HOÀNG TINH

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 5 pps (Trang 45 - 55)

Xuất xứ:

Biệt lục.

Tên Việt Nam:

Tên Hán Việt khác: Hoàng chi (Thụy thảo kinh), Mậu ất chi (Ngũ phù kinh), Thỏ trúc, Lộc trúc, Cứu cùng thảo, Trùng lâu, Kê cách, Thùy châu, Mã tiển, Bạch cập, Cẩu cách, Uy nhụy (Biệt lục), Tiên nhân dƣ lƣơng (Đào Hoàng Cảnh), Mễ bô, Dã sinh khƣơng (Mông thuyên), Long hàm (Quảng nhã), Cứu hoang thảo (Cƣơng mục thập di), Hoàng tôn, Hoàng y, Hoàng độc, Phi anh, Ty thái, Ngọc chi thảo, Thái dƣơng thảo, Trúc đại căn, Sa điền tùy (Hòa hán dƣợc khảo) Bút quản thái (Tục danh) Chế hoàng tinh.

Tên khoa học:

POLYGONATUM KINGIANUM COLL. ET HEMSL.

Họ khoa học:

LILIACEAE.

Mô tả:

Cây cỏ loại sống dai. Thân rễ mập mọc ngang, chia đốt, có khi phân nhánh, hơi lõm, thỉnh thoảng có sẹo lõm, đƣờng kính vết thân có thể tới 2cm, thân củ mẫm màu vàng trắng, chiều dài từ 25-35cm, rộng 6-7cm. Thân mọc đứng nhẵn bóng cao 1-1,5m. Lá hẹp không cuống, mọc vòng 5-10 lá. Đầu lá có mũi nhọn dài, quăn lại. Hoa màu đỏ, mọc rủ xuống ở kẽ lá, mỗi cuống mang 2 hoa hình ống dài 8-15mm. Mùa hoa quả tháng 3-4.

Địa lý:

Cây mọc hoang ở vùng núi xứ lạnh có độ cao hơn 1.200m chỗ đất ẩm mát, nhiều mùn. Có ở các tỉnh Hoàng Liên Sơn, Lai Châu, Sơn La. Mãi cho đến nay vẫn dùng cây mọc hoang chƣa ai chú ý trồng.

Phân biệt:

1- Vị Hoàng tinh còn đƣợc dùng với cây Hoàng tinh lá mọc so le, còn gọi là cây Đót, Co hán han (Thái) có tên khoa học là POLYGONATUM MULTIFLORUM (LINN). ALL,

DISPOROPSIS LONHIFOLIA CRAIB, là cây cỏ sống lâu năm. Thân rễ mập mọc hoang chia thành những dóng, trên có sẹo lớn, lõm xuống trông nhƣ cái chén. Thân đứng, nhẵn cao, 6- 1m. Gốc thân có những đốm tía. Lá không cuống, mọc so le, hình trứng, đầu nhọn, gân lá hình cung, hai mặt lá nhẵn. Hoa trắng hình chuông, mọc ở kẽ lá, rủ xuống. Quả mọng, hình cầu, khi chín màu tím đen. Cây mọc hoang ở rừng núi, chỗ ẩm ƣớt có bóng râm nhƣ ven suối, khe vực. Cây này vẫn còn mọc hoang ở xứ lạnh chƣa đƣợc trồng.

2- Vị Hoàng tinh còn đƣợc dùng với cây POLUGONATUM SIBIRICUM REDONTE, là cây đa niên, thƣờng lấy mút lá cong phụ vào vật khác, thân rễ nằm ngang mập dầy, màu vàng trắng hình trụ tròn dẹp, mút vết sẹo ở củ tƣơng đối lớn. Thân mọc thẳng hoặc hơi cong, dài 50-80cm. Lá mọc 4-5 vòng không có cuống hình mũi mác dạng dãi, dài 8-12cm, phía trƣớc uốn cong lại. Hoa sinh ở nách rủ xuống, màu trắng, quả mọng hình cầu màu đen.

