Quyền quyết định thành hôn

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục cưới xin truyền thống của người thái đen ở huyện điện biên – tỉnh điện biên (Trang 34 - 48)

6. Bố cục của khóa luận

3.1.2. Quyền quyết định thành hôn

Sau cách mạng thành công, nhất là từ ngày giải phóng tới nay hôn nhân các dân tộc thiểu số nói chung, Thái Đen ở Điện Biên nói riêng có rất nhiều chuyển biến tiến bộ, các tục lệ lạc hậu dần dần được xóa bỏ tùy dân tộc.

Hầu hết hiện nay hôn nhân ở đây được dựng theo nguyên tắc hôn nhân tự nguyện. Việc quyết định hôn nhân của thanh niên nam nữ là việc của bản thân người thanh niên đó.

Những sinh hoạt “hạn khuống” đang bị mai một dần, đó là điều đáng tiếc, nhất là hiện nay chúng ta đang có chủ trương khôi phục để phát triển dòng văn học dân gian, thơ ca của người Thái Đen phục vụ cho bảo tồn văn hóa cổ.

Nam, nữ thanh niên được quyết định hôn nhân của mình nhiều hơn. Tất cả những điều mà trong điều một, chương 1 của luật hôn nhân gia đình đã nêu “Nhà nước đảm bảo việc thực hiện đầy đủ chế độ hôn nhân tự do và tiến bộ”, một vợ một chồng nam nữ bình đẳng, bảo vệ quyền lợi phụ nữ và con cái dân chủ, hòa thuận, trong đó mọi người đoàn kết, thương yêu nhau giúp đỡ nhau tiến bộ “Điều đó được thực hiện tương đối tốt”.

Tuy vậy nếu xét trong điều 3 của luật hôn nhân “Cấm tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, cản trở hôn nhân tự do, yêu sách của cải trong việc cưới hỏi, đánh đập hoặc ngược đãi vợ. Cấm lấy vợ lẽ” và điều sáu: Con gái từ 18 tuổi trở lên, con trai từ 20 tuổi trở lên mới được kết hôn thì người Thái Đen Tây Bắc vẫn chưa thực hiện được đầy đủ. Vẫn còn có những cô gái 15, 16 tuổi hoặc nhỏ hơn nữa đã lấy chồng.

Các phong tục, tập quán cổ xưa của người Thái Đen ở huyện Điện Biên được bà con dân bản, dân mường giữ gìn và phát huy. Hiện nay, cuộc sống phát triển và hiện đại nhất là ở các bản, các xã vùng sâu, vùng xa vẫn còn giữ được những nét văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc Thái.

3.2. Một số chuyển biến trong các lễ cƣới

Huyện Điện Biên việc cưới xin của người Thái nhìn chung, cơ bản cũng giống như các địa phương khác trong khu vực Tây Bắc. Các bước trong tổ chức lễ cưới so với trước đây có một số thay đổi của người Thái Đen ở huyện Điện Biên đó là:

1. Tục “ trọc sàn‟‟ không còn nữa 2. Tục ở rể từ 6 - 8 không còn nữa

3. Tục lệ thách cưới của nhà gái dần dần không có .

4. Tục cắm kin công ơn (tức là lễ tạ ơn) hiện nay làm rất đơn giản.

5. Có khi họ lấy nhau không cần tổ chức hôn lễ, cưới xin chỉ có tính chất báo hỷ cho họ hàng hai bên và dân bản cùng biết. Có khi họ tổ chức cưới tượng trưng xong vẫn đảm bảo đầy đủ các thủ tục, nghi lễ như: Lễ dạm ngõ, Lễ ăn hỏi và tổ

chức lễ cưới trên tinh thần tiết kiệm không phô chương, ăn uống linh đình hai đến ba ngày như ngày xưa nữa…

Tục cưới xin ngày nay không được vượt qua phạm vi phong tục, tập quán cổ truyền của ông cha ngày xưa của dân tôc Thái, nhưng có thêm phần trang trí theo kiểu nếp sống mới, văn minh cùng hòa nhập với dân tộc khác, trong khu vực. 6. Giai đoạn “nòn quản” ngủ quản đã bỏ hẳn

Tục ở rể tuy chưa loại bỏ hẳn nhưng cũng được rút ngắn thời gian ở rể, chỉ được phép ở rể nhiều nhất là một năm tùy theo điều kiện của từng gia đình. Nhưng phần lớn chỉ là 2 đến 3 tháng. Giảm bớt như vậy một phần là do điều kiện công tác mà con trai không thể ở rể lâu như trước nữa mà họ phải lo cho công việc của mình hoặc do hoàn cảnh gia đình. Đồng thời cũng do sự thay đổi của xã hội không cho phép ở rể quá lâu.

