Kết luậN Và khuYếN Nghị

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM (Trang 35 - 44)

Sức khỏe tâm thần là một cấu phần quan trọng trong sức khỏe tổng thể của thế hệ trẻ, đó là nền tảng của sự khỏe mạnh và thực hiện chức năng một cách hiệu quả đối với mỗi cá nhân và với cộng đồng. Sức khỏe tâm thần bao gồm cả những biểu hiện tình cảm mang tính tích cực như cảm giác lạc quan, lòng tự trọng và những biểu hiện rối nhiễu tâm lý (buồn chán, suy nghĩ đến tự tử… ) chứ không chỉ là định hướng vào các bệnh tâm thần.

Lạc quan là một đặc điểm nhân cách và là một trong các nhân tố kích thích những suy nghĩ và hành vi tích cực. Một điều rất đáng mừng, dù đang phải đối mặt với nhiều thử thách nhằm thích ứng với môi trường kinh tế - xã hội đang ngày một chuyển biến, VTn&Tn Việt nam hiện nay lạc

Suy nghĩ đến tự tử Đã từng tìm cách tự tử

B Wald or (95%ci) P B Wald or (95%ci) P

Buồn chán có 5,09 141,72 163,2 (70,5-377,5) <0,001 6,54 101,14 691,9 (193,5-2475,2) <0,001 Không (*) 1 1 tình trạng hôn nhân đã kết hôn 0,91 4,60 2,48 (1,08-5,70) <0,05 chưa kết hôn (*) 1 Đã từng uống hết 1 cốc bia/rượu có 0,43 5,41 1,54 (1,07-2,22) <0,05 Không (*) 1 khu vực Thành thị 0,48 4,85 1,62 (1,05-2,43) <0,05 nông thôn (*) 1 hành hung người khác có 1,43 8,32 4,17 (1,58-11,02) <0,001 Không (*) 1 ct do bạo lực trong gia đình có 1,11 8,14 3,02 (1,41-6,46) <0,05 Không (*) 1 gắn kết với gia đình Mạnh -0,54 4,57 0,58 (0,36-0,96) <0,05 yếu (*)

quan hơn so với 5 năm về trước. Tương tự như SAVy1, kết quả của SAVy2 cho thấy không có sự khác biệt đáng kể về mức độ lạc quan giữa nữ và nam VTn&Tn, giữa khu vực thành thị và nông thôn, giữa VTn&Tn dân tộc Kinh/ hoa với VTn&Tn dân tộc thiếu số và giữa các nhóm thanh thiếu niên có trình độ học vấn khác nhau. Tuy nhiên, mức độ lạc quan có xu hướng tăng theo nhóm tuổi. nhóm vị thành niên (tuổi từ 14-17) là nhóm đang phát triển mạnh nên có thể có cảm giác bất an và không chắc chắn - một biểu hiện tâm, sinh lý thông thường của tuổi vị thành niên. Do vậy, đối tượng này đang rất cần sự hướng dẫn, tư vấn, hỗ trợ cũng như tạo môi trường tâm lý thuận lợi để phát triển những biểu hiện tình cảm tích cực và hoài bão.

Lòng tự trọng là một trong những thành tố quan trọng của sức khỏe tâm thần. điểm trung bình đánh giá lòng tự trọng của VTn&Tn trong SAVy2 thấp hơn đáng kể (p<0,001) so với kết quả của SAVy1. điều này có thể là do trước áp lực của nhà trường, gia đình và xã hội, VTn&Tn ngày nay kỳ vọng nhiều hơn về bản thân mình, về những điều mà mình phải đạt được để khẳng định bản thân. Kết quả của SAVy2 cũng cho thấy lòng tự trọng cao có thể làm giảm từ 20-50% nguy cơ gây cảm giác buồn chán và hành vi tự gây thương tích của VTn&Tn. Vì vậy tăng cường lòng tự trọng cần được coi là một thành tố then chốt trong cách tiếp cận toàn diện của chiến lược giáo dục và nâng cao sức khỏe tâm thần, trong đó chú trọng vào việc khuyến khích nhận thức tương đối thực tế về bản thân của VTn&Tn.

