Giúp người truy cập dễ tìm ra trang Web của bạn

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thương mại điện tử Nghiên cứu thị trường TMĐT (Trang 48 - 54)

5. 3 Một số hình thức quảng cáo trực tuyến phổ biến

7.3. Giúp người truy cập dễ tìm ra trang Web của bạn

Một website được xem là thành công khi thu hút được nhiều lượt truy cập; và để làm được điều đó, ngoài nội dung hay, hình thức đẹp, thì việc giúp cho người truy cập dễ dàng tìm thấy nó trên mạng là yếu tố rất quan trọng... Nhưng làm thế nào để người truy cập tìm thấy website của bạn (doanh nghiệp của bạn) một cách nhanh chóng và dễ dàng? Theo thống kê, hiện nay Google.com là trang web có lượng người tìm kiếm thông tin nhiều nhất thế giới. Google cung cấp cho người truy cập những địa chỉ website mà họ cần tìm thông qua công cụ tìm kiếm đơn giản và hiệu quả. Vì vậy, số lượt người truy cập trang web của bạn sẽ tăng lên rất nhiều nếu nó được người truy cập dễ dàng tìm thấy trong hàng triệu trang web trên mạng. Muốn làm được điều đó, trang web của bạn cần nằm ở vị trí 1-30 trên Google, ứng với một từ khóa tìm kiếm nhất định. Nếu vị thứ trang web nằm ở xa phía sau, hầu như sẽ chẳng có mấy ai tìm ra trang web của bạn cả.

Có một số yếu tố để một trang web có được những vị trí đầu tiên trên Google hoặc những website tìm kiếm, website của bạn cần có ít nhất năm yếu tố cơ bản sau.

7.3.1. Nội dung của trang web

Nội dung của trang web là yếu tố quan trọng nhất trong chiến lược tối ưu hóa. Nếu muốn trang web có vị thứ cao trên bộ máy tìm kiếm, cần phải đưa vào trang web “nội dung thật”.Những “con nhện” tìm kiếm trên các bộ máy tìm kiếm, về căn bản là “mù”. Chúng chỉ có thể đọc được nội dung dạng văn bản, mà không thể đọc được hình ảnh,

bản trên trang web sẽ tạo điều kiện cho bộ máy tìm kiếm đọc dễ dàng. Vì thế, thật dễ hiểu tại sao một trang web có ít các đoạn văn bản sẽ không thể có được vị thứ cao trên các website tìm kiếm. Các website tìm kiếm hoạt động theo nguyên tắc: trang web nào có nội dung đầy đủ và phù hợp hơn sẽ được xếp trước các trang web khác. Do vậy, cũng đừng quên thường xuyên cập nhật thông tin, dữ liệu cho trang web của bạn, bởi không chỉ người truy cập mà những “con nhện” tìm kiếm cũng đều thích những thông tin mới.

7.3.2. Số lượng từ khóa

Thông thường trên mỗi trang web có rất nhiều từ. Vậy làm sao các bộ máy tìm kiếm có thể xác định được đâu là từ quan trọng nhất để mô tả trang web của bạn?

Bộ máy tìm kiếm sẽ đếm số lượng từ trên trang web. Từ hoặc cụm từ nào xuất hiện thường xuyên, với tần số cao sẽ được đánh giá là quan trọng hơn. Bộ máy tìm kiếm sử dụng cách tính đại số để tính mức độ quan trọng của mỗi từ khóa trên từng trang. Số lần xuất hiện của một từ khóa chia cho tổng số từ trên trang web là chỉ số xác định “sức nặng của từ khóa” (keyword weight). “Sức nặng của từ khóa” càng cao, thì mức độ quan trọng của từ khóa càng cao, và ngược lại. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong việc hoạch định chiến lược tối ưu hóa trang web.

Giảm số lần xuất hiện của từ khóa sẽ làm giảm đi khả năng nâng cao vị thứ của trang web. Từ khóa nên hiện diện trên trang web một số lần nhất định để các bộ máy tìm kiếm có thể đánh giá cao về mức độ quan trọng của từ khóa đó.

Vậy, làm cách nào để biết một cách chính xác từ khóa cần phải xuất hiện bao nhiêu lần trên trang web để nó có vị thứ cao? Nên tham khảo những trang web hiện đang có vị thứ cao nhất ứng với những từ khóa đó. Đây là cách mà bạn có thể biết được nên thiết kế “sức nặng từ khóa” là bao nhiêu để có thể đạt được vị thứ cao nhất trên bộ máy tìm kiếm.

7.3.3. Vị trí của từ khóa

Hãy đặt từ khóa ở những vị trí mà bộ máy tìm kiếm đánh giá cao. Bạn đã xác định được cần phải lặp lại từ khóa bao nhiêu lần trên trang web, bây giờ là lúc cần nghĩ nên đặt từ khóa ở vị trí nào?Vị trí của từ khóa trên trang web cũng là một yếu tố rất quan

trọng trong chiến lược tối ưu hóa trang web. Bộ máy tìm kiếm sẽ quan tâm đến một số phần của trang web, nếu những từ khóa được tìm thấy ở đó sẽ được đánh giá là quan trọng hơn chỗ khác.Những vị trí nào được đánh giá là quan trọng? Đó là: tiêu đề, phần đầu trang, hyperlink, từ khóa URL, từ ngữ ở đầu trang.