“Ở rể‟‟là một tục lệ mang tính độc đáo trong phong tục cưới xin của đồng bào Thái Tây Bắc. Tính độc đáo của tục “ở rể‟‟ được thể hiện ở chỗ tục lệ này mang tính bắt buộc đối với tất cả mọi người con trai, không phân biệt giàu, nghèo và hết kì hạn mới được đưa vợ con về nhà bố mẹ đẻ. Nhưng trong trường hợp bố mẹ vợ không có con trai thì người con rể phải “ở rể‟‟ cả đời.

Trước đây một số nhà nghiên cứu văn hóa dân gian vẫn cho rằng tục “ở rể” là một hủ tục, nó là tàn dư của chế độ công xã thị tộc mẫu hệ. Tuy nhiên, với mục đích ý nghĩa tốt đẹp của tục “ở rể‟‟ và dưới góc độ văn hóa ta thấy đây là một thuần phong mĩ tục được hình thành từ sớm trong đời sống sinh hoạt của dân tộc Thái Tây Bắc. Tục lệ này mang đậm tính nhân văn cao cả, việc làm của người con trai muốn tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ đã có công sinh thành, nuôi dưỡng người mình yêu và cũng là dịp người con trai thể hiện tài năng, đức độ của mình để “chinh phục‟‟ người con gái.

Cũng qua tục “ở rể‟‟ chúng ta thấy tính chất bình đẳng, nhất là bình đẳng nam nữ và sự tôn trọng phụ nữ được hình thành rất sớm trong cộng đồng xã hội Thái nói chung và đồng bào Thái ở Tây Bắc nói riêng.

Việc cưới hỏi của người Thái ở đây được tổ chức ngắn gọn hơn, ít thời gian và đỡ tốn kém.

Lễ cưới diễn ra rất giản dị nhưng lại trang trọng, văn minh, lịch sự và mang đầy ý nghĩa. Đây là một bước tiến bộ của người Thái Đen ở Điện Biên nói riêng và của cả dân tộc Thái nói chung.

Ngày nay, phong tục cưới hỏi của người Thái ở Điện Biên có nhiều bước tiến bộ. Cũng giống như các dân tộc khác, khi con trai, con gái đến tuổi lấy vợ, lấy chồng sẽ tự tìm cho mình người bạn đời mà họ cảm thấy yêu thương và có thể gửi gắm hạnh phúc của mình cho người đó.

3.3. Tục cƣới xin của ngƣời Thái Đen là một nét văn hóa độc đáo đƣợc duy trì trong xã hội Việt Nam hiện đại

Trải qua một quá trình lâu dài dựng nước và giữ nước 54 dân tộc anh em cùng chung sống trong gia đình Việt, đã ý thức được việc xây dựng, bảo tồn và phát huy một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Đó là một nền văn hóa thống nhất trong tính đa dạng mặc dù vậy ta vẫn có thể thấy được những nét độc đáo mang dấu ấn riêng của từng dân tộc từng khu vực nhất định. Có thể xét thấy những điều đó trong các phong tục, các nghi lễ, hay trang phục, cách ăn ở… của từng dân tộc.

Một nét độc đáo trong phong tục cưới xin của người Thái là ở việc sau khi có chồng người con gái phải “Tẳng cẩu” tóc không còn thả mà búi ngược lên đỉnh đầu. Chính vì thế mà nhìn vào kiểu tóc ta có thể phân biệt được người con gái đó thuộc ngành Thái Đen (Táy đăm) và quan trọng hơn là biết được người đó đã lập gia đình. Đây là nét rất riêng của văn hóa dân tộc Thái mà các dân tộc khác không có được.

Trước đây người Thái quan niệm việc cưới xin gắn với đặc tính “Mua bán, trao đổi” thì ngày nay tư tưởng của họ đã có sự thay đổi. Hôn nhân không do cha mẹ sắp đặt, tính toán mà do đôi trai gái sau thời gian tìm hiểu, tự nguyện đến với nhau được cha mẹ hai bên ủng hộ nhất trí tiến đến hôn nhân.

Chính vì có sự tìm hiểu kỹ lưỡng như vậy nên người Thái có thể chọn lựa cho mình người bạn đời theo mong muốn để xây dựng một cuộc sống gia đình trăm năm hạnh phúc bền chặt. Là sự tiến bộ trong nhận thức của dân tộc Thái nói chung và Thái Điện Biên nói riêng.

