Qua khảo sát giá trị NO3- thì hàm lượng NO3- các khu vực này là khá thấp dao động 0,229-1,4 mg/L. Khu vực có ốc gạo 0,229-0,979 mg/L cao nhất tháng 9 (0,979±0,104 mg/L) thấp nhất tháng 11 (0,017±0,008 mg/L), khu vực không có ốc gạo 0,249-1,400 mg/L cao nhất tháng 9 (1,400±0,286 mg/L) thấp nhất tháng 10 (0,020±0,006 mg/L) và khu vực giáp nước 0,241-0,989 mg/L cao nhất tháng 9 (0,989±0,109 mg/L) thấp nhất tháng 10 (0,020±0,006 mg/L). Nhìn chung, NO3-tương đối ổn định giữa các khu vực tuy nhiên trong tháng 9 có khác biệt lớn, giá trị NO3- khu vực khu vực không có ốc gạo tăng cao dần đến khu vực giáp nước và cuối cùng là khu có ốc gạo.
Theo Trương Quốc Phú (2006) NO3-
là một trong những dạng đạm được thực vật hấp thu dể nhất, là sản phẩm của quá trình nitrate hóa, hàm lượng nitrate cho phép dao động 0,1-10 mg/L. Từ kết quả khảo sát được thì ta thấy NO3- dao động 0,229-1,4 mg/L là phù hợp để vẹm phát triển.
Hình 12: Biến động NO3- ở các khu vực khảo sát theo thời gian 4.11 Photphat (P-PO43-)
Qua các đợt khảo sát ba khu vực giá trị PO43- dao động 0,052-0,318 mg/L. Khu vực có ốc gạo dao động 0,052-0,199 mg/L cao trong Tháng 12 (0,199 mg/L) thấp nhất Tháng 3 (0,052 mg/L), khu vực không có ốc gạo 0,056-0,143 mg/L cao nhất Tháng 4 (0,143 mg/L) thấp nhất Tháng 3 (0,056 mg/L) hàm lượng PO43- ở các khu vực này thấp, trung bình nhỏ hơn 0,15 mg/L và không ổn định. Vì nguồn cung cấp PO43- của các khu vực nước chảy này từ hoạt động nông nghiệp, nước sinh hoạt của các khu vực dân cư lân cận, nước thượng nguồn đổ về và hiện tượng rửa trôi do mưa và khu vực giáp nước 0,062-0,318 mg/L. Tuy có biến động lớn theo thời gian nhưng biến động giữa các khu vực trong tháng không lớn, nên chỉ có khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05) giữa khu vực có ốc gạo (0,031 mg/L) lớn hơn khu vực không có ốc gạo (0,017 mg/L) trong Tháng 10.
Hình 13: Biến động P-PO43- ở các khu vực khảo sát theo thời gian 4.12 TOM (Tổng vật chất hữu cơ bùn đáy)
Khảo sát các khu vực thì giá trị TOM dao động 4-8%. Khu vực có ốc gạo 4,4-7,9% cao nhất Tháng 9 (7,9±1,6%) thấp nhất Tháng 11 (4,4±0,2%), khu vực không có ốc gạo 4-6,7% cao nhất Tháng 10 (6,7±0,8%) thấp nhất Tháng 4 (4±0,5%) và khu vực giáp nước 4,2-8% cao nhất Tháng 10 (8±1,8%) thấp nhất Tháng 5 (4,2±0,5%). Như các chỉ tiêu khác, chênh lệch TOM giữa các khu vực trong các tháng khảo sát không lớn, nên chỉ có khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05) giữa khu vực không có ốc gạo (5,3%) thấp hơn khu vực giáp nước (8%) trong Tháng 10, và trong Tháng 4 khu vực không có ốc gạo (4%) thấp hơn khu vực giáp nước (5,4%).
Theo Nguyễn Văn Lục và ctv (2006) thì ốc gạo thích sống ở các khu vực có cơ cấu nền đáy có bùn chiếm ưu thế (trên 50%) và cát (trên 10%), còn ở những khu vực có thành phần sét chiếm ưu thế (trên 50%) thường không có sự xuất hiện của ốc gạo.
Hình 14: Biến động TOM ở các khu vực khảo sát theo thời gian 4.13 TN nước (Tổng đạm)
Khảo sát các khu vực thì giá trị TN dao động 1,218-3,221 mg/L. Khu vực có ốc gạo 1,451-2,765 mg/L cao nhất Tháng 2 (2,675±0,596 mg/L) thấp nhất Tháng 5 (1,451±0,408 mg/L), khu vực không có ốc gạo 1,218-3,221 mg/L cao nhất Tháng 12 (3,221±0,323 mg/L) thấp nhất Tháng 5 (1,218±0,204 mg/L) và khu vực giáp nước 1,295-3,172 mg/L cao nhất Tháng 11 (3,172±0,119 mg/L) thấp nhất Tháng 5 (1,295±0,112 mg/L). Cũng như các chỉ tiêu khác, chênh lệch TN giữa các khu vực trong các tháng khảo sát không lớn, nên chỉ có khác biệt có ý nghĩa giữa khu vực có ốc gạo (1,669 mg/L) thấp hơn khu vực giáp nước (2,031 mg/L) trong Tháng 8 và trong Tháng 11 khu vực có ốc gạo thấp hơn khu vực có ốc gạo, khu vực giáp nước.