Khi xem xét các yếu tố nguy cơ đối với các vấn đề về sức khỏe tâm thần (sự buồn chán, hành vi tự gây thương tích, suy nghĩ đến tự tử và tìm cách tự tử) có một số kết quả nổi bật, đó là một số yếu tố có thể là nguy cơ đối với sức khỏe tâm thần của VTn&Tn, bao gồm:

· nữ giới

· Phụ nữ đã lập gia đình

· những người đã từng bị bạo lực

· những người đã từng bị lạm dụng tình dục · nam giới sử dụng rượu/bia và internet · VTn&Tn sống ở thành thị

· VTn&Tn cảm thấy căng thẳng do áp lực học tập

Nguy cơ từ bạn bè

có 0,63 5,23 1,88 (1,09-3,23) <0,05

Không (*)

n=4.543; (*) = nhóm so sánh. hosmer &Lemeshow test χ2=17,75;

df =8; p=0,25

n=4.438; (*) = nhóm so sánh. hosmer &Lemeshow test χ2=3,29;

Mặt khác, mối quan hệ chặt chẽ với gia đình và nhà trường là những yếu tố bảo vệ đối với sức khỏe tâm thần của VTn&Tn Việt nam. Vì vậy, sự hỗ trợ của gia đình và thầy cô là những giải pháp tốt có thể cải thiện sức khỏe tâm thần của giới trẻ. Tương tự như vậy, ưu tiên vào truyền thông thay đổi nhận thức và hành vi của những đối tượng có mối quan hệ thường xuyên với nhóm người trẻ tuổi gồm cha/mẹ, giáo viên, cán bộ xã hội, cán bộ y tế giúp thanh thiếu niên có thể nhận biết và đánh giá nguy cơ, hướng đến cải thiện mối quan hệ gia đình, bạn bè và môi trường nhà trường. đồng thời cần phải xây dựng hệ thống nhằm hỗ trợ kịp thời VTn&Tn có nguy cơ và biểu hiện sớm của các vấn đề sức khỏe tâm thần.

các bằng chứng khoa học về lĩnh vực sức khỏe tâm thần hiện nay còn tương đối hạn chế. Vì vậy cần có những nghiên cứu sâu để hiểu rõ ràng hơn tại sao VTn&Tn có các biểu hiện về những vấn đề sức khỏe tâm thần và làm thể nào để hỗ trợ họ một cách tốt nhất. Tổ chức y tế thế giới đã chỉ rõ trong tương lai gần các vấn đề về sức khỏe tâm thần sẽ là gánh nặng bệnh tật hàng đầu trên toàn cầu và xu thế này cũng đang diễn ra ở Việt nam. Mặc dù tình hình sức khỏe tâm thần của VTn&Tn Việt nam vẫn tốt hơn đáng kể so với nhiều nước trên thế giới, nhưng xu thế vấn đề ngày càng tăng lên trong 5 năm qua là rất đang quan tâm. Kết quả về sức khỏa tâm thần của VTn&Tn Việt nam qua 2 cuộc điều tra cho thấy vấn đề này cần phải được quan tâm và đưa vào chương trình nghị sự của quốc gia.

Tài liệu tham khảo

1. Who, Investing in mental health. 2003, Geneva, World health organization.

2. Who, Ủng hộ các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách (tài liệu dịch từ nguyên bản tiếng Anh). 1998.

3. nguyễn Viết Thiêm, Sức khỏe tâm thần cộng đồng - Tài liệu đào tạo sau đại học. 2002: đại học y hà nội.

4. Bộ y tế, T.c.T.K., Who và unIcEF, , Báo cáo điều tra quốc gia về Vị thành niên và Thanh niên Việt nam (SAVy). 2005.

5. Who, World health Report 2003. 2003: Geneva.

6. Trần Văn cường, điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay (Báo cáo đề tài cấp Bộ). 2002.

7. Phan Thị hoà và huỳnh đình đồng, Tình hình tự tử tại thành phố đà nẵng năm 2004. Tạp chí y tế công cộng, 2006. 5.

8. Lê cự Linh, Bệnh tật, chấn thương và bạo lực ở thanh thiếu niên Việt nam, in SAVy. 2006. 9. nguyen Th, child Maltreatment in Vietnam: Prevalence and associated mental and phys- ical health problems. 2007, Queensland university of Technology, Australia: Brisbane.

