- Cấp 1 13 13 - Cấp 2 43 43 - Cấp 3 44 44 - Trên cấp 3 0 0 3. Giới tính của chủ hộ 100 100 - Nam 35 35 - Nữ 65 65 4. Nghề nghiệp của hộ 100 100 - Thuần nông 13 13
- Nông nghiệp kiêm ngành nghề khác 87 87
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Qua số liệu tổng hợp điều tra cho thấy hiện nay lực lƣợng trực tiếp sản xuất nông nghiệp có độ tuổi từ 40-50 tuổi là chủ yếu chiếm 51%, lao động trên 50 tuổi chiếm 39%, lao động trẻ rất ít. Nhƣ vậy ngƣời nông dân hiện nay, tham gia vào sản xuất nông nghiệp chủ yếu là những ngƣời cao tuổi. Những ngƣời trẻ tuổi có sức khoẻ tốt, cùng với thu nhập cao hơn ở ngành công nghiệp, dịch vụ đã không còn mạn mà với nghề nông nghiệp. Nhìn một cách
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
tổng quát thì ngành nông nghiệp hiện nay, chi phí cao, lợi nhuận thấp, lao động nặng nhọc và ngƣời lao động phải làm việc ngoài trời, chịu nhiều rủi do. Chính quá trình CNH, ĐTH phát triển, với mức lƣơng cao hơn nhiều so với nghề nông nghiệp đã thu hút những ngƣời lao động trẻ với mong muốn kiến đƣợc một nghề nghiệp ổn định trong một nhà máy nào đó. Bên cạnh đó, đầu tƣ sản xuất nông nghiệp có tính rủi do cao, thời gian thu hồi vốn lâu. Vì vậy, để phát triển ổn định và phát huy cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, Nhà nƣớc cần quan tâm đầu tƣ các điều kiện, dịch vụ hỗ trợ sản xuất, để ngƣời dân yên tâm đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp. Tích cực đầu tƣ xây dựng những mô hình áp dụng TBKHKT vào sản xuất, để từ đó nhân rộng những mô hình kinh tế điển hình, nâng cao lợi nhuận sản xuất nông nghiệp, tạo sự hấp dẫn về lợi nhuận trong đầu tƣ sản xuất nông nghiệp.
Qua kết quả điều tra cho thấy, chủ hộ trực tiếp quyết định việc sản xuất nông nghiệp chủ yếu là nữ. Đó là do quá trình CNH, ĐTH phát triển, tạo ra nhu cầu sử dụng lao động lớn, với mức thu nhập cao hơn ngành sản xuất nông nghiệp, nhƣng yêu cầu đối với ngƣời lao động phải có sức khoả tốt, vì vậy nam giới dễ dàng lựa chọn đƣợc một nghề phù hợp với mình hơn phụ nữ, để lại những ngƣời sản xuất nông nghiệp chủ yếu là phụ nữ.
Bảng 2.14. Nguồn lực của hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2010 So sánh 2010/2005
±∆ %
Đất sản xuất nông nghiệp BQ/hộ sào 8,54 7,86 -0,68 92,04
Vốn sản xuất BQ/hộ trđ 1,65 2,56 0,91 155,15
Lao động NN BQ/hộ ngƣời 3,15 2,46 -0,69 78,10
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010
Qua số liệu điều tra cho thấy diện tích đất canh tác bình quân/hộ năm 2010 giảm so với năm 2005 là 0,68 sào/hộ. Đó là do quá trình CNH, ĐTH phát triển, phải thu hồi đất canh tác của các hộ dân, thực hiện các dự án đầu tƣ, sản xuất kinh doanh, các khu đô thị, dân cƣ trên địa bàn. Bên cạnh đó, quán trình ĐTH phát triển, mục đích sử dụng đất cũng thay đổi rất nhanh do giá trị đất ngày càng tăng cao, một phần đất canh tác đƣợc chuyển đổi mục
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
đích sử dụng sang làm đất ở. Với đặc điểm địa hình của nƣớc ta nói chung, huyện Đồng Hỷ nói riêng là đối núi và ruộng bậc thang cùng với quá trình giao ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, nay quá trình ĐTH phát triển thì đất sản xuất nông nghiệp ngày càng phân tán và nhỏ lẻ hơn. Điều đó rất khó áp dụng cơ giới hoá vào sản xuất nông nghiệp, phát triển sản xuất chuyên canh quy mô lớn.
Mặt khác, quá trình ĐTH phát triển, ngƣời nông dân có cơ hội kiếm đƣợc việc làm khác, tạo thu nhập ổn định và ngày càng cao, do đó có điều kiện về vốn để đầu tƣ trực tiếp hoặc gián tiếp cho phát triển sản xuất nông nghiệp. Vì vậy, đầu tƣ cho cây trồng đƣợc chủ động, đảm bảo về thời gian sinh trƣởng và định mức đầu tƣ, đã làm cho năng suất cây trồng ngày càng cao.
