III. Phương hướng và giải pháp để thực hiện tốt ISO 9000 trong dịch vụ hành chính Nhà nước.
14. 2.3 Về phía cơ quan quản lý nhà nước.
Việc cải cách hành chính Nhà nước cần phải được tiến hành từ các cấp cao nhất. Chẳng hạn, Văn phòng Chính phủ, các Bộ phải là người đi tiên phong đầu tiên trong việc này thì mới có thể tránh dần được tình trạng kéo dài trong nhiều năm nay: Tinh giảm – Bành chướng – rồi lại tinh giảm, quanh quẩn sau một số năm thử nghiệm lại thấy bộ máy cồng kềnh thêm mà thôi. Vấn đề là nếu tinh giảm những cán bộ đó thì đồng thời cũng phải có biện pháp tạo điều kiện cho họ tìm một ngành nghề mới phù hợp hơn. Ở bên Trung quốc vừa qua cho chúng ta một bài học đáng suy ngẫm: Biên chế của các cơ quan thành viên chính phủ hoặc sự nghiệp trực thuộc nói chung giảm một nửa, biên chế giảm đến kinh ngạc. Bộ Thương mại và kinh tế đối ngoại chỉ còn 457 người, Bộ Nông nghiệp: 483 người, Bộ Văn hóa: 275 người, Bộ Y tế: 225 người, Ủy ban Kinh tế thương mại nhà nước : 450 người. Số người bị tinh giản trở thành bị thất nghiệp. Chính phủ Trung Quốc giải quyết bằng cách cho họ được hưởng nguyên lương trong thời gian 3
năm để học tập, đào tạo lại ngành nghề thích hợp chứ không phải là lớp học vài ba tháng để xác định tư tưởng…
Điều quan trọng nữa là cơ quan quản lý Nhà nước phải khắc phục được tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, bênh cơ hội, chủ nghĩa cá nhân, thiếu trung thực và tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí, sách nhiễu trong một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức đang diễn ra nghiêm trọng. Nhiều tổ chức cơ sở Đảng thiếu sức chiến đấu và năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp nảy sinh. Công tác lý luận còn chưa làm sáng tỏ được một số vẫn đề quan trọng trong công cuộc đổi mới…Chính vì vậy, để làm được điều này, sự quyết tâm của ban lãnh đạo là điều kiện tiên quyết để áp dụng thành công ISO 9000.
Ngoài ra, các cơ quan quản lý Nhà nước cũng cần có kế hoạch tổ chức và cải cách bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, trong sạch, có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ nhân dân, DN, nhà đầu tư hoạt động sản xuất, kinh doanh. Nên hỗ trợ và khuyến khích các tổ chức hoạt động không vì lợi nhuận mà vì nhu cầu và lợi ích của nhân dân. Những tổ chức này có thể được Nhà nước ủy quyền thực hiện một số nhiệm vụ, cung cấp một số dịch vụ công với sự giám sát của cộng đồng. Thông qua đó, Nhà nước có thể tập trung sức lực để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng hơn.