Phép biến đổi sóng nhỏ (DWT)

Một phần của tài liệu kỹ thuật thủy vân trong bảo vệ bản quyền video (Trang 42 - 43)

5. Bố cục của luận văn

2.2.1. Phép biến đổi sóng nhỏ (DWT)

Ý tưởng của phép biến đổi sóng nhỏ (Discrete wavelet transform - DWT) cho tín hiệu một chiều như sau: Tín hiệu được chia thành 2 phần, phần tần số cao và phần tần số thấp. Thành phần tần số thấp lại được chia tiếp thành hai phần có tần số cao và thấp. Với các bài toán nén và thuỷ vân thường áp dụng không quá năm lần bước phân chia trên. Ngoài ra, từ các hệ số DWT, ta có thể tạo lại ảnh ban đầu bằng quá trình DWT ngược hay IDWT.

Trong hình 2.3, sau 2 lần thực hiện phép biến đổi DWT, ta thu được bảy băng tần con. Các tần số thấp (đạt được bằng lọc thông thấp liên tiếp) tập trung ở góc trái trên và trông giống như một ảnh thu nhỏ của ảnh gốc, vì vậy dải phụ này còn được gọi là băng tần xấp xỉ. Các thành phần tần số cao của ảnh ở trong các băng tần chi tiết còn lại.

Hình 2.3. Cấu trúc phân tích và ảnh phân tích được qua phép biến đổi sóng nhỏ hai chiều mức 2. HH1 LH1 HL1 HL2 LH2 HH2 LL

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Biến đổi sóng có rất nhiều lợi thế so với các biến đổi khác, đó là:

1. Biến đổi sóng là một mô tả đa độ phân giải của ảnh. Quá trình giải mã có thể được xử lý tuần tự từ độ phân giải thấp cho đến độ phân giải cao.

2. Biến đổi DWT gần gũi với hệ thống thị giác người hơn biến đổi DCT. Vì vậy, có thể nén với tỉ lệ cao bằng DWT mà sự biến đổi ảnh khó nhận thấy hơn nếu dùng DCT với tỉ lệ tương tự.

Một phần của tài liệu kỹ thuật thủy vân trong bảo vệ bản quyền video (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)