7.3.4. “Click phổ biến”

Một yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến vị thứ của trang web trên bộ máy tìm kiếm là “click phổ biến”. Số lượng người truy cập nhấp chuột trên đường liên kết để vào trang web của bạn từ kết quả của các trang web tìm kiếm khác sẽ được cộng lại. Trang web càng có nhiều người nhấp chuột vào từ các bộ máy tìm kiếm sẽ càng được đánh giá cao. Trang web của bạn sẽ được cộng thêm điểm mỗi khi một ai đó nhấp chuột vào đường liên kết từ trang kết quả của bộ máy tìm kiếm. Nếu trang web đã có vị thứ cao sẽ nhận được ít điểm hơn so với trang web có vị thứ thấp. Bằng cách này thì mọi trang web đều có cơ hội được cộng điểm tương ứng với loại nhấp chuột phổ biến. Tuy nhiên, không nên tự mình nhấp chuột vào đường liên kết này quá nhiều lần vì bộ máy tìm kiếm sẽ nhận biết được và sẽ trừ đi số điểm. Ngoài ra, khi một nguời nào đó nhấp chuột vào đường liên kết và ngay sau đó nhấn nút “back” để trở về trang web tìm kiếm ngay, bộ máy tìm kiếm sẽ hiểu rằng người truy cập không tìm kiếm được thông tin cần thiết trên trang web của bạn. Điều này cũng ảnh hưởng không tốt đến vị thứ của trang web.

7.3.5. Liên kết website

Một trong những yếu tố cần phải quan tâm trong chiến lược tối ưu hóa trang web là liên kết website. Bộ máy tìm kiếm đánh giá rất cao những liên kết đến trang web của bạn từ các website khác. Điều này được giải thích là, nếu có nhiều website liên kết có nghĩa là trang web của bạn có nội dung hay, thiết thực và quan trọng.

Không phải tất cả mọi liên kết đều giống nhau. Liên kết từ các website nổi tiếng sẽ được tính điểm cao hơn. Điều này cũng góp phần làm tăng vị trí/thứ hạng trang web của bạn. Các website liên kết nên có cùng chủ đề và có những từ khóa liên quan trong đoạn chữ liên kết. Bạn sẽ không hoàn toàn chủ động được trong phần liên kết. Tuy nhiên, có

một trang web hấp dẫn, bởi nếu nhiều người thấy trang web của bạn hay, bổ ích họ sẽ tự động liên kết đến. Tạo thuận tiện cho việc liên kết: đặt vào đoạn mã html và nút link đến trang web của bạn, người truy cập sẽ dễ dàng sao chép đoạn mã link để đặt vào trang Web của họ.

* Mang đến những lợi ích cho các trang web link vào thông qua việc cho quảng cáo miễn phí trên trang web của bạn.

* Hãy làm một cuộc điều tra nhỏ về các website cùng lĩnh vực để xem ai đã liên kết vào website của họ và tìm cách tiếp cận để đề nghị họ đặt liên kết vào website của bạn.

* Liên kết song phương đến những website tương tự sẽ có lợi cho cả đôi bên. * Trả tiền cho các liên kết trên các website lớn, nổi tiếng như Yahoo!, Looksmart hoặc các trang vàng

7.4. Quản trị tốt website

Một website tốt có thể giúp doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và tìm kiếm đối tác thông qua nhiều kênh tiếp cận, không lệ thuộc nhiều vào không gian và cả thời gian. Tuy nhiên, điều đáng nói là đã có không ít các doanh nghiệp xây dựng website rồi bỏ đấy. Lãng phí không ít nguồn lực rút cục chỉ để cho oai. Vậy dưới đây là một số kinh nghiệm để tận dụng tốt website doanh nghiệp.

Nhớ in địa chỉ website trên name card

Card visit của bạn có tên, số điện thoại liên lạc, địa chỉ công ty và email- đương nhiên rồi! Tuy nhiên, hãy tăng tính chuyên nghiệp bằng khoảng không dành cho địa chỉ website của doanh nghiệp. Đối với các đối tác tiềm năng, việc gọi điện trực tiếp để hỏi thông tin từ bạn đôi lúc không phải là giải pháp. Hãy tạo điều kiện cho họ tìm hiểu thông tin về công ty của bạn một cách tự nhiên và hoàn toàn khách quan.

Chuyên môn hoá công đoạn “làm mới” trang tin

Người truy nhập vào một website với mục đích tìm kiếm thông tin. Website của bạn sẽ không thể níu chân người truy nhập nếu không thường xuyên được cập nhật những thông tin mới. Chính vì vậy, bên cạnh mảng nội dung tự quảng bá, bạn nên khéo léo lồng thêm

những mảng thông tin mang tính thời sự- đặc biệt ưu tiên thông tin có liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của mình. Kinh nghiệm, hãy đầu tư phân công riêng nhân lực trịu trách nhiệm bảo trì, cập nhật thông tin. Trường hợp UBND tỉnh Nam Định ký hợp đồng với cty tư nhân Elinco để cập nhật website namdinh.gov.vn là một bài học để các doanh nghiệp xem xét.

