LUA 3.661,23 1.045,64 2.615,59

1.2 Đất cỏ dùng vào chăn nuôi COC 17,57 3,20 14,37

1.3 Đất trồng cây hàng năm khác BHK 1.338,70 340,67 998,03

2 Đất trồng cây lâu năm CLN 4.004,14 2.759,79 1.244,35

II Đất lâm nghiệp LNP 2.911,52 344,38 2.567,14

1 Đất rừng sản xuất RSX 1.926,70 299,38 1.627.32

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại một số dự án trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên (Trang 38 - 86)