Tính cước

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng đăng ký dịch vụ Quà tặng từ trái tim qua Web và ứng dụng công nghệ SEO (Search Engine Optimization) cho Website hanoitelecom.vn (Trang 31 - 65)

Theo như quy trình tính cước hiện tại. Hàng tuần Trung tâm 108 sẽ cắt các bản ghi cước tặng quà thành công và gửi sang TT DVKH – VNPT Hà Nội.

Tuy nhiên nếu không có đăng ký quà tặng từ trái tim qua web thì trường CALLERREG (Số máy đăng ký dịch vụ quà tặng từ trái tim, số máy chịu cước) chỉ là số điện thoại, còn khi cho phép Khách hàng đăng ký từ tài khoản VNPT Portal thì trường CALLERREG có thể bao gồm thêm cả Mã thanh toán của Khách hàng.

Chương 3. ỨNG DỤNG SEO CHO WEB SITE HANOITELECOM.VN 3.1 Công nghệ SEO

3.1.1 Giới thiệu

SEO là viết tắt của cụm từ Search Engine Optimization (SEO) tạm dịch là tối ưu hóa Website cho công cụ tìm kiếm, trong cộng đồng Webmaster mọi người thường ngầm hiểu SEO là một phần của quá trình quảng bá Web. SEO thường gồm hai quá trình: Tối ưu hóa các yếu tố trên trang (on Page SEO) và tối ưu hóa các yếu tố ngoài trang (off page SEO).

Thứ nhất, SEO là quá trình tối ưu hóa mã nguồn website, giúp website thân thiện với các công cụ tìm kiếm. Thứ hai, SEO xây dựng hệ thống liên kết, quảng bá Internet hay các mạng xã hội để tăng lượng truy cập qua từ khóa tìm kiếm từ đó tăng traffic website - số lượng người truy cập tới một website.

Một website được SEO tốt, đồng nghĩa với việc website đó luôn xuất hiện ở thứ hạng cao khi người truy cập sử dụng công cụ tìm kiếm để tìm nội dung mà họ cần. SEO cũng có thể bao gồm nhiều loại mục tiêu khác nhau khi tìm kiếm như: tìm ảnh, tìm từ khóa, tìm theo quốc gia và một số loại SEO khác. Nhưng mục đích cuối cùng của SEO, mà rất người nhầm lẫn, không phải là đứng thứ hạng cao với từ khóa tìm kiếm nào đó, mà là mang lại khách hàng tiềm năng và thực hiện các giao dịch thương mại.

Cũng giống như việc tiếp thị sản phẩm trên thị trường, SEO là một phương pháp tốt nhất để quảng bá website trên internet. Những website khi SEO, luôn phải cân nhắc cách mà những cỗ máy tìm kiếm làm việc và mọi người đang tìm kiếm điều gì. Năng lực SEO có thể phụ thuộc vào nhiều thứ: phương pháp lập trình, thiết kế Web, giao diện, cấu trúc và nội dung website của bạn. Để SEO tốt website của bạn cần sử dụng các kỹ thuật thân thiện với công cụ tìm kiếm, tránh dùng các phương pháp SEO “mũ đen” vì những cỗ máy tìm kiếm hiện đại có thể phát hiện ra công nghệ SEO này và có thể loại bỏ chúng từ dữ liệu đã được đánh chỉ mục.

Thuật ngữ SEO cũng có thể được dùng để chỉ những người làm công việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (Search Engine Optimizer). Đó là những nhà tư vấn, các chuyên gia SEO, đưa ra những dự án tối ưu hóa cho các website của khách hàng.

Thứ hạng trên trang kết quả tìm kiếm

Các công cụ tìm kiếm hiển thị một số dạng danh sách trong trang kết quả tìm kiếm bao gồm danh sách trả tiền, danh sách quảng cáo, dánh sách trả tiền theo click và danh sách tìm kiếm miễn phí. Mục tiêu của SEO chủ yếu hướng tới việc nâng cao thứ hạng của danh sách tìm kiếm miễn phí theo một số từ khóa nhằm tăng lượng và chất của khách viếng thăm đến trang. SEO đôi khi là một dịch vụ độc lập hay là một phần của dự án tiếp thị và có thể rất hiệu quả ở giai đoạn phát triển ban đầu và giai đoạn thiết kế website.

Lịch sử SEO

SEO xuất hiện vào giữa những thập nên 90, khi mà các webmaster muốn submit nội dung hoặc url của họ lên các chuyên mục trên web. Ban đầu cách dễ nhất mà các công cụ tìm kiếm tìm thấy website của họ là khuyến khích các nhà phát triển website nên SEO bằng cách sử dụng các thẻ Meta trong phần tiêu đề của site.

Nếu bạn có website và bạn cần tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO) trên những cổ máy tìm kiếm lớn nhất hiện nay như: Google, Yahoo, Bing, ... thì đầu tiên bạn hãy xây dựng cấu trúc và nội dung website của bạn phong phú và sau đó hãy nghiên cứu các thủ thuật tối ưu hóa website. SEO sẽ giúp làm cho Website của bạn có nhiều người dùng biết đến hơn.

SEO và những điều cần lưu ý

Khi làm SEO, chúng ta nên chú ý tiếp cận các kiến thức đúng và được cập nhật. Bởi vì thuật toán của máy tìm kiếm thay đổi liên tục, nên các kỹ thuật SEO cũng trở nên lỗi thời. Các kỹ thuật SEO “mũ trăng” hôm qua có thể lại trở thành kỹ thuật SEO “mũ đen” hôm nay và vô hình chung, không những không mang lại hiệu quả cho chiến dịch quảng bá Web của bạn, mà lại còn tác động xấu tới quảng bá Website. Luôn luôn cập nhật, thử nghiệm và rút ra kinh nghiệm là một cách tốt.

