Chương trình này đặc biệt hướng đến đối tượng là lao động phụ nữ (1/3 lao

Một phần của tài liệu Phân tích bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ (Trang 26 - 29)

động này sẽ phải ưu tiên cho phụ nữ).

6. Chính sách về y tế

Chương trình BHYT cho người nghèo: Năm 2004, BHYT ở Ấn Độ chỉ dành cho những người có thu nhập cao (chiếm khoảng 4 đến 5% dân số). Những người nghèo bị mắc nợ do phải chi trả chi phí khám chữa bệnh ở Ấn Độ ngày một tăng. Trong khi năng lực của bệnh viện không đáp ứng đủ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Trước tình hình đó, Chính phủ Ấn Độ đã giao Bộ Lao động và Việc làm nghiêm cứu, đề xuất Chương trình BHYT cho người nghèo.

=> Đánh giá:

Chương trình BHYT cho người nghèo ở Ấn Độ có sự khác biệt với các chương trình BHYT trên thế giới. Đây là chương trình sử dụng CNTT lớn nhất áp dụng ở nông thôn. Chương trình đã tạo ra nhiều lựa chọn cho người nghèo khi đi khám, chữa bệnh đối với cả bệnh viện công và bệnh viện tư. Chương trình này bắt đầu ở một vài huyện, sau đó được nhân rộng ra.

VI.Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

1. Thực trạng bất bình đẳng trong thu nhập và nguy cơ của Việt Nam

Trong thời kỳ Đổi mới, cùng với xóa đói, giảm nghèo, bất bình đẳng cũng được quan tâm đặc biệt bởi chính phủ Việt Nam chủ trương theo đuổi mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội.

Bảng 4 (Xem Phụ lục – Bảng 4) cho thấy hệ số Gini theo tiêu dùng của Việt Nam có xu hướng tăng trong thời gian qua, từ 0,34 năm 1993 lên 0,35 năm 1998 và 0,36 năm 2006. Tuy nhiên, mức tăng không quá lớn và hệ số Gini khá ổn định trong những năm gần đây. Hệ số Gini theo thu nhập tăng nhanh hơn, từ 0,34 năm 1993 lên 0,39 năm 1998 và 0,43 năm 2006.

bằng mức thu nhập bình quân đầu người) có thể thấy bất bình đẳng ở Việt Nam vẫn ở mức vừa phải (Xem Phụ lục 1 – Bảng 5). Theo Cornia và Court (2001), hệ số Gini nằm trong khoảng 0,30 - 0,45 là phạm vi bất bình đẳng an toàn và hiệu quả, tức là có thể phù hợp cho tăng trưởng cao. Theo tiêu chí này, có thể thấy rằng bất bình đẳng của Việt Nam vẫn nằm trong phạm vi an toàn.

Chênh lệch thu nhập được đánh giá bằng việc so sánh khoảng cách chi tiêu và thu nhập của người giàu và người nghèo được đại diện bởi nhóm 20% những người giàu nhất và 20% những người nghèo nhất. Ở Việt Nam, chênh lệch này đã và đang gia tăng liên tục và đáng kể. Theo Bảng 6 (Xem Phụ lục 1 – Bảng 6), năm 1995, thu nhập bình quân đầu người của những hộ gia đình giàu nhất cao gấp 7 lần so với những hộ gia đình nghèo nhất thì đến năm 2006, tỷ lệ này đã tăng lên 8,4 lần.

Số liệu về chi tiêu ở Bảng 7 (xem Phụ lục 1 – bảng 7) cũng phản ánh tình trạng tương tự. Trong khi các nhóm trung bình và cận giàu không có sự thay đổi lớn về tỷ lệ tổng chi tiêu thì nhóm giàu nhất đang có mức chi tiêu ngày càng nhiều hơn về tỷ trọng, còn nhóm nghèo nhất lại đang có xu hướng giảm bớt tỷ trọng chi tiêu. Tỷ trọng chi tiêu của nhóm người giàu nhất tăng từ 41,8% năm 1993 lên 43,3% năm 2006, trong khi đó tỷ trọng này của nhóm người nghèo nhất lại giảm từ 8,4% xuống còn 7,2% trong cùng thời kỳ.

So sánh khoảng cách thu nhập giữa 20% nhóm giàu nhất và 20% nhóm nghèo nhất của Việt Nam và một số nước châu Á cho thấy bất bình đẳng ở Việt Nam cao hơn nhiều nước, chỉ thấp hơn so với Trung Quốc và Philippin (Xem Phụ lục 1 – Bảng 8). Điều này tạo ra sự lo ngại về sự đánh đổi giữa tăng trưởng và công bằng ở Việt Nam.

Như vậy, cùng với việc chạy theo mục tiêu tăng trưởng nhanh, sự bất bình

đẳng trong phân phối thu nhập có xu hướng gia tăng trên cả 3 khía cạnh đánh giá: Mật độ phân bố thu nhập ngày càng có xu hướng phân tán hơn (Hệ số GINI tăng dần), mức độ trầm trọng của sự phân hóa ngày càng sâu, thu nhập của những người nghèo chiếm tỷ trọng ngày càng ít hơn trong tổng thu nhập dân cư. Bất bình đẳng thu nhập gia tăng cho thấy thành quả của tăng trưởng đã không được phân bổ đồng đều giữa các tầng lớp dân cư. Thực tế này đặt ra nguy cơ cho Việt Nam trong quá trình

cách vững chắc cho Việt Nam?