Không ngừng tiến hành các hoạt động marketing trực tuyến

Website dù hay đến đâu cũng sẽ chẳng là gì nếu không được nhiều người biết tới. Bên cạnh đó, bạn có ít cơ hội quảng bá sản phẩm của mình, thúc đẩy tìm kiếm thêm đối tác. Có rất nhiều cách để website được nhiều người biết tới: quảng cáo qua thư điện tử, qua các diễn đàn (forum) trực tuyến, qua các công cụ hỗ trợ tìm kiếm (Google, Atla Vista v.v..). Hiện tại, trên mạng tồn tại rất nhiều cá nhân rao bán danh sách email (mailing list). Tuy nhiên, quảng cáo qua thư điện tử là giải pháp không nên quá lạm dụng vì rất dễ gây phản cảm (spam).

Website cần ghi rõ thông tin về doanh nghiệp

Địa chỉ công ty, số điện thoại liên lạc là mảng thông tin cần thiết phải xuất hiện trên website của doanh nghiệp. Bên cạnh việc đảm bảo xác nhận công ty bạn có thực, tạo niềm tin cho người truy nhập, địa chỉ còn giúp “đưa đường, chỉ lối” cho các đối tác tiềm năng tìm tới bạn. Trong trường hợp tối ưu, thông tin về doanh nghiệp có thể bao gồm cả email của chủ doanh nghiệp (lãnh đạo công ty).

Bạn lấy được gì từ khách viếng thăm?

Nếu website có yêu cầu khách hàng đăng ký thành viên (member) để nhận dịch vụ (ví dụ thông tin cập nhật về sản phẩm mới, trợ giúp kỹ thuật khi mua hàng v.v ), bạn chắc hẳn đã xây dựng được một cộng đồng khách hàng mới thông qua công cụ thông tin trực tuyến. Trong trường hợp wesite không yêu cầu đăng ký thành viên, ít nhất quản trị website cũng cho bạn được một danh sách các thông số kỹ thuật: số khách viếng thăm phân theo từng múi giờ, “định vị” khách hàng (thông qua địa chỉ IP truy nhập) v.v Đáng chú ý, nếu khéo léo bạn còn có thể chèn thêm những thông tin dạng thăm dò (survey) nhằm xác định nhu cầu của khách hàng tiềm năng hoặc ít nhất là những góp ý của họ đối

Thường xuyên sao lưu (backup) dữ liệu

Điểm lưu ý cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó là hãy thường xuyên sao lưu (backup) dữ liệu. Công đoạn này đôi khi phải nhờ tới các nhà cung cấp dịch vụ quản trị website. Động tác backup có thể phục vụ mục tiêu chính: tái sử dụng khi cần thiết.

7.5. Hoàn thiện hệ thống thanh toán trực tuyến

NEO Smart Payment - Hệ thống Thanh toán Trực tuyến - là hệ thống dịch vụ được phát triển bởi NEO, nhằm cung cấp cho khách hàng và các nhà cung cấp dịch vụ một số kênh thanh toán mới thông qua hệ thống ATM, các đại lý bưu điện, quầy giao dịch của ngân hàng, máy điện thoại di động...Các dịch vụ được cung cấp trên hệ thống thanh toán trực tuyến báo gồm:

- Thanh toán hoá đơn, cước phí: viễn thông, điện, nước, bảo hiểm... - Bán vé, đặt chỗ (vé máy bay, vé tàu...)

- Bán thẻ trả trước (thẻ điện thoại, Internet...) - Thanh toán tiền đặt mua hàng hoá, dịch vụ.

Tuỳ theo từng giai đoạn phát triển có thể triển khai đồng thời các dịch vụ này hoặc chỉ triển khai một vài dịch vụ. Hệ thống sẽ trở thành một dịch vụ mới của ngân hàng, cung cấp cho ngân hàng và các nhà cung cấp thêm kênh chăm sóc khách hàng, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng và nhà cung cấp. Các nhà cung cấp sẽ mở tài khoản tại ngân hàng để phục vụ việc thanh toán qua hệ thống.

7.6. Khai thác triệt để ưu điểm của phương thức thanh toán điện tử

Để thanh toán trực tuyến phát triển, trước hết cần hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hệ thống ngân hàng được tích hợp và kết nối đầy đủ; công ty cung cấp dịch vụ phải hoàn thiện dịch vụ với chất lượng cao để các doanh nghiệp có nhu cầu tích hợp thanh toán trực tuyến có thể dễ dàng tiếp cận. Một nguyên nhân không kém phần quan trọng là chính các doanh nghiệp phải nâng cao nhận thức về lợi ích của TMĐT, từ đó có kế hoạch ứng dụng cho thật sự phù hợp với đặc điểm về sản phẩm và văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn thương mại điện tử Nghiên cứu thị trường TMĐT (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(60 trang)
w