Quy hoạch quản lý môi trường làng nghề:

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu (Trang 25 - 27)

IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5. Quy hoạch quản lý môi trường làng nghề:

Việc quản lý tổng thể tốt môi trường làng nghề sẽ giúp giả quyết tốt môi trường ô nhiễm, nhưng việc này cũng có không ít những khó khăn trong

điều kiện kinh tế địa phương hiện nay. Tuy nhiên đây là việc cấp thiết phải thực hiện, tránh để tác hại của ô nhiễm làm thiệt hại cho kinh tế xã hội địa phương cũng như cả nước.

 Trước hết, để quản lý tốt môi trường làng nghề cần có một cơ quan chuyên biệt quản lý môi trường làng nghề, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan thuộc các bộ, ngành để thực hiện nhiệm vụ quản lý môi trường làng nghề

 Tạo nguồn kinh phí phục vụ việc BVMT

Nguồn kinh phí này chủ yếu dựa trên đóng góp theo quy mô sản xuất, bên cạnh đó cũng cần có sự hỗ trợ của nhà nước cũng như các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.Kinh phí này cụ thể sẽ được dung vào việc đầu tư xây dựng, sửa sang cơ sở hạ tầng(ví dụ hệ thống cấp thoát nước),xây dựng hệ thống xử lý rác thải, nước thải,trồng cây xanh.,…

 Có chương trình giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho người dân để bản thân mỗi người dân có thể tự ý thức được trong mỗi việc làm của mình.

 Thực hiện phân bố và sắp xếp quỹ đất sử dụng một cách hợp lý, cải tạp hệ thống cấp thoát nước, hệ thống điện, giao thông, có nơi xử lý, chôn lấp rác hợp lý,…

 Quản lý tổ chức các cơ sở sản xuất: Bố trí máy móc, dụng cụ gọn gang, hợp lý.Vệ sinh thường xuyên khu vực sản xuất, đảm bảo môi trường thoáng mát, không khí không bị ô nhiễm.

 Thực hiện giám sát lượng thải của các cơ sở gây ô nhiễm nặng và tiến hành di rời khỏi khu dân cư.

Một phần của tài liệu Quy hoạch môi trường làng nghề Dương Liễu (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w