Tuy nhiên, trong tục cưới xin, hiện nay không còn nguyên vẹn nữa mà đã có sự chuyển biến nhiều so với trước thậm chí một số nội dung không còn thấy ở những đám cưới hiện tại nữa. Chẳng hạn, ở một số nơi tục „„ở rể‟‟ để thử thách chàng trai đến nay không còn nữa, những giá trị trước đây để đánh giá một người con gái Thái là khả năng khéo léo về nghề dệt và làm khăn thì nay không còn được xem trọng nữa. Những món quà mà cô dâu trong ngày cưới mang sang nhà chồng là do họ đi mua về…

Một vấn đề nữa là dường như trong đám cưới họ không còn quan tâm đến những món cổ truyền của dân tộc mình mà chỉ quan tâm làm sao cho hợp với khẩu vị của những người đến dự. Những cô gái Thái không còn mang những chiếc áo truyền thống với những hàng cúc bướm tạo ra sự mượt mà thon thả khơi dậy nét đẹp của dân tộc mình.

Những phong tục còn giữ lại thì đã bị hiện đại hóa “tức là đã bị biến tấu đi cho phù hợp với thời đại‟‟ như không còn nhất thiết phải “tẳng cẩu”. Theo quan niệm ngày xưa nếu một người con gái lập gia đình mà không búi tóc thì người chồng sẽ ốm hoặc gia đình đó không khá lên được. Đó là nét đẹp của dân tộc Thái, nếu như không được khuyến khích thì chắc chắn rằng trong một thời gian không xa sẽ bị mất đi và thế hệ sau không còn biết đến nữa.

Không phải trong quá trình hội nhập, điều gì tác động đến cũng là xấu cả, mà nó còn góp phần xóa đi những hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan, đó là việc cúng bái trước và sau khi kết hôn. Trong xã hội ngày nay không thể tiến hành một đám cưới kéo dài vài ngày vừa tốn kém, vừa mất thời gian.

Nhưng điều đó không có nghĩa là ta phải phủ nhận hoàn toàn những gì đã có từ trước. Trong quá trình, giao lưu tiếp biến với nền văn hóa khác, phải biết giữ gìn những giá trị truyền thống mang đặc trưng riêng của dân tộc mình đồng thời có sự kết hợp một cách hài hòa với nền văn hóa khác để tạo ra một nền văn hóa vừa truyền thống lại vừa không bị lạc hậu so với thời cuộc cũng như quá khác lạ so với dân tộc khác.

3.4. Giá trị tinh thần của tục cƣới xin trong đời sống văn hóa ngƣời Thái Đen hiện nay

Kết hôn, cưới hỏi là một trong những việc làm có ý nghĩa nhất và trọng đại nhất trong cuộc đời của mỗi con người. Nó đã ăn sâu vào tiềm thức của mỗi con người. Phong tục ấy đã được ông cha ta tôn trọng và giữ gìn cho tới thời đại ngày nay, phản ánh cuộc sống của nhân dân. Vì vậy, thông qua phong tục cưới xin ở huyện Điện Biên nói riêng, cưới xin còn được coi như một lễ hội tình yêu và hạnh phúc, là một cuộc ăn mừng kết quả đạt được của khởi đầu cho một tương lai cuộc đời mỗi con người. Phong tục cưới xin của người Thái Đen ở huyện Điện Biên đã trải qua bao thăng trầm của lịch sử nhưng không vì thế mà mất đi bản sắc văn hóa của dân tộc mà vẫn giữ được những nét đẹp truyền thống mang đậm đà bản sắc của dân tộc Thái. Họ không chỉ giữ gìn mà còn biết phát huy có chọn lọc những tinh hoa văn hóa của dân tộc mình làm cho phong tục ấy độc đáo hơn.

Phong tục cưới xin của người Thái Đen ở Điên Biên có sự pha trộn giữa tính dân gian và hiện đại, sở dĩ chúng ta nói vậy là vì trong sự nghiệp đổi mới của đất nước – xã hội có nhiều thay đổi nhưng phong tục ấy không làm mất đi những giá trị truyền thống mà ngược lại còn tiếp thu có chọn lọc những giá trị tốt đẹp góp phần làm phong phú thêm. Làm cho phong tục ấy trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của nhân dân tỉnh Điện Biên nói chung và dân tộc Thái Đen ở huyện Điện Biên là một bộ phận không thể thiếu được trong kho tàng văn hóa dân gian của Việt Nam. Trong cuộc đời của mỗi con người chắc hẳn ai cũng phải có một lần kết hôn và cũng trải qua những bước cưới xin theo phong tục của từng địa phương.

