- Phòng kỹ thuật: Có trách nhiệm lớn về mặt tổ chức kỹ thuật thi công, đôn
2.2.3. Công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động
2.2.3.1. Cơ cấu vốn lưu động và sự biến động của nó
Vốn lưu động của Công ty chủ yếu được tài trợ bằng nguồn vốn chủ sở hữu. Căn cứ vào hình thức biểu hiện và quá trình tuần hoàn luân chuyển các thành phần trong cơ cấu vốn lưu động, cơ cấu vốn lưu động thể hiện trong bảng sau:
Bảng 7: Cơ cấu vốn lưu động của Công ty năm 2010 và 2011 (Đơn vị: Triệu đồng)
Vốn lưu động
2010 2011
Số tiền Tỷ lệ (%)
Tỷ lệ (%) trong từng khâu
Số tiền Tỷ lệ (%) Tỷ lệ(%) trong từng khâu 1.Vốn trong dự trữ 1.118 2 1.257 2 - Nguyên vật liệu 793 71 847 67 - Công cụ, dụng cụ 325 29 410 33 2.Vốn trong SXKD 3.470 5 6.868 9
3.Vốn trong lưu thông 59.091 93 65.384 89
- Tiền 377 0,6 142 0,2
- Các khoản phải thu 46.045 78 64.459 98,6
- Tạm ứng 12.074 20,4 103 0,1
- Chi phí trả trước 595 1 680 1,1
Tổng 63.679 100 73.509 100
Năm 2011, tổng số vốn lưu động của Công ty tăng 15,4% so với năm 2010 (từ 63.679 triệu đồng lên 63.509 triệu đồng). Nhìn vào số liệu Bảng 7 ta thấy, Công ty Cổ phần xây dựng số 2 Quảng Ninh là một doanh nghiệp thuộc lĩnh vực bất động sản nên đòi hỏi số lượng vốn trong lưu thông chiếm tỷ trọng rất cao (năm 2010 chiếm 93%; năm 2011 chiếm 89%). Trong khi đó vốn trong dự trữ chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ (chỉ chiếm 2% trong tổng vốn lưu động)
Phân tích chuyên sâu vào các hạng mục ta thấy: - Trong khâu xây dựng cơ bản:
Cuối năm 2011, cũng như năm 2010 Công ty đều có chi phí xây dựng cơ bản dở dang. Đó là do Công ty đầu tư vào công trình đang thi công như Công trình xây dựng trường tiểu học Hạ Long. Tuy nhiên, chi phí sản xuất kinh doanh dở dang của năm 2011 cao hơn năm 2010 do Công ty chưa hoàn thành một số hạng mục công trình thi công từ năm trước.
- Trong khâu dự trữ:
Đây là khâu chiếm tỷ trọng ít nhất trong tổng vốn lưu động. Đối với một Công ty xây dựng, vốn lưu động trong khâu dự trữ biểu hiện dưới hình thức là giá trị nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ. Công ty đã sử dụng rất ít vốn lưu động vào
khâu dự trữ, chứng tỏ Công ty đã cố gắng nhiều trong việc giảm tối đa lượng vốn chậm luân chuyển.
- Trong khâu lưu thông:
Khâu lưu thông là khâu chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn lưu động của Công ty. Vốn lưu động trong khâu lưu thông lớn chủ yếu là do Công ty có rất nhiều khoản phải thu. Năm 2010, các khoản phải thu của Công ty là 46.045 triệu đồng (chiếm 78% vốn lưu thông), năm 2011 là 64.459 triệu đồng (chiếm 98,6% vốn lưu thông), tăng 20,6%.
Lượng vốn lưu thông lớn ảnh hưởng tới vốn tập chung sản xuất, các khoản thu lớn làm giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động, do đó làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Để nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần nhanh chóng thu hồi các khoản phải thu.
2.2.3.2. Quản lý tiền mặt
Theo số liệu Bảng 7, ta thấy số vốn bằng tiền của doanh nghiệp cuối năm 2011 giảm 62,3% so với đầu năm. Để xem lượng vốn bằng tiền của Công ty có đủ thanh toán công nợ và cho các hoạt động của mình không, cần xem xét hai chỉ tiêu sau:
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011
Tỷ suất thanh toán tức thời 0,51 0,48
Tỷ suất thanh toán vốn lưu động 0,14 0,19
Về tỷ suất thanh toán tức thời, nhìn chung cả hai năm tỷ suất này của Công ty đều nằm trong khoảng an toàn (xấp xỉ 0,5). Tỷ suất này giảm không đáng kể trong năm 2011 thể hiện Công ty vẫn duy trì được khả năng thanh toán cho các hợp đồng, dự án.