10. Thương huyền (2007) cần phát triển nhanh công tác xã hội học đường. (www.cpv.org.vn, truy cập ngày 10/04/2007).

11. Bộ y tế, chăm sóc sức khoẻ ban đầu ở Việt nam trong tình hình mới. 2005. 12. Ananda B A, et al., Prevalence and correlates of probable adolescent mental health problems reported by parents in Vietnam. Soc Psychiat Epidemiol, 2009.

13. Lê Thị Kim Dung, Bước đầu tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần của học sinh ở một số trường trung học cơ sở thuộc một số thành phố (đề tài nghiên cứu của Bộ Giáo dục và đào tạo, mã số B2003-49-61). 2007.

14. Thủ tướng chính phủ, Quyết định số 108/2007/Qđ-TTg Phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểmvà hIV/AIDS giai đoạn 2006 - 2010. 2007.

15. Bài bình luận của Tiến sỹ Jean-Marc olivé, Trưởng đại diện Who tại Việt nam nhân ngày Sức khỏe Tâm thần Thế giới 10-10-2008.

16. chính phủ, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ số 23/2006/cT-TTg ngày 12/07/2006 về việc tăng cường công tác y tế trong các trường học. cơ sở Dữ liệu Luật Việt nam, www.luatvietnam.vn (truy cập ngày 10/05/2007). 2006.

17. Bô y tế, Kế hoạch tổng thể quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe của vị thành niên và thanh niên Việt nam, giai đoạn 2006-2010 và tầm nhìn 2020. 2006.

18. unIcEF. children’s Values, aspirations and expectations. [cited 10/5/2010]; Available from: http://www.unicef.org/polls/eapro/values/index.html.

19. Michal Mann, c.M.h.h., herman P. Schaalma and nanne K. de Vries, Self-esteem in a broad-spectrum approach for mental health promotion. health Education Research, 2004. 19: p. 357-372.

20. Eila Laukkanen, et al., The prevalence of self-cutting and other self-harm among 13- to 18-year-old Finnish adolescents. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol., 2009. 44: p. 23-28.

21. Franz Resch, Peter Parzer, and R. Brunner, Self-mutilation and suicidal behaviour in children and adolescents: prevalence and psychosocial orrelates: results of the BELLA study. Eur child Adolesc Psychiatry [Suppl 1], 2008. 17: p. 92-98.

22. Social cohesion for mental well-being among adolescents. 2008, copenhagen, Who Regional office for Europe.

23. hesketh T, Ding Q J, and J. R, Suicide ideation in chinese adolescents. Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol, 2002. 37: p. 230-235.

Ban biên tập:

TS. Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số - KhhGđ (chủ biên)

Bà Trần Thị Thanh Mai, Vụ trưởng Vụ Truyền thông và giáo dục, Tổng cục DS - KhhGđ Ths. nguyễn đình Anh, Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông và giáo dục, Tổng cục DS - KhhGđ

Ths. Vũ Thúy nga, Dự án Phòng chống hIV/AIDS cho Thanh niên, Tổng cục DS - KhhGđ Bà Lê yến oanh, Dự án Phòng chống hIVAIDS cho Thanh niên, Tổng cục DS - KhhGđ Bà Lê Song Lê, chuyên viên Vụ truyền thông và giáo dục, Tổng cục DS-KhhGđ

các quan điểm được trình bày trong báo cáo này là của nghiên cứu viên và không nhất thiết phản ánh quan điểm và chính sách của Tổng cục Dân số - KhhGđ

Một phần của tài liệu BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ SỨC KHỎE TÂM THẦN CỦA THANH NIÊN VIỆT NAM (Trang 35 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)