Sau khi phân lập và thuần khiết được 92 chủng XK, để tuyển chọn các chủng XK có HTKS cao, chúng tôi tiến hành kiểm tra sơ bộ HTKS của các chủng XK bằng phương pháp thỏi thạch với 7 chủng VSVKĐ như đã nêu trong mục 2.2.2. Kết quả được thể hiện trên bảng 3.3 và hình 3.3.
Bảng 3.3.HTKS của các chủng xạ khuẩn phân bố theo nhóm màu
Theo kết quả ở bảng 3.3 cho thấy số chủng XK có HTKS là 39 chủng trên tổng số 92 chủng phân lập được, chiếm 42,4%. So sánh với các kết quả đã công bố trước đây [15], kết quả nghiên cứu của chúng tôi là tương đối cao. Điều này đã chứng tỏ số lượng XK có khả năng sinh CKS ở đất Thái Nguyên là rất lớn, đặc biệt là đất ở khu vực Trại Cau lại có tỷ lệ XK sinh CKS cao hơn so với đất ở một số khu vực khác của Thái Nguyên [17].
Nhóm màu XK phân lập được XK có HTKS có HTKS so Tỷ lệ chủng với tổng số (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Xám 54 58,7% 22 56,4% 23,9% Trắng 16 17,4% 4 10,2% 4,3% Hồng 7 7,6% 6 15,4% 6,5% Nâu 7 7,6% 1 2,6% 1,1% Tím 4 4,3% 3 7,7% 3,3% Xanh da trời 3 3,3% 2 5,1% 2,2% Vàng 1 1,1% 1 2,6% 1,1% Tổng 92 100% 39 100% 42,4%
Hình 3.3.Tỷ lệ các chủng xạ khuẩn có HTKS phân theo nhóm màu Kết quả này cho thấy, sự hình thành CKS của XK phụ thuộc nhiều vào các yếu tố của môi trường, không phải cứ nhiều chất dinh dưỡng thì XK sẽ tổng hợp CKS hay ngược lại. Đây cũng là đặc điểm chung cho quá trình sinh tổng hợp các sản phẩm bậc 2, trong đó có CKS.
Tỷ lệ các chủng XK có HTKS cũng khác nhau giữa các nhóm màu, cụ thể: nhóm màu xám có tỷ lệ các chủng có HTKS là cao nhất (chiếm 56,41%), tiếp theo là nhóm màu hồng (chiếm 15,38%), nhóm màu trắng (chiếm 10,26%), nhóm màu tím (chiếm 7,69%), nhóm màu xanh (chiếm 5,13%), và thấp nhất là nhóm màu nâu, vàng (chiếm 2,56%). Kết quả này của chúng tôi cũng phù hợp với những nghiên cứu của một số tác giả [15, 20, 23, 24]. Song nếu xét riêng từng nhóm màu, chúng tôi nhận thấy các nhóm màu tím, xanh, vàng mặc dù số chủng phân lập được ít nhưng tỷ lệ số chủng có HTKS tương đối cao.