3.3.1) Xây dựng hàng lang pháp lý:
- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thẩm định giá tài sản đồng bộ phù hợp với quy định của pháp luật về giá, Luật đất đai, Luật kinh doanh bất động sản, Luật doanh nghiệp… không để xảy ra chống chéo, mâu thuẫn.
- Hoàn thiện hệ thống văn bản hướng dẫn các tiêu chuẩn về thẩm định giá.
- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm của cơ quan quản lí Nhà nước về thẩm định giá trong việc thiết lập hệ thống chính sách thẩm định giá, vai trò của doanh nghiệp thẩm định giá và cá nhân hành nghề thẩm định giá theo hướng vừa tăng cường vai trò quản lí, giám sát thống nhất của Bộ Tài chính trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản, vừa tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh của doanh nghiệp, tôn trọng nguyên tắc độc lập, khách quan trong hành nghề của thẩm định viên.
- Triển khai xây dựng các quy định cho tổ chức hoạt động của hệ thống thông tin chung phục vụ hoạt động thẩm định giá trị tài sản.
- Từng bước nâng cao vai trò của Hội Thẩm định giá Việt Nam trong đề xuất xây dựng hành lang pháp lý, giám sát hành nghề đối với thẩm định viên về giá.
3.3.2) Quản lý Nhà nước:
- Quản lý nhà nước (Cục Quản lý giá- Bộ Tài chính kết hợp với Hội TĐGVN đưa ra các tiêu chuẩn yêu cầu kiến thức với từng trình độ của Thẩm định viên để các thẩm định viên phấn đấu). Hội TĐGVN kết hợp với Cục Quản lý giá Bộ Tài chính nghiên cứu tiêu chí và trình độ kiến thức để bổ nhiệm thẩm định viên về giá cao cấp, trung cấp, sơ cấp.
- Quản lý Nhà nước cần sớm thống nhất chỉ có Bộ Tài chính là đại diện cho nhà nước, quản lý thống nhất, tập trung hoạt động thẩm định giá không thể để tình trạng chồng chéo, phân tán nhiều Bộ quản lý thẩm định giá như hiện nay.
- Việc tổ chức thi và cấp Thẻ Thẩm định viên về giá nên sớm giao cho Hội Thẩm định giá Việt Nam là đợn vị duy nhất thực hiện việc này như thông lệ quốc tế, vì đây là hoạt động nghề nghiệp.
3.3.3) Đào tạo thẩm định viên về giá: 3.3.3.1) Đào tạo cử nhân thẩm định giá:
- Phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng nội dung giảng dạy chuyên ngành thẩm định giá thống nhất, đưa việc giảng dạy về thẩm định giá thành chương trình giáo dục chính thức (tức là phải được đào tạo chính quy tại một số trường đại học thuộc khối kinh tế đảm nhận) theo hướng sau: 2 năm đầu sinh viên khoa thẩm định giá sẽ đựơc học theo chương trình chung theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hai năm cuối sinh viên khoa thẩm định giá phải học các môn học theo quy định về chuyên ngành thẩm định giá và tiến hành thực tập tại các doanh nghiệp thẩm định giá.
Nội dung đào tạo tại các môn chuyên ngành thẩm định giá ở các trường đại học cụ thể là :
A. Môn cơ bản bao gồm: - Kinh tế học.
- Đầu tư, tài chính.
- Nguyên lý cơ bản về thẩm định giá.
- Pháp luật áp dụng trong hoạt động thẩm định giá. - Nguyên lý cơ bản về hình thành giá cả thị trường. - Tin học.
- Ngoại ngữ.
B. Môn cơ sở (chuyên ngành TDG) bao gồm: - Thẩm định giá bất động sản.
- Thẩm định giá máy móc, thiết bị. - Thẩm định giá dự án.
- Thẩm định giá tài sản sở hữu trí tuệ. - Quản lý cơ sở dữ liệu.
- Những phương pháp thẩm định giá tài sản. - Kỹ năng phân tích và lập báo cáo thẩm định giá.
3.3.3.2) Về bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn:
- Cần sửa đổi quy định hiện hành về bồi dưỡng ngắn hạn kiến thức chuyên ngành về thẩm định giá, quy định việc thi và cấp thẻ hành nghề (chứng chỉ hành nghề) về thẩm định giá. Không nên giao cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức bồi dưỡng cấp chứng chỉ hành nghề định giá bất động sản như hiện nay.
- Cần phải tập trung việc bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn về chuyên ngành thẩm định giá về một đầu mối và giao cho các cơ quan chuyên ngành thực hiện.
- Chương trình, nội dung bồi dưỡng đào tạo ngắn hạn phải được tiêu chuẩn hóa và áp dụng thống nhất trong cả nước.
- Định kỳ tổ chức cập nhật các kiến thức về tài chính, thẩm định giá… Cập nhật kiến thức hàng năm khoảng từ 3 đến 5 ngày ( Hội TĐGVN kết hợp với Cục Quản lý giá- Bộ Tài chính).
- Xậy dựng và từng bước chuẩn hóa trình độ Thẩm định viên về giá theo hướng:
+ Cao cấp + Trung cấp + Sơ cấp
3.3.4) Ngân hàng dữ liệu:
Xây dựng các ngân hàng dữ liệu về giá cả, các loại hàng hoá thông qua các chương trình phần mềm để lưu trữ. Ngân hàng dữ liệu gồm các thông tin về giá cả bất động sản ở nhiều tỉnh, thành và hàng hóa chuyên dùng như: giá thuốc, gạo, thiết bị y tế, vật liệu xây dựng, thiết bị trường học, .v.v..
