Bảng 4.12: So sánh các chỉ tiêu về chất lượng màng gấc giữa hai loại trái tròn và trái tròn có múi khi xử lý ở các nhiệt độ sấy khác nhau
Giá trị E Độ ẩm (%) Carotenoid (g/g chất khô) Hàm lượng chất béo (g/100g chất khô) Trái tròn 51,44a 41,68a 7582,52a 49,07a Trái tròn có múi 50,55a 42,05b 7475,66a 44,74a
Ghi chú: các chữ cái khác nhau trên cùng một cột (hoặc hàng) biểu thị sự khác biệt có ý nghĩa ở mức ý nghĩa 5%.
Tương tựphương pháp sấy lò, với phương pháp sấy chân không cũng chỉ có độ ẩm
khác biệt có ý nghĩa. Tổng quan cho thấy cả hai giống gấc trái tròn và trái tròn có múi đều thể hiện các giá trị chất lượng gần như giống nhau.
Kết quả đã thảo luận cho thấy độ ẩm màng gấc là 42,69% (khi sấy chân không) và
độ ẩm thể hiện thấp với phương pháp sấy lò (độ ẩm là 46,83%). Tuy vậy các chỉ tiêu khác như giá trịE, giá trị a (màu đỏ), hàm lượng carotenoid, hàm lượng dầu trích ly được tính theo căn bản khô khác biệt không có ý nghĩa ở cả hai phương
Trên cơ sở các kết quả thu nhận được thì giống gấc trái tròn, với phương pháp sấy
lò ở nhiệt độ 70oC được chọn cho thí nghiệm tiếp theo do có có nhiều ưu điểm về
mặt chất lượng sau khi xử lý (carotenoid, màu sắc, hàm lượng lipid). Sự lựa chọn
này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình sản xuất do trái tròn được trồng phổ
biến. Hơn nữa sử dụng phương pháp sấy lò ở nhiệt độ 70oC có thể tiết kiệm năng lượng. Nguyên liệu sau khi sấy ở chếđộ nhiệt ôn hoà này khi đưa vào quá trình sản
xuất sẽ cho dầu gấc có màu sắc đẹp (giá trị a, b cao hơn) và hàm lượng carotenoid được duy trì ở mức độ cao.