2. Bài học kinh nghiệm từ Ấn Độ

• Ấn Độ và Việt Nam là 2 quốc gia đang phát triển với mức tăng trưởng khá cao, GDP bình quân đầu người đều đạt mức trung bình (Ấn Độ là trên 4000USD/người/ năm và Việt Nam là trên 3500USD/người/năm). Cả Ấn Độ và Việt Nam đều có tiềm lực để thúc đẩy mạnh mẽ kinh tế phát triển trong những năm tới.

• Tuy nhiên cả 2 đều phải đối mặt với nguy cơ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập và khoảng cách giàu nghèo. Từ những bài học kinh nghiệm của Ấn Độ, Việt Nam xác định rằng hạn chế bất bình đẳng thu nhập, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là cả một quá trình phát triển nền kinh tế một cách toàn diện. Để làm được điều đó cần thiết phải có sự tổng hòa các chính sách phát triển kinh tế cũng như an sinh xã hội. Các chính sách và giải pháp của Ấn Độ trong thu hẹp bất bình đẳng thu nhập và khoảng cách giàu nghèo đồng thời đem đến cho Việt Nam nhiều bài học quý giá.

• Việc sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý các chương trình Bảo hiểm xã hội (BHXH) và Bảo hiểm y tế (BHYT) là một thành công rất thuyết phục đối với Việt Nam, chi phí rất thấp mà hiệu quả rất cao. Bài học về mở rộng qui mô BHXH, bảo hiểm hưu trí, đặc biệt ở vùng nông thôn, bán đô thị và khu vực phi chính thức, từ thiết kế, xác định đối tượng ưu tiên, phương thức thanh toán, quản lý chi trả đến trách nhiệm giải trình và theo dõi, đánh giá là những kinh nghiệm rất đáng để các cơ quan chuyên môn của Việt Nam học tập.

• Trong công tác BHYT cho người nghèo, các chương trình BHYT của Ấn Độ là các mô hình đã cho thấy tầm quan trọng của khu vực tư nhân trong việc triển khai thực hiện các chương trình của Chính phủ và cải cách BHYT của Việt Nam. Một kinh nghiệm hay nữa ở đây chính là tính hợp lý của việc cung cấp gói lợi ích ban đầu vừa phải để bao phủ được tới các đối tượng người nghèo với chất lượng dịch vụ đảm bảo vừa đầy đủ, vừa chất lượng. Sau đó, mới từng bước mở rộng gói lợi ích cho người dân, cách thức này đã làm cho người dân phấn khởi và tin tưởng vào chính sách của Chính phủ được ban hành.

• Đối với lĩnh vực BHXH, cách thức tổ chức lưu trữ hồ sơ trong hệ thống hưu trí mới là một bài học tốt đối với Việt Nam, làm sao để có thể cung cấp những ưu đãi cho người lao động khu vực phi chính thức có thể tham gia hệ thống lương hưu mới, hay làm thế nào để phục vụ thật tốt, thật đáng tin cậy và không vì lợi nhuận cho người dân ở khu vực này, như vậy sẽ khuyến khích họ tin tưởng và tham gia vào hệ thống nhằm có cuộc sống đảm bảo khi về già.

• Cuối cùng là chương trình việc làm công được Chính phủ Ấn Độ ban hành thông qua Luật về Bảo đảm Việc làm nông thôn (năm 2005) nhằm đảm bảo việc làm có thu nhập cho người lao động ở nông thôn. Mục tiêu chủ yếu của chương trình là giảm nghèo và tiêu chí về giới đã được đưa vào với đối tượng thụ hưởng chương trình (dành ít nhất 1/3 số việc làm này cho phụ nữ). Tất cả những việc làm này đều thực hiện ở nông thôn và nhằm phục vụ đời sống ở những vùng nông thôn nghèo. Điều chúng ta cần học tập ở đây là cách thức thiết kế, xây dựng các chương trình việc làm công, tổ chức thực hiện chương trình và thu hút người dân địa phương tham gia, chuyển đổi cách thức đầu tư (từ doanh nghiệp/nhà thầu sang người dân) để người dân có việc làm và thu nhập đảm bảo cuộc sống. Tiêu chí/định mức của chương trình là mỗi hộ gia đình với những thành viên không có việc làm sẽ được hỗ trợ có việc làm với ít nhất 100 ngày công có lương mỗi năm. Chương trình đã cho thấy tác động đầu tư của Chính phủ cho khu vực nông thôn có ý nghĩa xã hội lớn.

VII.Đề xuất giải pháp cho Việt Nam

Bên cạnh các bài học kinh nghiệm mà chúng ta có thể học hỏi từ việc rút ngắn khoảng cách của bất bình đẳng trong thu nhập của Ấn Độ, nhóm chúng em xin đc đề xuất thêm 1 vài giải pháp nhằm phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, tôn giáo...của Việt Nam như sau:

Một phần của tài liệu Phân tích bất bình đẳng trong phân phối thu nhập ở Ấn Độ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(44 trang)
w