- Tại Lương Tài Tiến hành lấy 2 điểm: TB Kênh Vàng II và TB Nhất
4.3. Các nguyên nhân chính gây ô nhiễm chất lượng
của hệ thống
Theo kết quả tìm hiểu thì vẫn có một số nguồn ô nhiễm trong khu vực BHH. Các nguồn ô nhiễm chính được trình bày trong phần dưới đây:
Công nghiệp: Có 193 doanh nghiệp hoạt động trong sản xuất công nghiệp ở vùng hệ thống thủy lợi BHH, trong đó 162 cơ sở doanh nghiệp nằm dọc Quốc lộ 5. Sáu huyện không có cơ sở sản xuất công nghiệp gồm: huyện Gia Bình, Lương Tài (Bắc Ninh), Ân Thi, Khoái Châu (Hưng Yên), Thanh Miện, và Tứ Kỳ (Hải Dương).
Bảng 4.15: Số lượng các cơ sở công nghiệp trong vùng BHH – 2009
Tỉnh
Số lượng các cơ sở công nghiệp
số lượng các cơ sở công nghiệp thành lập trong giai
đoạn 2006 - 2009 Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Hưng Yên 171 34,83 121 39,03 Hải Dương 95 19,35 58 18,71 Bắc Ninh 19 3,87 19 6,13 Hà Nội 206 41,96 112 36,13 Tổng 491 100,00 310 100,00
(Nguồn: Hiện trạng môi trường các tỉnh (Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh 2010)
Tổng khối lượng nước thải công nghiệp xả ra hệ thống thủy lợi BHH là 39,0 m3/ngày, trong đó 14,9 m3/ngày xả ra sông Kim Sơn (38%), 12,0 m3/ngày xả ra sông Điện Biên (30,76%), và 12,1 m3/ngày xả ra sông An Cửu (31,24%).
Kết quả khảo sát tại một số cơ sở công nghiệp cho thấy 25,6% không có hệ thống xử lý nước thải; chỉ có 9,1% có công trình xử lý nước thải cấp 3; xử lý hóa-lý kết hợp với xử lý sinh học; chủ yếu là các công ty liên doanh, các doanh nghiệp còn lại xử lý nước thải bằng bể lắng (42,9%) hoặc bể điều hòa sinh học (22,4%).
Làng nghề: Trong hệ thống thủy lợi BHH, có 25 làng nghề, trong đó 11 làng nghề ở Hưng Yên, 10 làng nghề ở Hải Dương, 3 ở Bắc Ninh và 1 ở huyện Gia Lâm-thành phố Hà Nội. Các làng nghề này có từ 10 – 100 hộ gia đình làm các nghề khác nhau như chế biến bột hồ, sản xuất bánh kẹo, đan chiếu cói, đúc đồng, lò mổ gia súc/gia cầm và tái sản xuất nhựa. Tổng khối lượng nước thải của các làng nghề này là 3.700 m3/ngày, trong đó 3.280 m3/ngày (89%) xả ra hệ thống thủy lợi BHH. Không có làng nghề nào có hệ thống xử lý nước thải; nước thải sinh hoạt và nước thải từ các hoạt động chế biến, sản xuất xả trực tiếp ra các vùng tiếp nhận trong hệ thống thủy lợi BHH.
Nước thải sinh hoạt: Tổng khối lượng nước thải sinh hoạt là 191.961 m3/ngày, trong đó 138.525 m3/ngày (72,2%) xả ra hệ thống BHH.
Bảng 4.16: Khối lượng nước thải sinh hoạt trong vùng BHH, 2009
Tỉnh Khối lượng nước thải sinh hoạt (m3/ngày) Khối lượng nước thải sinh hoạt xả ra hệ thống thủy lợi BHH (m3/ngày)
Tổng khối lượng nước thải 2006 - 2009 Khối lượng (m3/ngày) Tỉ lệ % Hưng Yên 77. 401 59. 843 2.045 8,89 Hải Dương 69. 948 55. 958 9.542 41,51 Bắc Ninh 23.853 19.082 554 2,42 Hà Nội 34.571 26.637 10.845 47,18
Tổng 205.777 161.512 22.987 100
(Nguồn: Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam - năm 2010)
Kết quả khảo sát của Viện Khoa học Thủy lợi năm 2009 cho thấy huyện Gia Lâm-Hà Nội xả phần lớn khối lượng nước thải ra hệ thống thủy lợi BHH (11,4%), tiếp theo là huyện Khoái Châu, Tứ Lộc, Gia Lộc và Ninh Giang (5,5-6,6%). Sông Cầu Bây tiếp nhận hầu hết nước thải với lưu lượng 13.504 m3/ngày. Các đoạn sông Sài Thị-Bằng Ngang, Bằng Ngang - Tổng Hòa, Tổng Hòa - Cự Lộc tiếp nhận khối lượng nước thải ít hơn, khoảng 1.000 m3/ngày.