Nhìn chung hàm lượng TN không cao hơn so với khuyến cáo của Boyd (2002) (trích bởi Lê Hoàng Phú, 2010) là không vượt quá 3 mg/L. Vì các khu vực khảo sát đều là thủy vực nước chảy, nên TN các khu vực này chịu ảnh hưởng rất lớn từ hoạt động nông nghiệp, nước sinh hoạt của các khu dân cư lân cận, nước thượng nguồn đổ về và hiện tượng rữa trôi do mưa.
Hình 15: Biến động TN ở các khu vực khảo sát theo thời gian 4.14 TP nước (Tổng lân)
Khảo sát các khu vực thì giá trị TP dao động 0,455-3,119 mg/L. Khu vực có ốc gạo 0,455-3,119 mg/L cao nhất Tháng 5 (3,119±0,752 mg/L) thấp nhất Tháng 10 (0,455±0,212 mg/L), khu vực không có ốc gạo 0,505-2,992 mg/L cao nhất Tháng 11 (2,992±0,438 mg/L) thấp nhất Tháng 10 (0,505±0,086 mg/L) và khu vực giáp nước 0,491-2,991 mg/L cao nhất Tháng 11 (2,991±0,746 mg/L) thấp nhất Tháng 10 (0,491±0,422 mg/L). Khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05) chỉ xảy giữa khu vực có ốc gạo (2,791 mg/L) cao hơn khu vực không có ốc gạo (2,523 mg/L) trong Tháng 3. Do khu vực khảo sát khá rộng, sự biến động rất lớn nên đa số sự khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05) xảy ra giữa các khu vực. TP tăng sau mưa và TP cũng bị ảnh hưởng do các hoạt động nông nghiệp, nước thải sinh hoạt của các khu dân cư lân cận, nước thượng nguồn đổ về. Qua kết quả khảo sát thì hàm lượng TP nằm trong mức qui định (< 4 mg/L) (tiêu chuẩn TCVN 5945:2005 trích bởi Võ Như Pha) và thích hợp cho sự phát triển của vẹm sông.
Hình 16: Biến động TP ở các khu vực khảo sát theo thời gian 4.14 Hàm lượng đạm trong bùn (TN)
Giá trị TN của bùn ở mỗi khu vực khác nhau theo thời gian. Khu vực có ốc gạo 0,772-2,929 mg/g, khu vực không có ốc gạo 0,720-2,217 mg/g và khu vực giáp nước 1,377-2,038 mg/g. Khi so sánh các khu vực với nhau thì nhìn chung khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05) giữa các khu vực. Chỉ có khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05) xảy ra giữa khu vực giáp nước so với khu vực có ốc gạo và không có ốc gạo vào Tháng 9, giữa khu vực có ốc gạo và không có ốc gạo vào Tháng 10, Tháng 1. Điều này có thể là do ảnh hưởng của bùn thải từ các hệ thống ao nuôi cá tra công nghiệp ở các khu vực khảo sát. Do khu vực khảo sát khá rộng, sự biến động rất lớn nên đa số sự khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05) xảy ra giữa các khu vực. Các kết quả khảo sát được cho thấy TN trong bùn không làm ức chế sự phát triển của vẹm sông
Hình 17: Biến động TN ở các khu vực khảo sát theo thời gian 4.15 Hàm lượng lân trong bùn (TP)
Cũng như TN giá trị TP của bùn ở mỗi khu vực khác nhau theo thời gian. Khu vực có ốc gạo 1,611-3,324 mg/g, khu vực không có ốc gạo 1,819-3,471 mg/g và khu vực giáp nước 1,531-3,367 mg/g. Khi so sánh các khu vực với nhau thì nhìn chung khác biệt không có ý nghĩa (p> 0,05) giữa các khu vực. Chỉ có khác biệt có ý nghĩa (p< 0,05) xảy ra giữa khu vực có ốc gạo (2,65 mg/g) cao hơn khu vực không có ốc gạo (1,86 mg/g), khu vực giáp nước (1,53 mg/g) vào Tháng 4. Điều này có thể là do ảnh hưởng của bùn thải từ các hệ thống ao nuôi cá tra công nghiệp ở các khu vực khảo sát. Như TN trong bùn, TP trong bùn của khu vực không có ốc gạo bị ảnh hưởng từ hàm lượng lân trong bùn thải ra từ các ao cá tra trong khu vực này. Ngoài ra, lân hòa tan trong nước dễ bị lớp bùn đáy hấp thụ, mặt khác chúng còn bị kết tủa dưới dạng Ca3(PO4)2, là nguyên nhân dẫn đến hàm lượng lân trong bùn cao hơn trong nước.
