Cơ chế truyền dữ liệu

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN QUA MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY (Trang 33 - 34)

II- KIẾN TRÚC GIAO THỨC MẠNG CỦA CHUẨN ZIGBEE:

2.3.3.Cơ chế truyền dữ liệu

Trong mạng không báo hiệu, khi một thiết bị muốn gửi dữ liệu, nó phải chờ tới khi kênh rỗi. Khi một kênh rỗi được phát hiện, thiết bị có thể truyền dữ liệu đi.

Mỗi nút mạng chuẩn ZigBee sẽ có hai địa chỉ: một địa chỉ MAC 64 bit và một địa chỉ mạng 16 bit. Mỗi một thiết bị truyền thông sử dụng chuẩn ZigBee phải có một địa chỉ MAC 64 bít duy nhất toàn cầu. Địa chỉ này bao gồm 24 bit OUT cộng với 40 bit xác định bởi nhà sản xuất. Các OUT phải mua từ IEEE để bảo đảm chắc chắn tính duy nhất toàn cầu.

(Một nốt mạng gồm 2 bộ đếm độc lập đó là: Sequence Number và Broadcast ID).

Nếu thiết bị nơi đến là một FFD, bộ truyền nhận của nó luôn luôn bật và các thiết bị khác có thể truyền tới nó ở bất kỳ thời gian nào. Khả năng này cho phép đối với mạng lưới. Tuy nhiên, nếu thiết bị là RFD, nó có khả năng tiết kiệm năng lượng bằng cách tắt bộ truyền nhận khi rỗi. RFD sẽ không nhận thông báo ở trong trạng thái này. Tất cả những thông báo đi và đến RFD đều đi qua nút bố mẹ là FFD. Khi RFD bật nguồn bộ thu phát, nó sẽ yêu cầu các thông báo từ nút cha mẹ. Nếu nút cha mẹ đã có các thông báo trong bộ đệm, thông báo sẽ được đẩy đến các nút con. Điều này cho phép RFD tiết kiệm năm lượng nhưng FFD phải có đủ bộ nhớ để chứa các thông báo cho tất cả nut con của chúng. Nếu các nút con không yêu cầu, sau một thời gian nhất định, thông báo đó sẽ bị nút cha mẹ hủy bỏ.

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐIỀU KHIỂN THIẾT BỊ ĐIỆN QUA MẠNG CẢM BIẾN KHÔNG DÂY (Trang 33 - 34)