Thuốc trừ sâu và phân bón: Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của Công ty Cổ phần Đầu tư, Phát triển Tài nguyên & Môi trường và số liệu của Công ty tư vấn HASKONING cho thấy:
Tổng khối lượng phân bón sử dụng trong hệ thống thủy lợi BHH (2009) là 171.290 tấn, trong đó 156.500 tấn được sử dụng để bón lúa và 14.790 tấn để bón rau và hoa màu.
Nước thải y tế: Theo số liệu điều tra tháng 5/2011 của Công ty Cổ phần Đầu tư, Phát triển Tài nguyên và Môi trường, trong vùng dự án có 26 bệnh viện và trung tâm y tế với tổng số 3.035 giường bệnh. Khối lượng nước thải y tế từ các bệnh viện xả ra hệ thống BHH là 808 m3/ngày, chiếm 90,8% tổng khối lượng nước thải y tế. Hầu hết nước thải y tế không được xử lý mà xả trực tiếp ra sông kênh. Cho tới nay, nước thải chỉ được xử lý tại hai bệnh viện ở huyện Gia Lâm (công suất xử lý 129 m3/ngày), chiếm 14,5% tổng khối lượng nước thải y tế. Nước thải y tế được xả vào các sông Cửu An, Cầu Bây và sông Điện Biên, mỗi con sông này tiếp nhận 15-20% tổng khối lượng nước thải y tế.
Bảng 4.17: Khối lượng các loại nước thải khác nhau trong vùng BHH - 2009
Nguồn Khối lượng (m3/ngày)
Khối lượng nước thải sinh hoạt tăng trong giai đoạn
2006-2009 m3/ngày % m3/ngày % Sinh hoạt 205.773 27,79 22.987 35,46 Công nghiệp 80.784 70,84 41.837 64,54 Làng nghề 3.280 1,13 0 0 Bệnh viện 808 0,28 0 0
Tổng 290.645 100 64.824 100
4.4. Những giải pháp nhằm khắc phục và hạn chế nguồn nước
a) Biện pháp quản lý
+ Quy hoạch không gian làng nghề gắn với BVMT
Để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân thì biện pháp cơ bản nhất đối với một hệ thống cơ sở là cần thực hiện quy hoạch quản lý sản xuất sao cho thích hợp. Giải quyết tốt quy hoạch tổng thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất do sản xuất gây nên. Do đó các cấp có thẩm quyền cần xây dựng lộ trình để các có những giải pháp thiết thực nhằm hạn chế được mức độ ảnh hưởng của nó:
+ Tăng cường hoạt động truyền thông, nâng cao nhận thức:
Tăng cường sự phối kết hợp của các tổ chức chính trị xã hội, các Đoàn thể quần chúng trong công tác giáo dục truyền thông môi trường, thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động, phát huy có hiệu quả hệ thống các phương tiện truyền thông đại chúng, biểu dương, khen thưởng kịp thời gương người tốt việc tốt.
- Thôn phải thành lập tổ, nhóm làm công tác vệ sinh môi trường trong phạm vi hoạt động và tham gia các hoạt động giữ gìn vệ sinh công cộng.
+ Tăng cường pháp chế trong công tác quản lý môi trường
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành Luật Bảo vệ môi trường đối với các cơ sở sản xuất trong trong khu vưc lân cạn ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn nước.
+ Tăng cường năng lực quản lý môi trường
Trong quá trình triển khai thi công và vận hành DA, vấn đề tự quản lý và nhận biết chất lượng nước sinh hoạt của người dân rất cần thiết. Ngoài ra, việc nâng cao nhận thức cho người dân về môi trường và các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đặc biệt là việc thu gom và xử lý rác thải là rất cần thiết. Chỉ khi có sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương, các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường, bảo vệ tài nguyên môi trường mới có hiệu quả. Để làm tốt công tác đó, chương trình tập huấn được đề xuất như sau:
Bảng 4.18: Các hoạt động tăng cường năng lực quản lý môi trường
TT Hoạt động Đơn vị tổ chức Thời gian
dự kiến Địa điểm
1 Tập huấn nâng cao
nhận thức BVMT Sở TN&MT Trước khi DA thi công Các xã, TTrấn trong vùng DA 2 Thiết kế mô hình xử lý nước sinh hoạt vùng bị ô nhiễm TT nước sạch và VSMT Trước khi DA thi công Các xã, TTrấn trong vùng DA 3 Xây dựng quy trình xử
lý chất thải sinh hoạt Sở TN&MT
Giai đoạn DA thi công
Các xã, TTrấn trong vùng DA - Thực hiện nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền:
Trong những năm qua chất thải của các hộ sản xuất tự do thải vào môi trường mà các chủ cơ sở sản xuất không có trách nhiệm gì đối với việc đổ thải, chính điều này đã gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy cần phải thực hiện thu phí môi trường đối với các hộ sản xuất. Hàng tháng, mỗi hộ phải nộp một số tiền nhất định theo khối lượng sản phẩm làm ra. Số tiền này được đưa vào quỹ dùng để chi trả cho các hoạt động bảo vệ môi trường và đền bù cho những người bị thiệt hại do vấn đề môi trường.