3- Ngoài những cây làm thuốc với Hoàng tinh ở trên ra, các cây POLYGONATUM

MACROPODUM POLYGONATUM GIGANTEUM, POLYGONATUM MULTIFLORUM, POLYGONATUM CHINENSIS, POLYGONATUM LACTIFOLIUM, POLYGONATUM FALCATUM, POLYGONATUM CANALICULATUM...đều đƣợc dùng với tên Hoàng tinh, cần nghiên cứu thêm.

4- Cần phân biệt với cây cũng có tên là Hoàng tinh, ở bắc gọi là Dong, trong Nam gọi là Bình tinh, đó là cây MARANTA ARUNDINACEAE LIN. Thuộc họ MARANTACEAE là loại cỏ sống lâu năm, thân cao tới 2m, lá mọc so le thành hai dãy bẹ lá dài và có lông, phiến lá hình bầu dục, phiến lá có một khúc màu trắng hơi dày ở chỗ nối với gốc lá. Hoa không đều lƣỡng tính, hình ống phiến có 3 thuỳ, nửa nhị sinh sản. Thân rễ hình thoi dài màu trắng mang nhiều vòng lá khô hình vảy khá to. Không dùng vào thuốc, đó là cây lƣơng thực thƣờng đƣợc luộc ăn hoặc mài lấy bột để làm bánh hoặc nấu chè khuấy bột.

Thu hái, sơ chế: Thu hái thên rễ vào mùa thu đông, vào lúc này dƣợc liệu chứa ít nƣớc rất thuận lợi cho việc chế biến, bảo quản. Thân rễ mọc ngang nằm sát đất, nơi mọc rất ẩm, đất chứa nhiều mùn dễ đào và thu hoạch.

Phần dùng làm thuốc: Thân rễ (RHIZOMA POLYGONATI).

Mô tả dược liệu:

Dƣợc liệu dùng là thân rễ của những cây trên, nên có hai dạng hình chính:

1- Những khối ngắn cong queo, hơi trong, có đầu nhọn hơi giống tai củ ấu, dài 2-5cm, rộng 1- 3cm (hoặc khối lớn hình dạng thay đổi). Mặt ngoài màu vàng hay nâu vàng đến nâu đen, nhiều nếp nhăn nheo, sần sùi. Chất dẻo dai, hơi khó bẻ, mặt bẻ màu vàng đến nâu nhạt, không phẳng, hơi lổn chổn, có chất dính, mùi đƣờng, vị ngọt nhẹ, hơi ngứa lƣỡi.

2- Những khối ngắn dài không nhất định gồm 2-5 đốt tròn hình chén dính nhau, ở giữa có một vòng tròn lõm xuống (vết tích của thân cây đã rụng). Mặt ngoài thân rễ màu nâu đen có những vòng tròn mảnh màu nâu nhạt, nhiều nốt sần nhỏ, mẫu rễ con. Chất cứng hơi khó bẻ, mặt bẻ bằng phẳng, mặt cắt ngang màu vàng ngà, rải rác có nhiều chấm trắng nhỏ, mùi thơm vị ngọt.

Bào chế:

1- Phƣơng pháp xƣa: - Đào đƣợc lấy nƣớc suối khe rửa sạch chƣng từ giờ tỵ tới giờ tý (6 giờ). Xắt mỏng phơi nắng dùng (Lôi Hiệu) - Mới đào lên rửa sạch, đồ kỹ một đêm, xắt mỏng phơi khô làm nhƣ vậy cho đƣợc chín lần gọi là ―Hoàng tinh cửu chƣng cửu sái‖, nếu không chế thì sẽ gây ngứa cổ họng (Mạnh Sằn).

2- Phƣơng pháp nay: Có 4 cách bào chế thƣờng dùng:

a) Cách 1: Mới thu hái về rửa sạch cho vào nồi ngập nƣớc đun sôi chừng nửa giờ, xong đổ nƣớc này đi để tránh gây ngứa, thƣờng khi thu mua ngƣời ta đã làm qua cách này để nhẹ nhàng và dễ bảo quản. Xong đổ nƣớc sôi khác vào ngập quá chừng 5cm đun cho tới khi cạn (ở dƣới phải có vĩ để phòng cháy khét), phơi khô, lấy nƣớc cốt còn lài tẩm hơi nhiều lần cho đến khi hết nƣớc và củ không còn dính tay là đƣợc. Sau đó lại cho củ Hoàng tinh nói trên vào cóng đồng hay nhuôm để hở nắp, đặt cóng này vào nồi nƣớc đầy 2/3 đậy vung lại, chƣng cách thủy. Đun nhƣ vậy trong 6-8 giờ, nếu khô nƣớc ở nồi phải châm thêm. Lấy ra phơi khô tẩm nƣớc trong cóng cho tới khi không dính tay là đƣợc.