Hình 18: Biến động TP ở các khu vực khảo sát theo thời gian
Chưa có một nghiên cứu nào về mối tương quan giữa TN, TP bùn với sự phát triển của vẹm sông được công bố. Tuy nhiên cơ cấu bùn đáy có lẽ là yếu tố ảnh hưởng tới sự phân bố của ốc gạo (vẹm sông sử dụng ốc gạo làm giá thể bám). Theo Nguyễn Văn Lục (2006) thì ốc gạo thích phân bố ở các khu vực có thành phần bùn (trên 50%) và cát (trên 10%) chiếm ưu thế, còn những nơi có thành phần sét chiếm ưu thế (trên 50%) thường không xuất hiện ốc gạo.
Phần V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận
Sự biến động và khác biệt có ý nghĩa về chất lượng nước giữa các khu vực (có ốc gạo, không có ốc gạo và khu vực giáp nước) qua các tháng chưa rõ ràng.
Khu vực có ốc gạo có lưu tốc dòng chảy thấp hơn các khu vực khác.
Vật chất lơ lửng TSS và hàm lượng TN trong khu vực có ốc gạo thấp hơn có ý nghĩa so với 2 khu vực còn lại.
Hàm lượng hữu cơ (TOM), TN và TP bùn đáy ít có sự khác biệt có ý nghĩa qua các tháng.
Vào mùa khô vật chất lơ lửng, lưu tốc dòng chảy thấp và khác biệt có ý nghĩa so với mùa mưa. Đây là đặc điểm môi trường rất quan trọng cho sự hiện diện của vẹm vào mùa khô.
5.2 Đề xuất
Cần nghiên cứu thêm độ sâu và địa hình nền đáy để tìm ra nguyên nhân phân bố ốc gạo dẫn đến sự sống bám của vẹm trên ốc gạo.
Khảo sát sự có mặt của vẹm sông ở toàn bộ các thủy vực đồng bằng sông Cửu Long để có thể phòng chống sự xâm lấn của chúng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Birnbaum, C., 2006. NOBANIS – Invasive Alien Species Fact Sheet – Dreissena polymorpha Delivering Alien Invasive Species Inventories for Europe (DAISIE). Dreissena polymorpha. Dreissena polymorpha (mollusc).
2. Benson, A. J., Raikow, D., 2008. Dreissena polymorpha. USGS Nonindigenous Aqua Species Databace, Gainesville, FL. Revison.
3. Hincks, S.S., Mackie, G.L., 1997. Effects of pH, calcium, alkalinity, hardness, and cholorophyll on the survival, growth, and reproductive success of zebra mussel (Dreissena polymorpha) in Ontario lakes.
4. Higgins, T.M., Grennan, J.M., McCarthy, T.K., 1998. Freshwater Ecology Unit, Department of Zoology, National University of Ireland, Galway, University Road, Galway, Ireland. Effects of recent zebra mussel invasion on water chemistry anf phytoplankton production in a small Irish lake.
5. Trương Quốc Phú. 2010. Bài giảng quản lý chất lượng nước. Khoa thủy sản Đại học Cần Thơ.
6. Nguyễn Văn Lục, Nguyễn Tắc An, Phạm Minh Thụ, Huỳnh Minh Sang, Phạm Sỉ Hoàn, Nguyễn Văn Tuân, Đỗ Minh Tiệp (2006). Điều tra đặc điểm sinh lý, sinh thái để bảo tồn đa dạng nguyên sinh Ốc gạo ở huyện Chợ Lách, Bến Tre. 7. Võ Như Pha, 2011. Khảo sát các yếu tố môi trường trong khu vực có và không có vẹm sông (Dreissena sp.) phân bố ở Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. . Luận văn Tốt nghiệp Cao học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, <45 trang>.
8. Bùi Minh Quyền, 2011. So sánh các yếu tố môi trường ở khu vực có và không có ốc gạo (Cipangopaludina lecithoides) và vẹm sông (Dreissena sp.)
phân bố ở Chợ Lách, tỉnh Bến Tre. Luận văn Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Nuôi trồng thủy sản, <27 trang>.
9. USGS. Dreissena polymorpha Pallas, 1769
10. USGS. Dreissena polymorpha Pallas, 1769
http://nas.er.usgs.gov/queries/factsheet.aspx?speciesid=95
11. Wikipedi. Zebra mussel http://en.wikipedia.org/wiki/Zebra_mussel
12. http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Dreissena_polymorpha.png
13. http://en.wikipedia.org/wiki/Quagga_mussel. Quagga mussel