Năm 2010 lao động sản xuất nông nghiệp bình quân các hộ điều tra cũng giảm so với năm 2005 là 0,69 lao động/hộ, do họ đã chuyển sang làm ở nghề khác. Vì diện tích đất ngày càng giảm, lao động nông nghiệp chỉ mang tính thời vụ, đặc biệt là thu nhập thấp. Chính điều đó đã làm cho họ phải tự mình tìm những nghề mới, với mức thu nhập cao để đảm bảo cuộc sống của gia đình của mình. Quá trình ĐTH đã làm cho ngƣời lao động năng động hơn, thu hút nhiều lao động nông nghiệp nông nhàn, làm cho năng suất ngƣời lao động ngày càng tăng lên.
2.2.2.2. Hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của một số loại cây trồng (các hộ điều tra)
Quá trình ĐTH làm cho diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm. Nhu cầu thị trƣờng đòi hỏi nông sản phẩm có chất lƣợng cao và phù hợp với thị hiếu ngƣời tiêu dùng, ngƣời nông dân đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp đáp ứng quá trình đó. Cụ thể sau ĐTH cây trồng nhƣ lúa, ngô đã giảm so với trƣớc khi ĐTH, cụ thể: Diện tích lúa giảm 41 sào; diện tích ngô diảm 40 sào. Diện tích trồng rau và trồng hoa tăng so với trƣớc khi ĐTH, tƣơng ứng là 7 và 6 sào. Đó là do sự ảnh hƣởng của sự phát triển kinh tế - XH nói chung, trong đó có sự phát triển của quá trình ĐTH, là nơi có thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm lớn. Cuộc sống của ngƣời dân ngày càng sung túc hơn, ăn không phải là ăn no
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 2.15. Diện tích một số cây trồng chính của các hộ điều tra
ĐVT: sào
STT Chỉ tiêu Trƣớc ĐTH Sau ĐTH So sánh: Sau ĐTH/Trƣớc ĐTH
±∆ %
1 Lúa 695 654 -41 94%
2 Ngô 105 65 -40 62%
3 Rau các loại 45 52 7 116%
4 Hoa các loại 9 15 6 167%
Nguồn: Số liệu điều tra
Bảng 2.16. Mức đầu tƣ và hiệu quả kinh tế tính trên 1 sào của một số cây trồng chính
ĐVT: 1000 đồng
Chỉ tiêu Lúa Ngô Rau các
loại Hoa các loại Trƣớc ĐTH VA GO IC 400,6 650,6 250 200,7 340,9 140,2 451,4 1.052,7 601,3 963,8 2.214,6 1.250,8 Sau ĐTH VA GO IC 590,4 1.200,4 610 274,2 596 321,8 810,5 1.960,5 1.050 1.906,9 4.012,6 2.105,7
Nguồn: Số liệu điều tra
Qua số liệu điều tra cho thấy cây hoa là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, cây ngô là cây có hiệu quả kinh tế thấp. Hiệu quả kinh tế của một số loại cây trồng sau quá trình ĐTH đều tăng so với trƣớc khi ĐTH. Đó là do sự thay đổi về giống, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất làm giảm chi phí và tăng năng suất cây trồng. Quá trình ĐTH làm cho giá sản phẩm tăng lên, làm tăng hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
2.2.2.3. Ảnh hưởng của ĐTH tới hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp
Để thấy sự ảnh hƣởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế đất nông nghiệp, nghiên cứu sử dụng mô hình phân tích Cobb - Douglas (hay hàm CD) để phân tích hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp trƣớc và sau khi ĐTH, nhƣ sau:
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phân tích giá trị sản xuất với cây trồng hàng năm: GTi = α.DTiß2.CPiß3.LĐiß4.eß5GMi Chuyển hàm về dạng Lôgarít ta có:
LnGTi = Lnα + ß2LnDTi + ß3LnCPi + ß4LnLĐi + ß5GMi
Trong đó:
GTi : Giá trị sản xuất cây trồng thứ i (1.000đ);
DTi : Diện tích trồng cây thứ i (100m2);
CPi : Chi phí sản xuất cây trồng thứ i (1.000đ);
LĐi : Tỷ lệ lao động phi NN/lao động NN (%)
GMi : Giống mới (GM = 1 có mua giống mới; GM = 0 hộ không có giống mới)