b) Cách 2: Đem Hoàng tinh rửa sạch, ngâm nƣớc một đêm, bỏ nƣớc này đi nếu chƣa luộc qua đế tránh ngứa. Cho vào nồi có pha mật mía lỏng và ít gừng (tỷ lệ cứ 1kg Hoàng tinh thì dùng 250ml mật, 250ml nƣớc, và 25gr gừng gĩa dập). Đun cho tới khi gần cạn hết nƣớc mật còn lại tẩm phơi cho đến khi hết. Đồ phơi nhƣ vậy 9 lần.

c) Cách 3: Y nhƣ cách thứ 2 nhƣng thay mật bằng đậu đen và làm nhƣ trên.

d) Cách 4: Lấy Hoàng tinh tƣơi, rửa kỹ cho thật sạch, thái nhỏ rồi gĩa nát, ngâm với nƣớc một ngày. Trộn đều. Sau đó trộn lên gạn lấy nƣớc, để lắng thay vào đó nƣớc khác rồi lại làm nhƣ hôm trƣớc đƣợc chín lần nhƣ thế, khi nƣớc lắng ta sẽ gạn đƣợc bột đem phơi khô.

Thành phần hóa học

+ Glucose, Mannose, Galacturonic acid, Fructose (Dƣơng Minh Hà, Dƣợc Học Thông Báo 1980, 7: 332).

Tính vị: Vị ngọt. Tính bình.

Quy kinh: Nhập 3 kinh Tỳ, Phế, Thận. Tác dụng sinh lý: Bổ tỳ nhuận phế, sinh tân. Chủ trị:

1- Âm hƣ, tinh thiếu huyết hƣ. 2- Lao phổi.

3- Thiếu tân dịch sau khi sốt, bức rức trong ngực, họng khô miệng khát. Liều lƣợng: 3-6 chỉ.

Kiêng kỵ: Tỳ vị hƣ hàn, đàm thấp ủng trệ, ỉa lỏng cấm dùng.

Bảo quản: Bột và cử đều phải đƣợc để nơi khô ráo, nếu củ bị mốc thì phun rƣợu lau sạch rồi đồ lại sấy khô.

Đơn thuốc kinh nghiệm của tiền nhân:

1- Bồ can sáng mắt, dùng Hoàng tinh 2 cân, Man tinh 1 cân, rửa sạch đất cát cửu chƣng cửa sái rồi làm thành bột, uống lúc đói lần 2 chỉ với nƣớc cơm, ngày 2 lần, Sống lâu ích thọ (Thánh huệ phƣợng).

2- Vẩy nến cùi hủi, ngƣời do vinh khí không thanh đƣợc mà sanh ra bệnh ngoài da, phong lâu ngày nhập vào gân mạch vì thế sinh ra cuo hủi, vẩy nến. đến mũi mũi sạm tàn phế, dùng Hoàng tinh bỏ vỏ rửa sạch 2 cân phơi nắng , hấp cơm ăn đều (Thánh tế tổng lục phƣơng). 3- Bổ hƣ tinh khí, dùng Hoàng tinh, Câu kỷ tử các vị bằng nhau, đâm làm thành bánh, phơi nắng tán bột luyện mật làm viên bằng hạt ngô đồng lớn lần 50 viên (Kỳ hiệu lƣợng phƣơng). 4- Bổ âm, dùng Hoàng tinh 4 chỉ, Ý dĩ 2 chỉ 5. Sa sâm 1 chỉ 5 sắc uống trong ngày.

5- Trị tinh thần bất túc, mở mắt do can hƣ, mỏi gối gồm Hoàng tinh, Câu kỷ, Thục địa, Thiên môn, Bạch truật, Tỳ giải, Hà thủ ô, Thạch hộc (Thánh huệ phƣơng).