b) Biện pháp kỹ thuật :
Giảm thiểu lượng nước thải và tránh hiện tượng chảy tràn trên bề mặt. Ngoài ra cũng có các biện pháp thu gom và xử lý nước thải tạm thời trong quá trình thi công vận hành.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho công nhân.
Kiểm soát tốt việc xả thải bằng cách bố trí nơi tập trung rác trong khu vực lán trại, phân công người định kỳ đưa đến nơi thu gom.
Các phương tiện bốc xếp, vận chuyển phải còn niên hạn sử dụng và thường xuyên được duy tu bảo dưỡng, khuyến khích việc sử dụng các phương tiện, máy móc, công nghệ tiên tiến, hiện đại.
Thường xuyên thanh tra giám sát việc sử dụng và bảo dưỡng các loại phương tiện vận chuyển và thi công.
Tuyệt đối không đổ dầu mỡ thải vào môi trường.
Không rửa phương tiện, dụng cụ thi công dưới sông hay sát bờ sông để bùn đất, dầu mỡ và các chất thải khác không bị trôi xuống sông.
Các kho hoá chất, thiết bị, nguyên vật liệu thi công ngoài việc thuận tiện cho thi công còn cần phải được bố trí nơi cao ráo, ít khả năng bị ngập nước, xa các nguồn nước:
Khu vực lưu trữ nguyên vật liệu là chất lỏng phải có gờ bao, mái che để các vật liệu lỏng không rò rỉ ra đất, nước ở khu vực xung quanh.
Có biển báo nguy hiểm đối với các chất độc hại và biển báo cấm lửa đối với vật liệu dễ cháy, nổ.
Che chắn hoặc cô lập các đống vật liệu rời, tạo đường thoát nước xung quanh các đống vật liệu này sao cho vật liệu rời không thể đi vào dòng chảy tới nguồn nước
Dầu thải, các chất gây ô nhiễm dạng lỏng khác phải được thải bỏ đúng quy trình quy phạm hiện hành.
Phần 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận
Dựa vào kết quả đánh giá nhìn chung ta có thể thấy được nguồn nước của hệ thống thủy lợi BHH đạt được một số TCVN cho phép về hàm lượng các chất . Bên cạnh đó còn có một số vẫn đề cần phải giải quyết và xử lý:
Chất lượng nguồn nước ô nhiễm không đồng đều, tình trạng ô nhiễm chủ yếu tập trung ở các khu vực gần các khu nhà máy xí nghiệp, cơ sở sản xuất công nghiệp và đặc biệt là cống xả thải của một số làng nghề,…Cụ thể:
* Chất lượng nước mặt
+ Chất lượng nước trên các kênh và sông chính trong hệ thống BHH không đáp ứng được tiêu chuẩn về nước mặt cho cấp nước sinh hoạt.
+ Chất lượng nước ở hầu hết các sông, kênh đáp ứng được tiêu chuẩn nước mặt cho hoạt động tưới, trừ một số nơi có thông số NO2-, NH4+, và Coliform quá cao. Không nên sử dụng các nguồn nước của hệ thống thủy lợi BHH để tưới rau.
+ Các sông, kênh trong hệ thống thủy lợi BHH bị ô nhiễm do các kim loại nặng gây ra như As, Pb, và Cd. Tuy nhiên, nồng độ các kim loại nặng khác hầu như thấp hơn mức độ cho phép.
+ Số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp và khối lượng nước thải tăng lên trong khu vực BHH. Do vậy, kết quả phân tích chất lượng nước giai đoạn 2004-2007 cho thấy độ nhiễm bẩn trong nước ở khu vực này đang tăng lên, đặc biệt là Nitrite (N02-), ammonia (NH4+), và vi sinh vật.
+ Mức độ ô nhiễm nước trên các sông kênh chính đạt từ mức độ cao đến mức độ thấp. Sông Kim Sơn bị ô nhiễm nặng hơn sông Cửu An, Đình Đào, Điện Biên và Tây Kẻ Sặt.
