Năng lực cốt lõi.

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược của công ty acer (Trang 30 - 40)

III. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG 3.1 Phân tích nguồn lực.

3.1.3.Năng lực cốt lõi.

b. Nguồn công nghệ.

3.1.3.Năng lực cốt lõi.

Tìm hiểu về các năng lực hay còn gọi là khả năng của Acer, chúng ta sẽ thấy rằng công ty này thành công vì công ty sở hữu nhiều khả năng vươt trội về công nghệ, về nguồn nhân lực, về cải tiến và cả mô hình kinh doanh theo kênh phân phối, tuy nhiên trong các khả năng đó thì chỉ có mô hình kinh doanh theo kênh phân phối là khả năng chiến lược của công ty tạo ra lợi thế cạnh tranh của công ty trong ngành công nghiệp máy tính. Sự bứt phá đầy ngoạn mục của Acer trong vài năm gần đât chính là nhờ .

a. Công nghệ và cải tiến.

Acer đã theo đuổi mục tiêu trở thành một nhãn hiệu sản phẩm công nghệ cao hàng đầu trên toàn cầu, ngay cả khi tập đoàn này phải đối mặt với những thách thức khác nhau ở những thời điểm khác nhau, và tập đoàn cũng đã có những thay đổi phù hợp trong phương hướng kinh doanh để vượt qua khó khăn và tiếp tục thẳng tiến. Và Acer cũng đã chứng tỏ là một trong những công ty nhanh nhạy nhất trong việc ứng dụng công nghệ mới vào máy tính xách tay, giữa năm 2005, công ty đã đưa ra những máy tính xách tay sử dụng chip Centrino mới của Intel có tên Napa ngay sau khi hãng này cho ra đời chip này.Gần đây nhất, Acer đã cho ra đời hàng loạt máy tính xách tay sử dụng lõi kép Centrino Duo Core của Intel vào đầu

năm 2006. Không chỉ vậy, Acer còn nghiên cứu và ứng dụng rất nhiều công nghệ mới của riêng Acer vào máy tính xách tay của mình như CrystalBrite, Signal Up, Grid Vista, chống shock,chống trộm…

Không kể đến những công nghệ tuyệt vời về xử lý hình ảnh vốn là thế mạnh của Acer như công nghệ CrystalBrite, Signup, sản phẩm Aspire One còn sử dụng công nghệ không dây WiMax hay còn gọi là 3G. Một lần nữa, Acer lại chứng tỏ vị thế dẫn đầu trong ứng dụng những công nghệ mới và sự linh hoạt trong việc nắm bắt thị trường. Cùng với kết quả tài chính năm 2008 đạt tổng doanh thu đạt 16,65 tỉ đô Mỹ và tăng trưởng 18%/năm, thời điểm này được coi là cột mốc quan trọng đánh dấu những thay đổi lớn của Tập đoàn Acer. Với số lượng áp đảo về mẫu mã mới ứng dụng các công nghệ mà

mọi người tiêu dùng đều mong mỏi, các sản phẩm mới của Acer đã tìm được phân khúc khách hàng mục tiêu tương ứng đồng thời ghi nhận doanh số, doanh

thu tăng dần đều đáng kể Acer Computer luôn luôn được đầu tư một số tiền rất lớn vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm, tiếp bước các công ty công nghệ ở Nhật Bản, Shih tin tưởng vào “sự cải tiến” – dùng những đổi mới để tạo giá trị trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm đặc sắc và dẫn đầu thị trường. Acer đã thực sự định vị được sản phẩm của mình - là ứng dụng mang tính thẩm mỹ, thoả mãn được khách hàng - “công nghệ mới được tất cả mọi người yêu thích ở khắp mọi nơi”.

Thực ra “mới” ở đây không đơn giản chỉ là mang nghĩa mới mẻ mà còn là những gì tốt nhất, mang giá trị cao, hầu như không có lỗi về kỹ thuật - để có thể thoả mãn được tất cả mọi người trong một thời gian dài. “Mới” còn có liên quan tới “sự đổi mới, cải tiến”, dựa vào công nghệ cao. Máy tính Acer có một lịch sử lâu dài gắn liền với “sự cải tiến” và hiện nay Acer vẫn luôn luôn cải tiến sản phẩm của mình.

b. Nguồn nhân lực và mối quan hệ.

Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng nhất trong hoạt động của các doanh nghiệp hay tổ chức, làm thế nào để tìm đúng người, người tìm đúng việc vẫn luôn làm các nhà quản lý lao tâm. Hơn thế, “con người” được xem là nhân tố quan trọng bậc nhất cho chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh trong các tổ chức Đến nay Acer đã có đội ngũ nhân viên hùng hậu lên tới hàng chục nghìn người với rất nhiều kỹ sư trẻ. Và giống như nhà lãnh đạo tài ba Stan Shih, họ luôn quan niệm là phải năng động, sáng tạo để đưa công ty phát triển đi lên. Acer là một tập thể gắn bó, mọi người đều ý thức rõ nhiệm vụ của mình. Nhân viên của Acer không bao giờ coi mình là người làm thuê mà chính là chủ của tập đoàn. Họ không bao giờ gọi Stan Shin là ông chủ mà chỉ luôn gọi ông với cái tiên thân mật là Stan. Mỗi công nhân của ACER đều làm việc hăng say, tìm các biện pháp hạ giá thành sản phẩm. Bản thân Stan Shih cũng rất gương mẫu trong công việc hàng ngày ông làm việc tới 16 tiếng và chưa bao giờ có một thời gian ngủ dài quá tám tiếng.. Stan Shih được các tạp chí chuyên ngành máy tính xếp vào trong số 100

nhà quản lý kinh doanh có uy tín nhất trong lĩnh vực máy tính của nước Mỹ. Nhưng Stan Shih lại là người duy nhất trong danh sách không phải là người Mỹ.

Trên thực tế, hoạt động của Acer đã phân quyền về các công ty nhỏ. 70% cổ phần của Acer là của chính nhân viên. Acer xác định rất rõ là hãng phải cạnh tranh để tồn tại và phát triển, nhờ vậy đã gắn kết Acer thành một khối, cố gắng tiết kiệm tối đa mọi mặt. Mỗi nhân viên đều làm việc hăng say, không kể giờ giấc, thậm chí ngủ ngay trên bàn làm việc. Ngay từ khi mới thành lập công ty, Stan Shih đã cố gắng tạo nên một môi trường làm việc hiệu quả dựa trên cơ sở sự tôn trọng và tin tưởng lẫn nhau. Tất cả nhân viên của ACER được khuyến khích tự do bày tỏ quan điểm của mình, thể hiện năng lực trình độ bản thân, sẵn sàng chấp nhận rủi ro, song điều quan trọng hơn là phải biết rút ra bài học kinh nghiệm từ những sai lầm mắc phải. Công ty luôn coi những chi phí phát sinh do sự thiếu kinh nghiệm của nhân viên như một khoản ''học phí''. Từ những năm 1980, ACER là một trong số ít công ty cho phép nhân viên được sở hữu cỗ phần. Chính sách này có tác dụng thúc đẩy ý thức, tinh thần kinh doanh của mỗi thành viên giúp công ty ngày càng lớn mạnh. Cho đến nay, tại ACER từ ban lãnh đạo tới từng nhân viên đều tự hào phát huy truyền thống ''Liêm khiết chính trực – ham học, cầu tiến – hợp tác – tinh thần làm chủ''.

c. Mô hình kinh doanh theo kênh phân phối.

Nếu chúng ta cùng tập trung phân tích về những nhà cung cấp hàng đầu trong ngành công nghiệp máy tính sẽ thấy rằng: Trong khi Hewlett-Packard và Dell nhận được nhiều sự chú ý từ mô hình kênh kinh doanh trực tiếp thì Acer không

trực tiếp tham gia bán hàng mà lặng lẽ với một mô hình kinh doanh theo kênh phân phối được yêu thích trong nhiều năm qua với một chiến lược đã giúp tập đoàn này vững vàng giành lấy sự trung thành từ các công ty VAR (Value-add Reseller) mà chúng ta có thể hiểu là các nhà đại lý cung ứng sản phẩm của Acer. Theo ông Wang, vào giai đoạn năm 2001, mô hình kinh doanh trực tiếp (direct business) trong ngành công nghiệp máy tính là rất mạnh, trong khi đó mô hình kinh doanh theo kênh phân phối không được ủng hộ rộng rãi. Tuy nhiên, khi ngành công nghiệp máy tính phát triển, mô hình kinh doanh theo kênh phân phối lại trở thành chủ đạo và trên thực tế đã bắt đầu thể hiện sức mạnh. "Chiến lược và phương hướng kinh doanh của chúng tôi trong vài năm trở lại đây là hoàn toàn đúng đắn", Wang nhấn mạnh. Chủ tịch Acer, ông Gianfranco Lanci cho biết, sau khi tái cấu trúc công ty vào năm 2000, Acer đã xây dựng một mô hình hiệu quả cao cho mảng kinh doanh nhãn hiệu; mô hình này đã đề ra nền tảng cho sự phát triển và thành công của Acer trong vài năm gần đây. "Mô hình này - có thể được áp dụng lại nhiều lần tại nhiều quốc gia khác nhau - hiện đang được nhiều công ty tham khảo và khẳng định rằng tầm nhìn dài hạn của Acer trong việc áp dụng mô hình kinh doanh gián tiếp (kinh doanh theo kênh phân phối) để cạnh tranh với mô hình kinh doanh trực tiếp là hoàn toàn chính xác"