Đơn thuốc phổ thông hiện nay:

(1) Hoàng tinh 5 chỉ, Bắc sa sâm 2 chỉ, Ý dĩ nhân 3 chỉ. Sắc uống. Trị lao phổi thời kỳ đầu, ho.

(2) Hoàng tinh 1 cân, Bạch cập, Bách bộ mỗi thứ nửa cân, xắt lát phơi khô tán bột luyện mật làm viên mỗi lần 2 chỉ, ngày uống 3 lần. Trị ho ra máu do lao phổi.

2- Bổ tỳ ích khí: Dùng trong cơ thể suy nhƣợc, sức yếu bải hoải sau khi bị bệnh.

Chỉ dùng Hoàng tinh uống lâu ngày hoặc cùng dùng với Hoàng kỳ, Đảng sâm, Sơn dƣợc, trị các loại ăn ít, đoản khí, suy nhƣợc sau khi bị bệnh.

Ngoài ra, chỉ dùng vị này 1 lƣợng, sắc uống trị bệnh đái đƣờng, hoặc kết hợp với Câu kỷ tử, 2 vị bằng nhau, đâm làm bánh, phơi nắng tán bột luyện mật làm viên, lần uống 3 chỉ, ngày 2 lần. Trị bệnh huyết áp cao, chóng mặt hoa mắt, ù tai, đau yếu thắt lƣng đùi.

Tham khảo: Hoàng tinh vị ngọt tính bình, có tác dụng bổ trung ích khí, nhuận tâm phế, trấn thận tinh, trợ gân cốt, nhƣng phẩm chất béo bổ, công dụng bổ âm nhiều, nếu tỳ hƣ có thấp, không nên uống nó (Trung dƣợc học giảng nghĩa).

HOÈ HOA

Xuất xứ:

Nhật Hoa Tử Bản Thảo.

Tên Việt Nam:

Hòe hoa, cây Hòe.

Tên Hán Việt khác:

Hòe Thực (Bản Kinh), Hòe Nhụy (Bản Thảo Đồ Kinh), Hòe nhụy (Bản Thảo Chính), Thái dụng (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Hòe mễ, Hòe hoa mễ, Hoà trần mễ (Hòa Hán Dƣợc Khảo),

Hòe hoa thán, Hòe mễ thán, Hòe nga, Hòe giao, Hòe nhĩ, Hòe giáp (Trung Quốc Dƣợc Học Đại Từ Điển).

Tên khoa học:

Sophora japonica Linn.

Họ khoa học:

Fabaceae.

Địa lý:

Cây mọc hoang và đƣợc trồng khắp nơi trong nƣớc ta, có nhiều ở miền Bắc Việt Nam. Trồng bằng hạt hoặc dâm cành.

Mô tả:

Cây cao 7-10m, có khi tới 25m, nhánh nhỏ màu xanh lục, có lông hoặc không có lông. Lá lông chim lẻ, mọc so le, dài 15-25cm, lá chét 7-15 phiến, hình trứng hoặc hình trứng hẹp, dài 3-6cm, mép nguyên, mặt trên có lông và phấn trắng. Hoa nhỏ màu trắng xanh, mọc thành chùm ở ngọn, dài 15-30cm, quả đậu thắt lại ở giữa các hạt, chất nạc, chủng tử 1-6 hạt màu đen hình thận.

Phân biệt:

Hoa hòe thƣờng cánh hoa đã rơi rụng, nếu còn nguyên thì có 5 cánh hoa, mầu trắng vàng, rất mỏng, trong số đó hai cánh hoa tƣơng đối to, hình gần tròn, đỉnh hơi lõm, cuộn lật ra phía ngoài, các cành hoa khác thì hình tròn dài. Phía dƣới các cánh hoa có đài hoa hình chuông mầu lục. Giữa kẽ cánh hoa có các nhụy mầu vàng nâu, giống nhƣ những sợi râu và một nhụy hình trụ nhƣng uốn cong. Chất nhẹ, khi khô dễ bị vụn nát, không mùi, vị hơi đắng.