ßi : Là các hệ số hồi quy trong mô hình
* Kết quả phân tích mô hình đối với cây trồng hàng năm:
Bảng 2.17. Kết quả mô hình với các biến ảnh hƣởng hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp đối với cây trồng hàng năm
Biến số 2005 (Trƣớc ĐTH) 2010 (sau ĐTH) C 4,298 (15,168)*** 3,985 (8,186)*** LnDT 0,175 (5,579)*** 0,142031 (2,428)** LnCP 0,077 (9,756)** 0,0995 (3,067)*** LnLĐ 0,363 (4,085)*** 0,702 (4,365)*** GM 0,024 (3,104)*** 0,028 (3,390)** R2 94,2% 89,7% n 100 100 *** độ tin cậy 99% ** độ tin cậy 95% - Kết quả hàm phần tích: (1) trƣớc ĐTH; (2) sau ĐTH (1): LnGTi = 4,298 + 0,175*LnDTi + 0,077*LnCPi + 0,363*LnLĐi + 0,024*GMi (2): LnGTi = 3,985 + 0,142*LnDTi + 0,099*LnCPi + 0,702*LnLĐi + 0,028*GMi
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ kết quả phân tích trên, ta thấy biến diện tích đất và biến lao động có ảnh hƣởng mạnh nhất đến giá trị sản xuất của hộ. Đây là do sự ảnh hƣởng của quá trình ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
Do quá trình ĐTH, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm đi. Một bộ phận ngƣời sản xuất nông nghiệp phải chuyển đổi nghề nghiệp, để ổn định đời sống của họ. Những ngƣời nông dân còn lại, với diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, họ đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp để nâng cao giá trị canh tác đất đai. Kết quả phân tích cho thấy nếu diện tích đất tăng lên 1% năm 2010 thì giá trị sản xuất của hộ sẽ tăng tƣơng ứng là 0,142%; năm 2005 là 0,175%. Quá trình ĐTH làm cho ngƣời nông dân có điều kiện thoát ly để làm việc trong ngành phi nông nghiệp, với mong muốn có đƣợc thu nhập cao hơn. Phần diện tích đất nông nghiệp còn lại của họ không sử dụng hoặc sử dụng không hiệu quả, có thể chuyển nhƣợng cho hộ trực tiếp sản xuất nông nghiệp, tạo đà tích tụ ruộng đất, áp dụng cơ giới hóa hiện đại cho sản xuất. Khi đó năng suất cây trồng và thâm canh tăng vụ ngày càng cao. Nhƣ vậy, nhà nƣớc cần có những chính sách khuyến khích và tạo mọi điều kiện hỗ trợ về vốn để đầu tƣ vào sản xuất nông nghiệp sau khi thực hiện việc tích tụ ruộng đất của hộ nông dân. Quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất đai, tránh việc sử dụng đất sai mục đích đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền giao sử dụng. Từng bƣớc đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất theo hƣớng chuyên canh, theo quy hoạch đƣợc duyệt.
Yếu tố lao động có ảnh hƣởng lớn nhất tới giá trị sản xuất của hộ. năm 2005 là 0,363% so với năm 2010 là 0,702%. Điều này có nghĩa là giá trị sản xuất của hộ bị ảnh hƣởng lớn từ ngƣời trực tiếp sản xuất. Quá trình ĐTH làm giảm lao động nông thôn giảm dần, nhƣng trình độ của ngƣời nông dân đƣợc nâng lên, họ đƣợc tập huận kỹ thuật trồng chăm sóc cây trồng theo tiến bộ KHKT mới vào sản xuất, thông qua chƣơng trình khuyến nông, xây dựng mô hình và các hoạt động khác, đã làm cho hiệu quả kinh tế sử dụng đất ngày càng đƣợc nâng cao. Nhiều giống mới đƣợc nghiên cứu và đƣa vào sản xuất phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng, đã từng bƣớc hình thành vùng sản xuất chuyên canh có năng suất, chất lƣợng ngày càng cao. Vì vậy, ngƣời nông
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
dân cần tiếp tục đƣợc học tập kinh nghiệm sản xuất và nắm bắt kịp thời những tiến bộ KHKT mới vào sản xuất để hiệu quả sử dụng đất ngày càng tăng lên.