Mô hình kinh doanh theo kênh phân phối của Acer là bền vững, khả thi và có thể được tái sử dụng nhiều lần. Trong quá trình đó, khi ngành công nghiệp máy tính phát triển và hội tụ với nhau, thì mô hình này sẽ trở nên bền vững hơn nữa. Acer sẽ tập trung 100% vào mô hình kinh doanh theo kênh phân phối và cải thiện

tính cạnh tranh của nó, và sẽ chia sẻ kết quả tăng trưởng và lợi ích với tất cả đối tác của mình.

Mô hình kinh doanh theo kênh phân phối (channel business model) đã giúp Acer chứng tỏ được vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp máy tính và các nhà quản trị cấp cao của công ty này khẳng định Acer sẽ tiếp tục áp dụng mô hình này với sự tin tưởng có thể phá vỡ những rào cản mới để hướng đến mục tiêu trở thành hãng sản xuất máy tính hàng đầu thế giới. Với định hướng chiến lược không ngừng đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản phẩm cũng như tập trung phát triển nâng cao hệ thống kênh phân phối, Tập đoàn CNTT Acer đã đạt được những bước phát triển bền vững và không ngừng lớn mạnh. Acer thực hiện mô hình này tức tập trung vào việc bán hàng thông qua các nhà phân phối cho các tập đoàn chứ không phải là cố gắng để giành được doanh thu từ các cá nhân tiêu dùng, khuyến khích mạnh mẽ sự hợp tác của Acer và các nhà phân phối cho phép Acer cung cấp cho khách hàng các sản phẩm với các công nghệ mới, giá cả cạnh tranh, và chất lượng dịch vụ hoàn hảo. Và thực sự đó đã trở thành một trong những năng lực cố lõi - nhân tố quyết định sự thành công của Acer khi Acer giành phần thắng trong việc thu hút các đối tác bán hàng của mình. Acer ước lượng mỗi tháng trung bình công ty làm việc với hơn 1500 các công ty phân phối khác. Bây giờ chúng ta sẽ phân tích cụ thể hơn để hiểu vì sao đây thực sự là mộ năng lực cốt lõi – khả năng chiến lược của Acer:

Đáng giá: Nói mô hình kinh doanh theo kênh phân phối là đáng giá vì mô hình này tập trung vào việc bán hàng thông qua các nhà phân phối cho các tập

đoàn chứ không phải là cố gắng để giành được doanh thu từ các cá nhân tiêu dùng, khuyến khích mạnh mẽ sự hợp tác của Acer và các nhà phân phối là nền tảng cho sự phát triển và thành công của Acer trong vài năm gần đây, giúp Acer chứng tỏ được vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp máy tính

Hiếm: Thực sự thì trong ngành công nghiệp máy tính hiện nay, không có nhiều công ty có mô hình kênh kinh doanh như thế này trong đó đa phần là thực hiện phân phối hàng hóa trực tiếp, có thể điểm qua là các đối thủ cạnh tranh trực tiếp hiện nay của Acer đều thêo đuổi mô hình kênh kinh doanh trực tiếp.

Khó bắt chước: Mặc dù cho đến bây giờ mô hình này thực sự thể hiện được hiệu quả vượt trội của mình, rất nhiều công ty nhận râ điều đó, nhưng để chuyển đổi sang mô hình này không phải là vấn đề đơn giản vì rào cản bắt chước của nó rất cao, từ việc phải từ bỏ một phần các hệ thống cửa hàng trực tiếp, cho tới việc thiết lâp mối quan hệ tới các nhà phân phối trên toàn cầu,… điều này thực sự là trở ngại đối với hầu hết các công ty muốn theo đuổi khả năng này dù tiềm năng của công ty lớn thế nào thì thời gian để thực hiện cũng không thể trong ngày một ngày hai, vì vậy Acer vẫn có thể yên tâm với thế mạnh này của mình.