Về tỷ suất thanh toán vốn lưu động, phạm vi an toàn cho doanh nghiệp là trên 0,5. Cả hai năm tỷ suất này của Công ty đều dưới mức an toàn. Năm 2011 tỷ suất này bằng 0,19 thấp hơn so với phạm vi an toàn cho doanh nghiệp, như vậy Công ty có thể sẽ không đủ tiền để thanh toán. Tuy nhiên, nếu tính cả các khoản
phải thu thì tỷ suất này bằng 0,86 năm 2010 và 1,06 năm 2011, cho thấy Công ty có thể đảm bảo được khả năng thanh toán trong vòng 1 năm.
2.2.3.3. Quản lý các khoản phải thu
Như ta đã biết, giá trị các khoản phải thu của doanh nghiệp luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các bộ phận của vốn lưu động. Chi tiết các khoản phải thu của Công ty được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 8: Tình hình các khoản phải thu của Công ty năm 2010 và 2011 (Đơn vị: triệu đồng)
Các khoản phải thu
2010 2011
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Phải thu của
khách hàng
43.684 94.9 61.490 95.4
2. Trả trước cho người bán
2.334 5 2.280 3.5
3. Các khoản phải thu khác
27 0.1 689 1.1
Tổng 46.045 100 64.459 100
Dựa vào số liệu Bảng 8 ta thấy, khoản phải thu của khách hàng năm 2010 chiếm 94,9% trong cơ cấu các khoản phải thu, năm 2011 tăng 0,5% so với năm trước và chiếm tỷ trọng 95,4% trong tổng số các khoản phải thu của Công ty. Đây là khoản tiền phải thu từ các chủ đầu tư về các công trình đã hoàn thành nhưng chưa thanh toán hết cho Công ty. Trong năm 2010 và năm 2011, tình hình chung của thị trường bất động sản là sự khó khăn về thanh khoản, Công ty đã hoàn thành rất nhiều các dự án. Tuy nhiên, việc thu hồi công nợ là một bài toán hết sức khó khăn do việc thắt chặt tiền tệ của Nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, việc cho phép chậm thanh toán là một trong những biện pháp để thu hút khách hàng, cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Do không phải trả tiền ngay khi mua hàng nên khuyến khích nhiều người mua hàng của doanh nghiệp hơn, từ đó làm cho doanh thu tăng lên, giảm hàng hoá tồn kho. Tuy nhiên, việc cho phép chậm thanh toán có thể tăng chi phí hoạt động của doanh nghiệp như chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt ngân quỹ. Doanh nghiêp cũng có thể chịu rủi ro do người mua
không trả tiền. Vì vậy, doanh nghiệp phải có biện pháp giảm thiểu những rủi ro có thể xẩy ra và thu hồi các khoản nợ của khách hàng một cách nhanh chóng.
2.2.3.4. Quản lý dự trữ
Do đặc điểm thuộc ngành công nghiệp xây dựng nên công tác quản lý dự trữ của Công ty cũng có những đặc điểm riêng biệt. Vật tư, vật liệu xây dựng thường có khối lượng lớn và thể tích lớn như sắt thép, gạch, cát… nên khó có thể dự trữ toàn bộ trong kho của doanh nghiệp. Hơn nữa, vật liệu được sử dụng để thi công các công trình ở nhiều địa điểm khác nhau, cho nên Công ty không tiến hành dự trữ mà mua ngoài vừa thuận tiện chuyên chở lại vừa tiết kiệm được chi phí. Công ty tích cực sử dụng phương pháp cung cấp nguyên vật liệu và chỉ nhập nguyên vật liệu của khi triển khai thi công các công trình. Tuy nhiên, việc trong kho của Công ty không có dự trữ cũng là một sự mạo hiểm, bởi giá các loại nguyên vật liệu có thể tăng lên theo từng ngày hoặc khi cần những loại nguyên vật liệu đặc chủng, Công ty không thể dễ dàng tìm được nhà cung cấp.