Tính khả thi về mặt kỹ thuật

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT SẠCH HƠN NGÀNH DỆT NHUỘM (Trang 32 - 34)

Việc đánh giá sẽ quyết định xem liệu cơ hội SXSH đã đề xuất có thật sự phục vụ cho ứng dụng cụ thể hay không. Thông thường việc đánh giá sẽ bắt đầu bằng việc kiểm tra ảnh hưởng của giải pháp được nêu ra đối với quy trình, sản phẩm, tỷ lệ sản xuất, độ an toàn, …trong trường hợp có sự khác biệt đáng kể so với thực tế sản xuất hiện tại thì có thể yêu cầu kiểm tra tại phòng thí nghiệm và chạy thử để dánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật.

Đa số các giải pháp cần nghiên cứu thêm là thay đổi công nghệ, khi thay đổi công nghệ cần xét:

- Công suất: với công nghệ mới thì công suất như thế nào, có tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn không, so sánh lượng nhiên liệu tiêu tốn với lợi ích mang lại .

- Chất lượng sản phẩm: thay đổi theo chiều hướng tốt hơn mang lại nhiều lợi ích hơn cho nhà máy hay không.

- Yêu cầu về diện tích: nếu công nghệ thay thế quá lớn so với diện tích của thiết bị cũ mà nhà máy không đáp ứng được thì không có tính khả thi.

- Thời gian dừng sản xuất để áp dụng: nếu quá dài mà ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất thì không khả thi.

Thời gian dừng sản xuất để áp dụng: khi thay đổi côn g nghệ một máy móc nào đó thì số máy móc khác trong cung dây truyền có phải thay đổi theo không.

- Nhu cầu đào tạo nhân viên: công nghệ thay đổi thì nhân viên làm trên công nghệ mới phải được đào tại lại để sử dụng công nghệ mới đó. nếu đào tạo đơn giản tốn ít thời gian, lượng nhân viên phải đào tạo lại ít thì có tính khả thi cao

Các giải pháp không có tính khả thi về mặt kỹ thuật (do không có sẵn công nghệ, thiết bị, không gian hoặc bất cứ lý do nào khác) cần phải đưa vào danh sách riêng để các cán bộ kỹ thuật nghiên cứu kỹ hơn. Các giải pháp có tính khả thi về mặt kỹ thuật thì sẽ được tiếp tục phân tích tính khả thi về mặt kinh tế.

- Tính khả thi về mặt kinh tế

Là các thông số chính để ban lãnh đạo chấp nhận hoặc từ chối đề xuất SXSH. Có thể thực hiện bằng nhiều phương pháp khác nhau như: phương pháp tính toán thời gian hoàn vốn, phương pháp IRR (tỷ lệ hoàn vốn nội tại), phương pháp NPV (giá trị hiện tại ròng),… khi áp dụng nếu tính toán thấy thời gian hoàn vốn nhanh; tỷ lệ hoàn vốn nội tại IRR lớn hơn thời gian hoàn vốn (r) thì giải pháp mới được thực hiện, IRR càng cao thì giải pháp càng dễ chấp nhận; giá trị hiện tại ròng NPV

lớn => thì tính khả thi kinh tế rất cao.

Không nên gạt bỏ toàn bộ các giải pháp không có tính khả thi về mặt kinh tế vì thực tế có thể có một vài giải pháp trong số đó đem lại cải thiện đáng kể về môi trường vì thế có thể thực hiện dù không có đủ tính hấp dẫn về kinh tế.

- Tính khả thi về mặt môi trường

Các giải pháp SXSH phải được đánh giá từ khía cạnh tác động tới môi trường. Lợi ích môi trường thể hiện: giảm độc tính hoặc lượng chất thải hay thay đổi khả năng xử lý, thay đổi khả năng áp dụng các quy định về môi trường, ...

xem xét xem khi áp dụng giải pháp đã đề ra thì các thông số về môi trường thay đổi như thế nào, có thể kiểm tra bằng cách đo đạc khi áp dụng thử nghiệm từ đó có thể định tính hay định lượng được lượng giảm thải khi áp dụng giải pháp.

=> các giải pháp phải đảm bảo ính khả tthi về cả 3 khía cạnh kỹ thuật, kinh tế và môi trường thì mới được lựa chọn.

III. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu SẢN XUẤT SẠCH HƠN NGÀNH DỆT NHUỘM (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w