Về cơ bản và lâu dài nên giao cho Cục Quản lý giá kết hợp với Hội TĐGVN xây dựng ngân hàng dữ liệu phục vụ cho hoạt động thẩm định giá. Ngân hàng dữ liệu này phải theo mô hình kinh doanh tự trang trải, nhưng trong một số năm đầu rất cần có sự hỗ trợ của Nhà nước về mặt tài chính, có như vậy mới làm được.
3.3.5) Hợp tác quốc tế:
Giai đoạn 2008-2020 cũng là giai đoạn nước ta đã chính thức gia nhập WTO, nền kinh tế nói chung và nghề thẩm định giá muốn phát triển phải tăng cường hợp tác quốc tế để học hỏi kiến thức, kinh nghiệm các quốc gia, tổ chức thẩm định giá ở một số nước đã phát triển nghề thẩm định giá như: - IVSV (Ủy ban tiêu chuẩn thẩm định giá quốc tế).
- WAVO (Hiệp hội các tổ chức thẩm định thế giới). - RICS (Viện khảo sát chuyên nghiệp Hoàng gia Anh).
- IAAO (Hiệp hộ các nhà thẩm định quốc tế - định giá vì mục đích thuế). - ASA (Hiệp hội các thẩm định viên Mỹ- định giá tài sản hữu hình và máy móc).
- FIABCL (tổ chức tài sản hữu hình quốc tế).
- Các Hiệp hội khoa học liên quan gồm có Hiệp hội tài sản hữu hình quốc tế, Hiệp hội tài sản hữu hình châu Phi, Hiệp hội tài sản hữu hình châu Á và Hiệp hội tài sản hữu hình Thái Bình Dương.
- Ngoài ra, các tổ chức thẩm định chính của nước ngoài có nhiều kinh nghiệm là các tổ chức của Australia, Canada, Hồng Kông, Singapore, Nam Phi, Thái Lan…
- Tăng cường tổ chức các hội nghị khu vực và quốc tế giúp thúc đẩy ngành thẩm định giá Việt Nam. Các nhà khoa học địa phương, các cơ quan chức năng và các chuyên gia có thể hợp tác chặt chẽ với các nước khác.
* Nội dung hợp tác quốc tế về thẩm định giá tập trung vào một số lĩnh vực
sau:
- Trợ giúp việc xây dựng hành lang pháp lý về hoạt động thẩm định giá.
- Trợ giúp xây dựng nội dung, chương trình đào tạo dài hạn, ngắn hạn để giảng dạy tại các trường đại học và các cơ sở đào tạo ngắn hạn chuyên ngành thẩm định giá.
- Các chuyên gia và giảng viên về khoa thẩm định giá nước ngoài trực tiếp giảng dạy ở các trường đại học ở Việt Nam.
- Mở các lớp học với thời gian từ 1- 2 tuần ( mỗi năm ít nhất là 2 lớp với số lượng học viên từ 15- 20 người) để bồi dưỡng chuyên sâu nghiệp vụ thẩm định giá cho các giảng viên của Việt Nam theo từng thời kỳ.
- Tổ chức các lớp do giảng viên nước ngoài thực hiện cho các thẩm định viên Việt Nam để tăng cường chất lượng thẩm định giá tại Việt Nam. ( Mỗi năm mở từ 2-3 lớp với số lượng thẩm định viên tham gia học khoảng 25-30 người).
- Đào tạo thẩm định viên Việt Nam tại nước ngoài mỗi năm 2-3 đợt, mỗi đợt 20 thẩm định viên.
- Đi khảo sát nghiên cứu thực tế và hoạt động thẩm định giá tại nước ngoài; mỗi năm 2 đợt, mỗi đợt từ 15- 20 ngày và mỗi ngày 15-20 người. - Trợ giúp phần mềm, ứng dụng tin học trong thẩm định giá và xây dựng Trung tâm dữ liệu phục vụ cho hoạt động thẩm định giá.
KẾT LUẬN
Thẩm định giá là một công cụ thiết thực và hiệu quả nhằm hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch của Nhà nước, không thể thiếu được trong nền kinh tế nước ta hiện nay, tồn tại khách quan trong đời sống xã hội của các nước phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, như là một phần mềm của hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho kinh doanh, thanh toán, kiểm toán và các kĩnh vực khác, nó góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia, là một dịch vụ có tính chuyên nghiệp rất cần thiết trong nền kinh tế.
Thẩm định giá ở Việt Nam tuy mới bắt đầu nhưng đã đem lại những kết quả nhất định trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế quốc dân và đáp ứng được nhu cầu của mọi thành phần kinh tế trong giai đoạn phát triển và hội nhập, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế quốc gia. Vì vậy hoạt dộng thẩm định giá cần thiết phải được xây dựng và phát triển.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Tài liệu bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn chuyên ngành Thẩm định giá. - Tài liệu ôn thi cấp thẻ Thẩm định viên về giá môn: Các nguyên tắc và phương pháp thẩm định giá.
- Pháp lệnh giá ngày 10/5/2002.
- Luật kinh doanh bất động sản ngày 12/7/2006.
- Nghị định số 101/2005/NĐ-CP ngày 3/8/2005 của Chính phủ về thẩm định giá.
- Quyết định số 87/2008/QĐ- BTC về quy chế đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên ngành thẩm định giá.
- Quyết định số 55/2008/QĐ- BTC về việc ban hành quy chế thi, cấp, sử dụng và quản lý thẻ thẩm định viên về giá