Bộ nhớ đệm
[Hoàng Ngọc Giao]
Trước khi điều chỉnh hình tròn thành hình miếng bánh, để cho an toàn, bạn nên sao chép hình tròn vào bộ nhớ đệm (clipboard). Bộ nhớ đệm là một vùng lưu trữ tạm thời của môi trường Windows, dùng cho mọi phần mềm.
Bạn có thể đưa vào bộ nhớ đệm mọi thứ, từ văn bản, biểu đồ đến hình ảnh, âm thanh.
Ghi chú
• Theo nghĩa đen, clipboard là cái bảng kẹp giấy (tấm bìa cứng có cái kẹp gắn ở cạnh trên, có thể móc lên tường) thường dùng trong văn phòng như là chỗ để “ghim” tạm thời các loại văn bản “tốc ký”, các thông báo ngắn gọn. Không chỉ “bảng kẹp giấy”, nhiều phương tiện khác của Windows mô phỏng các dụng cụ văn phòng.
Chẳng hạn, bản thân nền màn hình trống trơn của Windows được xem là mặt bàn (desktop). Tuy nhiên, nếu dùng tên gọi “bảng kẹp giấy” quá... cụ thể, nghe chừng không sang! Ta hãy gọi clipboard là bộ nhớ đệm để có
tính trừu tượng cao hơn.
• Do là vùng lưu trữ tạm thời dùng chung cho mọi phần mềm trong môi trường Windows, bộ nhớ đệm trở thành nơi “quá cảnh” để bạn có thể đưa đối tượng của CorelDRAW vào phần mềm khác hoặc ngược lại. Nói cho có vẻ
“hàn lâm”, bộ nhớ đệm là phương tiện để trao đổi dữ liệu giữa các phần mềm.
Cụ thể, để đặt đối tượng đã chọn vào bộ nhớ đệm, bạn chọn Edit > Copy (hoặc ấn Ctrl+C). Ngược lại, để lấy đối tượng từ bộ nhớ đệm, bạn chọn Edit > Paste (hoặc ấn Ctrl+V). Có điều rất đáng chú ý, bạn có thể lấy đối
tượng từ bộ nhớ đệm bao nhiêu lần cũng được. Nhờ vậy, ta sẽ có được nhiều đối tượng giống hệt nhau.
Ghi chú
• Về mặt này, bộ nhớ đệm có vai trò giống như máy sao chụp (photocopier) trong văn phòng.
Ngoài ra, khi bạn đưa đối tượng mới vào bộ nhớ đệm, “ma mới” sẽ tiêu hủy “ma cũ” đang nằm trong ấy (nếu có) và độc chiếm bộ nhớ đệm chứ không “chung sống hòa bình”. Nghĩa là muốn lưu trữ nhiều đối tượng trong bộ
nhớ đệm, bạn phải đưa chúng vào cùng lúc chứ không thể “đẩy” lần lượt từng “em” một. Lúc này, hình tròn của ta đang ở trạng thái “được chọn”...
Ấn Ctrl+C Sao chép hình tròn vào bộ nhớ đệm