* Chất lượng nước ngầm
Nhìn chung chất lượng nước ngầm ở khu vực BHH vẫn còn tốt, trừ ở một số nơi (các làng nghề) nước bị ô nhiễm do các chất hữu cơ và kim loại nặng gây ra và độ mặn đạt mức cao ở các huyện Gia Bình và Lương Tài – tỉnh Bắc Ninh cụ thể:
+ Tỉnh Hưng Yên: Kết quả phân tích của 3 mẫu nuớc ngầm tầng nông (NN8, 9, 10) cho thấy các chỉ tiêu đều nằm trong giới hạn cho phép, trừ mẫu NN9 có nồng độ NH4+ đã vượt tiêu chuẩn, mẫu NN8 có nồng độ Fe lớn gấp 21,6 lần và Coliform vượt gấp 1,51 – 3,52 lần so với quy chuẩn cho phép.
+ Tỉnh Hải Dương: Kết quả phân tích của 4 mẫu nuớc ngầm tầng nông (NN4, 5, 6,7) cho thấy hầu hết các thông số đều trong giới hạn cho phép, trừ nồng độ Fe vượt 2,7 – 3,88 lần và Coliform vượt từ 1,9 – 5,04 lần so với quy chuẩn cho phép.
+ Tỉnh Bắc Ninh: Kết quả phân tích của 3 mẫu nuớc ngầm tầng nông (NN1, 2, 3) cho thấy hầu hết các thông số đều trong giới hạn cho phép, trừ nồng độ Fe vượt từ 2,6 – 3,78 lần và Coliform vượt từ 1,52 – 21 lần so với quy chuẩn cho phép.
Nguyên nhân:
+ Trong hệ thống thủy lợi BHH, có 25 làng nghề, nước thải làng nghề trong các vùng thuộc hệ thống vẫn chưa được thu gom, xử lý mà thải trực tiếp qua kênh rạch. Do đó, ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề, nước thải sinh hoạt từ hoạt động chế biến, sản xuất xả trực tiếp ra các vùng tiếp nhận trong hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải.
+ Một số cơ sở công nghiệp cho thấy 25,6% không có hệ thống xử lý nước thải; chỉ có 9,1% có công trình xử lý nước thải cấp 3; xử lý hóa-lý kết hợp với xử lý sinh học; chủ yếu là các công ty liên doanh, các doanh nghiệp còn lại xử lý nước thải bằng bể lắng (42,9%) hoặc bể điều hòa sinh học (22,4%). Các nhà máy xí nghiêp chưa có hệ thống xử lý nước thải triệt để mà chủ yếu vẫn là xả thải trực tiếp ra hệ thống kênh mương.
+ Tổng khối lượng phân bón sử dụng trong hệ thống thủy lợi BHH (2009) là 171.290 tấn, trong đó 156.500 tấn được sử dụng để bón lúa và 14.790 tấn để bón rau và hoa màu. Hàm lượng của các chất hóa học không được hấp thụ hết trực tiếp chảy ra hệ thông nước.
+ Khối lượng nước thải y tế từ các bệnh viện xả ra hệ thống BHH là rất lớn. Hầu hết nước thải y tế không được xử lý mà xả trực tiếp ra sông kênh. Cho tới nay, nước thải chỉ được xử lý tại hai bệnh viện ở huyện Gia Lâm
(công suất xử lý 129 m3/ngày), chiếm 14,5% tổng khối lượng nước thải y tế. Nước thải y tế được xả vào các sông Cửu An, Cầu Bây và sông Điện Biên, mỗi con sông này tiếp nhận 15-20% tổng khối lượng nước thải y tế.
5.2. Kiến nghị
Dự án “Xây dựng và cải tạo hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải” ngoài những tác động tiêu cực về môi trường là đặc thù riêng của các dự án thủy lợi, thì không có tác động tiêu cực nào đặc biệt và đáng kể. Trong khi tác động tích cực là to lớn và có ý nghĩa quan trọng đối với nhân dân vùng DA và các khu vực lân cận. Do vậy, đề nghị các Ban, Ngành có liên quan quan tâm để dự án được thực hiện trong thời gian sớm nhất.
Để phát huy hiệu quả công trình, đề nghị thực hiện chương trình quản lý tới có sự tham gia.
Kiến nghị các Sở, ban ngành của các tỉnh có dự án tiếp tục phối hợp với Chủ đầu tư thực hiện tốt các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường được đề xuất trong các giai đoạn (chuẩn bị xây dựng, xây dựng và quản lý vận hành) của dự án nhằm bảo đảm mục tiêu phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Trong bối cảnh công nghiệp hóa – đô thị hóa ồ ạt như hiện nay, cần phải có chiến lược quản lý chất lượng nước đối với các hệ thống thủy nông vùng ven đô thị. Biện pháp xây dựng công trình phải đi đôi với thu gom và xử