Không thể thay thế: việc phân phối sản phẩm là một bước quan trọng để tạo nên lợi nhuận của công ty sau nhiều nổ lực để tạo ra một sản phẩm tốt và tạo ra danh tiếng trên thị trường, việc phân phối sản phẩm thông qua mộ hệ thống các đại lý phân phối

3.3. Quản trị mối liên hệ

Phân tích quản trị mối liên hệ nhằm nhấn mạnh vào việc nhận thức về cách thức tương tác và quản trị các lực lượng cạnh tranh và hợp tác bên ngoài.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp còn thể hiện ở việc doanh nghiệp quan tâm đến các mối liên hệ với bên ngoài. Các mối liên hệ tồn tại với doanh nghiệp bao gồm: người mua, nguồn cung cấp về đất đai, lao động, vốn, nguyên vật liệu, các đối thủ cạnh tranh hịện có và tiềm tàng…Việc phân tích quản trị mối liên hệ nhằm giúp doanh nghiệp tập trung lực lượng vào giảm các lực lượng tiêu cực và tăng cường các lực lượng tích cực. Với Acer, một tập đoàn đa quốc gia việc quản trị các mối liên hệ là một yếu tố quan trọng. Một khi các mối liên hệ với bên ngoài được tốt thì quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên hiệu quả.

Đầu tiên chúng ta cần đề cập đến mối liên hệ với khách hàng. Sứ mệnh quan trọng nhất của Acer là sự hài lòng của khách hàng. Acer vẽ lên hầu hết các ý tưởng năng động theo đuổi trong toàn bộ hệ thống đổi mới để cung cấp cho khách hàng với các công nghệ mới nhất. Khách hàng của Acer đã mở rộng phạm vi từ các tập đoàn lớn, nhỏ đến các doanh nghiệp cỡ trung bình, và các cơ quan chính phủ để người tiêu dùng cá nhân. Chúng tôi không chỉ cung cấp duy nhất sản phẩm CNTT cho phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi còn cung cấp một trung tâm quản lý thông tin khách hàng qua hệ thống điện tử và cung cấp cho các hoạt động kinh doanh với những dịch vụ điện tử dễ sử dụng, hiệu quả, linh động, đáng tin cậy, và liên tiếp.

Với hai đơn vị kinh doanh : Đơn vị chiến lược kinh doanh SBUs và khu vực kinh doanh đơn vị RBUs. SBUs là công ty công nghệ, chịu trách nhiệm về thiết kế, phát triển và sản xuất các dòng sản phẩm. SBUs cũng đang chịu trách nhiệm với bán hàng và tiếp thị sản phẩm SBU’s

RBU’s: RBUs chủ yếu tiếp thị thương hiệu Acer đến các công ty, chịu trách nhiệm cụ thể đến các khu vực, vùng lãnh thổ. Họ chịu trách nhiệm phát triển các kênh phân phối mới, ráp thành phẩm, cung cấp hỗ trợ cho các đại lý và nhà phân phối, mạng lưới và thậm chí tạo các liên doanh mới.

Trong tình hình cạnh tranh của thị trường toàn cầu hiện tại, Acer cần xem xét lại chiến lược của mình tương ứng với các hiện tượng:

- Khủng hoảng ở châu Á đã dẫn đến giảm nhu cầu trong thị trường địa phương, nơi Acer rất được ưa chuộng và (hầu như) độc quyền đồng thời tạo ra phần lớn thu nhập của nó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Với giảm giá thành của sản phẩm bán dẫn, các khách hàng từ không nhạy cảm với thị trường công nghệ đã trở nên nhạy cảm Acer không phải là một nhà dẫn đầu về chất lượng.

- Các công ty đa quốc gia cũng đã bắt đầu vào thị trường châu Á với mức giá thấp và chất lượng cao và do đó tạo ra sự cạnh tranh khốc liệt cho Acer.

- Thị trường Bắc Mỹ và Châu Âu là thị trường thống trị của các đại gia như Intel và IBM – và Acer không thể cạnh tranh trong các thị trường đó. Căn cứ vào các điều kiện này, quan hệ đối tác mua lại các công ty

CNTT có vẻ là một thay thế tốt cho Acer phù hợp với sự cạnh tranh. Acer tích hợp theo chiều dọc được nhiều hơn so với các nhà cung cấp và hình thành nênmối quan hệ cung cấp với các nhà phân phối khu vực. Acer cũng duy nhất có một khả năng cân đối hàng tồn kho thông qua các mối quan hệ của nó với các

Một phần của tài liệu quản trị chiến lược của công ty acer (Trang 30 - 40)