Thu hái, sơ chế:

Vào mùa hè khi hoa sắp nở, Quả chín, thu hái trƣớc hoặc sau tiết Đông chí phơi khô dùng. Hoa phải hái lúc còn nụ mới. Phơi hoặc sấy khô. Thứ hoa đầu sắp nở nhƣng chƣa nở, nguyên vẹn, không vụn nát, mầu vàng, không tạp chất là loại tốt.

Phần dùng làm thuốc:

1- Nụ hoa (Flos sophorae Japonicae).

2- Quả (Fructus sopharae Japonicae) Xem: Hòe Thực.

Mô tả dược liệu:

Hoa hòe khô biểu hiện hình viên chùy ở búp, nhỏ dần ở bộ phận cuống, hoa, hơi cong, đài búp hoa hình chuông màu vàng lục chiếm cứ hầu hết cả búp hoa, trƣớc mút búp chia làm 5 đƣờng khe cạn, cánh hoa chƣa đƣợc trƣởng thành búp lại biểu hiện hình trứng tròn, bên ngoài màu vàng đỏ, toàn thể dài chừng 3,2m -10mm, chất nhẹ, hơi có khí vị đặc biệt. Nụ hoa màu vàng ngà không ẩm mốc, không bị cháy, không lẫn lộn cuống lá, tạp chất là thứ tốt.

1- Dùng Hòe hoa phải dùng vào lúc hoa chƣa nở, để lâu năm càng tốt. Khi dùng vào thuốc thì sao vàng để dùng.

2- Hái hoa lúc còn nụ, phơi hay sấy khô, dùng sống hay sao hơi vàng để pha nƣớc uống, hoặc cho vào nồi đất đun to lửa sao cháy tồn tính 7/10, để cầm máu (Trung Dƣợc Đại Từ Điển). - Bỏ cành lá, lấy nụ hoa cho vào thuốc sắc uống, hoặc sao cháy thành than dùng hoặc tán nhỏ cho vào thuốc hoàn tán (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

- Hòe Hoa Sao: Lấy Hoa hòe sạch, cho vào nồi, sao bằng lửa nhẹ cho đến khi mầu hơi vàng, lấy ra để nguội là đƣợc (Dƣợc Tài Học).

- Hòe Hoa Thán: Lấy Hoa hòe, cho vào nồi, dùng lửa mạnh đun nóng, sao cho đến khi gần thành mầu đen (tồn tính), phun ƣớt bằng nƣớc sạch, lấy ra, phơi khô (Dƣợc Tài Học).

Thành phần hóa học:

+ Rutin, Betulin, Soporradiol, Glucuronic acid (Trung Dƣợc Học).

+ Azukisaponin, Soyasaponin, Kaikasaponin (Bắc Xuyên Huân, Dƣợc Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1988, 108 (6): 538).

+ Quercetin (Mộc Thôn Nhã Vệ, Dƣợc Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1984, 104 (4): 340). + Isorhamnetin (Ishida Hitoshi và cộng sự, Chem Pharm Bull 1989, 37 (6): 1616).

+ Betulin, Sophoradiol (Ngải Mễ Đạt Phu, Dƣợc Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1956, 76: 1210). + Dodecenoic acid, Myristic, Tetradecadieoic acid, Arachidic acid, Beta-Sitosterol

(Mitsuhashi Tatsuo và cộng sự C A 1973, 79: 134385u).

Tác dụng dược lý:

+ Tác dụng cầm máu: Hoa hòe có tác dụng rút ngắn thời gian chảy máu. Nếu sao thành than, tác dụng mạnh hơn (Trung Dƣợc Học).

+ Giảm bớt tính thẩm thấu của mao mạch và làm tăng độ bền của thành mao mạch (Trung Dƣợc Học).

+ Tác dụng đối với hệ tim mạch: Chích dịch Hoa hòe vào tĩnh mạch cho chó đã đƣợc gây mê, thấy huyết áp hạ rõ. Thuốc có tác dụng hƣng phấn nhẹ đối với tim cô lập của ếch và làm trở ngại hệ thống dẫn truyền. Glucozid ở vỏ của Hòe có tác dụng làm tăng lực co bóp của tim cô lập và tim tại thể cuae ếch. Hòe bì tố có tác dụng làm gĩan động mạch vành (Trung Dƣợc Học).

