Đây là khâu cuối cùng cảu công tác tiêu thụ sản phẩm, để doanh nghiệp thấy được những mặt được cũng như những mặt yếu kém còn tồn tại. Trên cơ sở đó doanh nghiệp có kế hoạch phát huy những điểm mạnh và khắc phục những yếu kém trong kỳ kinh doanh tiếp theo.
Công tác tiêu thụ sản phẩm là khâu có ý nghĩa quan trọng, ảnh hưởng lớn đến sự thành bại của doanh nghiệp. Cho nên đánh giá kết quả của công tác tiêu thụ là việc hết sức cần thiết. Doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu kế hoạch hoặc kết quả kỳ trước làm thước đo so sánh để thấy được mức độ hoàn thành kế hoạch hay mức độ phát triển của kỳ hiện tại. Tiêu thụ là giai đoạn cuối cùng của quá trình sản xuất kinh doanh. Thông qua tiêu thụ doanh nghiệp thực hiện được giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm, thu hồi được vốn bỏ ra, góp phần tăng nhanh tốc độ lưu chuyển vốn và thoả mãn được phần nào nhu cầu của xã hội. Sản phẩm chỉ được coi là đã tiêu thụ khi và chi khi doanh nghiệp thu được tiền hay khách hàng chấp nhận trả tiền.
Thường xuyên phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá giúp doanh nghiệp biết được những nguyên nhân, tồn tại ảnh hưởng đến việc tiêu thụ, qua đó có biện pháp thích hợp để thúc đẩy quá trình tiêu thụ. Nhiệm vu của việc phân tích tiêu thụ gồm:
Đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá về mặt số lượng, chất lượng, chủng loại mặt hàng và thời hạn tiêu thụ.
Xác định nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình tiêu thụ
Để đánh giá tình hình tiêu thụ về mặt khối lượng theo từng loại sản phẩm, hàng hoá, có thể dùng thước đo hiện vật và sử dụng công thức:
hoạch tiêu thụ từng loại SP Số lượng SP từng loại tiêu thụ kỳ kế hoạch
Tuy nhiên, muốn đánh giá chung tình hình tiêu thụ của toàn bộ sản phẩm hàng hoá tiêu thụ, ta phải sử dụng thước đo giá trị bằng chỉ tiêu sau:
Itt/kh = ∑ Qtti × Poi × 100 ∑ Qkhi × Poi
Trong đó: itt/kh là tỷ lệ hoàn thành kế hoạch tiêu thụ qtti là khối lượng sản phẩm
Qkhi là khối lượng sản phẩm i tiêu thụ trong kỳ kế hoạch. Poi là giá bán sản phẩm i
Ngoài việc đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm về mặt khối lượng thì doanh nghiệp cũng cần phải đánh giá việc tiêu thụ sản phẩm qua các chủng loại mặt hàng. Phân tích tình hình tiêu thụ mặt hàng sẽ giúp cho doanh nghiệp biết được mặt hàng nào bán được, thị trường nào đang cần mặt hàng này, với số lượng bao nhiêu, mặt hàng nào không bán được, qua đó doanh nghiệp sẽ có hướng sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.
Trong công tác tiêu thụ sản phẩm, việc đánh giá được tỷ lệ % hoàn thành kế hoạch tiêu thụ cũng như chủng loại mặt hàng tiêu thụ là rất quan trọng, nhưng việc xem xét đến kỳ hạn tiêu thụ của sản phẩm cũng cần doanh nghiệp phải quan tâm. Việc giao kịp thời và nhanh chóng sản phẩm cho khách hàng là biện pháp đảm bảo chất lượng của sản phẩm, thu hồi vốn nhanh cũng là tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng và cho cả doanh nghiệp thực hiện được các kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra. Khi phân tích kỳ hạn tiêu thụ, cần tính ra và so sánh sản phẩm, hàng hóa đã chuyển giao từng tháng, từng quý của từng sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết. Cần liên hệ với tình hình sản xuất kinh doanh đê đảm bảo tính nhịp nhàng giữa sản xuất và tiêu thụ sao cho sản xuất đến đâu thì tiêu thụ hết đến đó, tránh ứ đọng sản phẩm. Mặt khác doanh nghiệp cũng không
được gây khó khăn cho khách hàng như giao không đủ hàng, đồng thời doanh nghiệp cũng cần tuân thủ các điều khoản đã ký với khách hàng trong hợp đồng.