* Kết quả phân tích mô hình đối với thu nhập của hộ:
- Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến thu nhập của hộ: TNi = α.DTiß2.CPiß3.TĐiß4
.eß5Kti + ß6VVi Chuyển hàm về dạng Lôgarít ta có:
LnTNi = Lnα + ß2LnDTi + ß3LnCPi + ß4LnTĐi + ß5KTi + ß6VVi
TNi : Thu nhập của hộ (1.000đ)
DTi : Diện tích trồng trọt của hộ (100m2);
CPi : Chi phí sản xuất trồng trọt của hộ (1.000đ);
TĐi : Trình độ ngƣời lao động (lớp)
KTi : Kỹ thuật (KT= 1 áp dụng khoa học kỹ thuật mới;
KT = 0 sản xuất theo phƣơng pháp truyền thống) VVi : Vay vốn (VV = 1 hộ có vay vốn;
VV = 0 hộ không vay vốn)
Bảng 2.18. Kết quả mô hình với các biến ảnh hƣởng hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp đối với thu nhập của hộ
Biến độc lập 2005 (Trƣớc ĐTH) 2010 (sau ĐTH) C 6,852 (17,380)*** 5,956 (10,881)*** Ln DT 0,044 (2,073)** 0,088 (2,203)** Ln CP 0,203 (5,402)*** 0,231 (4,978)*** Ln TĐ 0,154 (3,486)*** 0,185 (3.434)*** KT 0,504 (7,641)*** 0,600 (7,332)*** VV 0,423 (6,212)*** 0,453 (5,438)*** R2 86,1% 84,5% n 100 100 *** độ tin cậy 99% ** độ tin cậy 95%
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn - Kết quả hàm phần tích: (1) trƣớc ĐTH; (2) sau ĐTH (1): LnTNi = 0,044 + 0,044*LnDTi + 0,203*LnCPi + 0,1541*LnTĐi + 0,504*KTi + 0,423*VVi (2): LnTNi = 5,956 + 0,0889*LnDTi + 0,231*LnCPi + 0,1855*LnTĐi + 0,600*KTi + 0,453*VVi
Kết quả phân tích cho thấy, trong quá trình ĐTH thu nhập của hộ tăng. Các biến độc lập có sự ảnh hƣởng mạnh hơn đến tổng thu nhập. Trong đó biến độc lập về kỹ thuật có sự tác động mạnh nhất. Điều này có thể giải thích nhƣ sau: Do quá trình ĐTH phát triển, cùng với nó là sự phát triển của ngành công nghiệp, tạo ra nhiều sảm phẩm, máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất. KHKT phát triển với những quy trình kỹ thuật đƣợc nghiên cứu đáp ứng với từng vùng sản xuất, từng loại cây trồng. Ngƣời nông dân ứng dụng cơ giới hóa và KHKT mới vào sản xuất sẽ làm giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng, từ đó nâng cao giá trị kinh tế sử dụng đất nông nghiệp, tăng thu nhập cho hộ.
Kết quả phân tích cho thấy, mặc dù quá trình ĐTH làm cho diện tích đất nông nghiệp giảm dần, tuy nhiên thu nhập của hộ vẫn tăng nên do việc áp dụng KHKT mới vào sản xuất. Từ kết quả chạy mô hình ta thấy nếu tăng 1% KHKT vào sản xuất, thì làm cho thu nhập của hộ tăng lên 0,6%; Trong khi đó, nếu diện tích đất của hộ giảm đi 1% thì thu nhập của hộ giảm đi 0,088% năm 2010 (trong thời kỳ ĐTH). Điều đó cho thấy nếu trong thời kỳ ĐTH, với diện tích đất nông nghiệp hạn hẹp, Nhà nƣớc có những chính sách khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để hỗ trợ và giúp ngƣời nông dân tiếp cận KHKT mới vào sản xuất thì năng suất cây trồng sẽ ngày càng tăng lên, thu nhập của hộ đƣợc nâng cao.
2.2.3. Đánh giá chung ảnh hưởng của ĐTH tới sản xuất nông nghiệp nói chung và tới hiệu quả kinh tế sử dụng đất nói riêng trên địa bàn huyện Đồng Hỷ
Từ việc phân tích đánh giá thực trạng quá trình ĐTH và những ảnh hƣởng của ĐTH đến hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp của toàn huyện, ta nhận thấy quá trình ĐTH đã mang lại cả những ảnh hƣởng tích cực và ảnh hƣởng tiêu cực tới phát triển kinh tế nông nghiệp nói chung của huyện:
Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn * Ảnh hưởng tích cực
- Một là, ĐTH nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất nông nghiệp.
ĐTH tạo ra thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm lớn, đòi hỏi cao hơn về chất lƣợng và số lƣợng nông sản phẩm. Từ đó tác động trở lại đối với ngƣời dân, làm cho hộ nông dân thay đổi cơ cấu sản xuất, cũng nhƣ cơ cấu mùa vụ, để đáp ứng nhu cầu thị trƣờng. Do đó, các hộ nông dân đã hƣớng tới việc sử dụng đất có hiệu quả hơn bằng cách chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang các loại cây có giá trị kinh tế cao nhƣ cây rau, cây hoa; Đồng thời ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất làm nâng cao năng suất cây trồng.