Trong nguyên tắc này, các quốc gia sẽ tiến hành giảm các hàng rào như thuế nhập khẩu, các mặt hàng cấm nhập khẩu, hạn ngạch và trong quá trình mở rộng vấn đề, còn bàn đến cắt giảm các thủ tục rườm rà và chính sách tỉ giá hối đoái.
Quá trình đàm phán để đạt được nguyên tắc thương mại tự do hơn đã trải qua 9 vòng đàm phán, kết quả của nó là đến giữa những năm 90 của thế kỉ 20, tỉ lệ thuế nhập khẩu của các nước công nghiệp với các hàng hóa công nghiệp đã giảm mạnh xuống còn dưới 4%.
VD: quá trình dỡ bỏ các loại hàng rào của Việt Nam khi tham gia vào luật chơi của WTO.
Các quốc gia đang phát triển có thể được co giãn lộ trình để hạn chế tiến tới dỡ bỏ các loại hàng rào này.
Nhưng trước đó, đến giữa những năm 80 của thế kỉ 20, các cuộc hội đàm đã đặt vấn đề áp dụng hàng rào phi thuế quan lên hàng hóa nhập khẩu, và tiến tới áp dụng cho cả dịch vụ và sở hữu trí tuệ.
Như vậy là một vấn đề khác được đặt ra khi các hàng rào thuế quan được lần lượt dỡ bỏ thì các hàng rào phi thuế quan lại là chiêu bài của các nước phát triển để bảo hộ nền sản xuất trong nước
VD: Mỹ với các loại hạn ngạch:
o Hạn ngạch thuế quan (Tarriff–rate quota): Là loại hạn ngạch không hạn chế số lượng nhập khẩu mà quy định số lượng để phân biệt thuế. Phần lượng trong hạn ngạch quy định sẽ có thuế nhập khẩu thấp, phần lượng vượt hạn ngạch sẽ chịu thuế nhập khẩu cao. Các mặt hàng nông sản khi vào thị trường Mỹ phải chịu hạn ngạch có thuế là: Sữa và kem không đặc hoặc không đường hay các chất ngọt khác với chất béo theo trong lượng từ 1% đến 6%; cá ngừ, bông vải, lúa mì, một số mặt hàng nông sản theo Hiệp định Mỹ – Israel.
o Hạn ngạch tuyệt đối - hạn ngạch cứng (Absolute quota). Đây là hạn ngạch giới hạn về lượng nhập khẩu; phần lượng vượt hạn ngạch không được làm thủ tục hải quan vào Mỹ. Hàng nhập vượt quá số lượng trong hạn ngạch phải tái xuất hoặc lưu kho chờ hạn ngạch năm sau.