Cưới xin chính là bước đánh dấu những kỉ niệm đẹp nhất của đời người và cũng là bước khởi đầu cho một tương lai của mỗi chúng ta. Vì thế mang một ý nghĩa quan trọng và một giá trị tinh thần sâu sắc trong cuộc đời của mỗi con người cũng như trong cuộc sống hàng ngày của nhân dân. Cưới xin chứa đựng những giá trị tinh thần và đầy tính nhân văn sâu sắc. Nó đáp ứng nhu cầu tinh thần của nhân dân và đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa một phần đáp ứng nhu

cầu trong cuộc sống của chúng ta. Cưới xin xưa nay còn thể hiện tình đoàn kết giữa mọi người với nhau, đoàn kết cộng đồng, tình làng nghĩa xóm, đồng thời còn thể hiện tình đoàn kết giữa các dân tộc.

Nghi thức cưới xin của người Thái Đen ở Điện Biên hiện nay được tổ chức giản dị nhưng mang đầy ý nghĩa sâu sắc, là một phần quan trọng của đời người. Nó còn thể hiện được sự quan tâm chia sẻ của mọi người. Trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, nền kinh tế của nước ta ngày càng phát triển đời sống nhân dân ngày càng nâng lên.

Cuộc sống của nhân dân trong huyện Điện Biên nói riêng và của đồng bào dân tộc Thái nói chung cũng có nhiều chuyển biến, loại bỏ được những hủ tục lac hậu, mê tín dị đoan và những phong tục tập quán không còn phù hợp với thời đại.Tuy nhiên, không vì thế mà mất đi những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc được mọi người ở đây gìn giữ và phát huy một cách chọn lọc, để nó mãi trường tồn với thời gian, luôn là một phong tục tập quán tốt đẹp, đáp ứng được nhu cầu tinh thần của nhân dân, luôn là một phong tục mang đậm tính nhân văn sâu sắc. Để làm được điều đó chúng ta phải cùng nhau bảo vệ và giữ gìn nó, cần có những biện pháp phù hợp để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của phong tục ấy.

Tình hình biến đổi của đất nước kéo theo sự biến đổi của xã hội nhưng phong tục cưới xin vẫn không bị thay đổi, vẫn không bị mất đi những bản sắc riêng và độc đáo của dân tộc mà mọi người giữ gìn và coi trọng, đặc biệt còn coi như một mức quan trọng nhất của mỗi con người, hơn nữa được mọi người ở đây coi như lễ hội của tình yêu và hạnh phúc.

Trong lễ cưới hỏi của người Thái ở Điện Biên còn được thể hiện sự đoàn kết cộng đồng, đoàn kết giữa mọi người với nhau: Là dịp để mọi người thể hiện tình cảm với nhau, thể hiện tình làng nghĩa xóm. Đây cũng là một dịp để mọi người được nghỉ ngơi sau những ngày làm việc vất vả và mệt nhọc, để mọi người chia sẻ với nhau những vất vả của cuộc sống hằng ngày. Họ đến đây không chỉ chúc mừng hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ mà còn là để chúc sức

khỏe nhau. Cùng nhau nâng chén chúc mừng vì hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ và tất cả của mọi người.

Phong tục cưới xin của người Thái Đen ở Điện Biên mang đậm giá trị tinh thần và tính nhân văn sâu sắc. Vì thế chúng ta cần giữ gìn nó để không bị đánh mất đi bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy. Để nó mãi là một phong tục tốt đẹp mang đậm tính dân tộc Tây Bắc.

3.5. Một số kiến nghị

Cũng như nhiều vùng, nhiều nền văn hóa khác trên đất nước ta, các dân tộc Thái nói chung và dân tộc Thái Đen ở Điện Biên nói riêng có một nền văn hóa truyền thống riêng và đặc sắc mang đậm bản sắc của núi rừng Tây Bắc. Một nền truyền thống văn hóa từ lâu đời. Nhưng do sự thay đổi về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở nước ta trong những năm qua, nhất là quá trình chuyển sang nền kinh tế mở cửa hội nhập quốc tế. Từ đó tạo nên sự tác động mạnh mẽ trong đời

Một phần của tài liệu tìm hiểu tục cưới xin truyền thống của người thái đen ở huyện điện biên – tỉnh điện biên (Trang 34 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(48 trang)