+ Tác dụng hạ mỡ trong máu: Hòe bì tố có tác dụng làm giảm Cholesterol trong máu, Cholesterol ở gan và ở cửa động mạch. Đối với xơ mỡ động mạch thực nghiệm, thuốc có tác dụng phòng và trị (Trung Dƣợc Học).

+ Tác dụng kháng viêm: Đối với viêm khớp thực nghiệm nơi chuột và chuột nhắt, thuốc đều có tác dụng kháng viêm (Trung Dƣợc Học).

+ Tác dụng chống co thắt và chống loét: Hòe bì tố có tác dụng giảm trƣơng lực cơ trơn của đại trƣờng và phế quản, tác dụng chống co thắt của Hòe bì tố gấp 5 lần của Rutin. Rutin trong Hoa hòe có tác dụng làm giảm vận động bao tử của chuột, giảm bớt rõ số ổ loét của bao tử chuột do co thắt môn vị (Trung Dƣợc Học).

+ Tác dụng chống phóng xạ: Rutin làm giảm bớt tỉ lệ tử vong của chuột nhắt do chất phóng xạ với liều gây chết (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

+ Rutin trong Hoa hòe có tác dụng phòng ngừa tổn thƣơng do đông lạnh thực nghiệm. Đối với tổn thƣơng độ 3 càng rõ, đối với độ 1, 2 cũng có tác dụng (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc). + Tác dụng chống tiêu chảy: Dịch Hoa hòe bơm vào ruột của thỏ thấy kích thích niêm mạc ruột sinh chất tiết dịch có tác dụng làm giảm tiêu chảy (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dƣợc).

Tính vị:

+ Vị đắng, tính bình, không độc (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). + Vị đắng, tính mát (Bản Thảo Cƣơng Mục).

+ Vị đắng, tính hàn (Cảnh Nhạc Toàn Thƣ). + Vị đắng, Tính bình (Trung Dƣợc Học). + Vị đắng, tính mát (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).

Quy kinh:

+ Vào kinh Dƣơng minh (Đại trƣờng), Quyết âm (Can) (Bản Thảo Cƣơng Mục). + Vào kinh thủ Dƣơng minh (Đại trƣờng), túc quyết âm (Can) (Bản Thảo Hối Ngôn). + Vào kinh Phế, Đại trƣờng (Dƣợc Phẩm Hóa Nghĩa).

+ Vào kinh Can, Đại trƣờng (Trung Dƣợc Học).

+ Vào kinh Can, Đại trƣờng (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).

Tác dụng:

+ Lƣơng (làm mát) Đại trƣờng nhiệt (Y Học Khải Nguyên). + Lƣơng đại trƣờng, sát cam trùng (Bản Thảo Chính).

+ Tiết Phế nghịch, tả Tâm hỏa, thanh Can hỏa, kiên Thận thủy (Y Lâm Toản Yếu). + Lƣơng huyết, chỉ huyết, thanh lợi thấp nhiệt (Trung Dƣợc Học).

+ Thanh nhiệt, lƣơng huyết, chỉ huyết (Trung Dƣợc Đại Từ Điển).

Chủ trị:

+ Trị năm loại trĩ, tâm thống, măt đỏ, trừ giun sán và nhiệt trong bụng, trị phong ngoài da, trƣờng phong hạ huyết, xích bạch lỵ (Nhật Hoa Tử Bản Thảo).

+ Sao thơm, ăn đƣợc nhiều trị mất tiếng, họng đau, thổ huyết, chảy máu cam, băng trung lậu hạ (Bản Thảo Cƣơng Mục).

+ Trị tiêu ra máu, tiểu ra máu, chảy máu mũi (Bản Thảo Cầu Chân). + Trị tiểu đƣờng và võng mạc mắt viêm (Đông Kinh Dƣợc Vật Chí).

Liều dùng: 8-20g/ngày. Kiêng kỵ:

+ Không có thực hỏa, thực nhiệt cấm dùng. Kỵ sắt (Trung Dƣợc Học). + Bệnh do hƣ hàn, không có nhiệt: không dùng (Đông Dƣợc Học Thiết Yếu).

Một phần của tài liệu Sổ tay cây thuốc và vị thuốc đông y - Phần 5 pps (Trang 45 - 55)