Đặc biệt hơn nữa là, khi bạn làm SEO cho máy tìm kiếm, thường được coi là người dùng khiếm thị, thì bạn đã cải thiện khả năng tương thích với trình duyệt của người dùng, tối ưu mã nguồn và tăng thêm khả năng hữu dụng và truy cập cho người dùng thường..

3.1.2 Một số kỹ thuật

Hiện nay, có một số cách thức quan trọng sau để nâng cao hiệu quả tìm kiếm của các công cụ tìm kiếm:

Thẻ Title:

Khai báo thẻ title của website là vấn đề quan trọng nhất để các công cụ tìm kiếm hiểu về nội dung thông tin của website. Do đó nên sử dụng tiêu đề (title) là ngắn gọn, súc tích và không nên khai báo thẻ title dài quá. Thường tiêu đề của bài viết sẽ được đưa vào làm nội dung thẻ title của trang web.

Thẻ Description:

Thông thường các webmaster không chú ý tới thẻ description này lắm vì nó không hiện lên trên giao diện web nhưng nó lại được các công cụ tìm kiếm sử dụng để hiểu rõ hơn về nội dung trang web. Khi khai báo Description không nên quá dài mà ngắn gọn đúng như tên gọi của nó "Mô Tả". Thường phần mô tả, tóm tắt trong bài viết sẽ được đưa vào phần nội dung của thẻ description.

Thẻ Keyword:

Đưa vào các từ khóa bằng thẻ meta keyword để các công cụ tìm kiếm trỏ tới.

URL Rewrite:

Không nên sử dụng các ký tự đặc biệt (%, $, ~, ...) trong URL của website. Việc này làm các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng hơn trong việc nhận biết và thu thập thông tin của các máy tìm kiếm. Các trang web động thường điều khiển việc hiển thị nội dung thông qua các biến gửi lên từ trình duyệt, tuy nhiên các giá trị này thường là số và không có ý nghĩa đối với các bộ máy tìm kiếm. Sử dụng kỹ thuật Rewrite URL để đường dẫn của bài viết thân thiện và dễ nhớ.

Dung lượng:

Dung lượng của website không được nặng quá, website càng nhẹ (dưới 100KB) sẽ sử dụng tốt hơn cho việc lưu trữ thông tin và quét thông tin của máy tìm kiếm.

Để hỗ trợ tốt hơn cho các bộ máy tìm kiếm Google, Yahoo, Bing, ... cần đăng ký thông tin cho các bộ máy tìm kiếm này. Sử dụng Google webmaster để đăng ký web site, đăng ký sitemap. Sử dụng Google analytics để phân tích các truy vấn và người dùng vào web site.

Sử dụng việc trao đổi link với các website khác: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc trao đổi liên kết này phải trao đổi với các website có cùng nội dung chủ đề và chất lượng tốt thì mới có hiệu quả.

Thu hút người đọc bằng những phương pháp tự nhiên:

Google chú trọng vào chất lượng của nội dung website. Và một trong các phương pháp đánh giá đó là lượt truy cập người dùng. Có rất nhiều tiêu chí để Google đánh giá chất lượng website trong trường hợp này. Như thời gian người ta ở lại một trang web, thao tác lướt [web],... Nếu lượng truy cập nhiều mà thời gian ở lại website ngắn, thao tác lướt web không tốt thì Google cũng không đánh giá cao nội dung website đó.

Xây dựng nội dung website phong phú, phù hợp từ khóa: một trong những phương pháp đơn giản nhất là xây dựng nội dung website phong phú, phù hợp với từ khóa. Khi người đọc có những thông tin mới, phong phú mới giữ họ lại lâu ở website. Đó chính là điều Google đánh giá cao.

3.2 Xây dựng web site hanoitelecom.vn 3.2.1 Công cụ quản trị 3.2.1 Công cụ quản trị

Web site được xây dựng như một hệ thống xuất bản nội dung do đó cần có đầy đủ các công cụ quản trị hỗ trợ cho người biên tập nội dung.

Một số chức năng trong công cụ quản trị:

Hình 3.2.1.1 Giao diện trang quản trị web site hanoitelecom.vn

- Cung cấp user cho nhiều người dùng khác nhau, phân quyền quản trị cho các user, phân loại theo nhóm:

- Hệ thống menu linh hoạt: thay đổi nội dung của bất cứ mục menu nào (có thể là nội dung 1 bản tin, một chuyên mục tin, trang tra cứu, trang đăng ký dịch vụ, …..). Ví dụ trong phần quản lý Menu cấp 2 như sau:

Hình 3.2.1.3 Giao diện website hanoitelecom.vn – danh sách menu

Trong hình minh họa trên, “page link” là tên trang web mà Menu trỏ tới, “page link” nhận các giá trị sau: Category.aspx (chứa các bài viết thuộc trong 1 chuyên mục),

Default.aspx (trang chủ), hoặc một trong số các trang được thiết kế riêng. Menu được tổ chức thành 2 cấp.

- Quản lý mọi banner xuất hiện trong website: banner có thể là ảnh png, jpg, gif, flash. Dưới đây là danh sách banner trong mục quảng cáo:

Hình 3.2.1.4 Giao diện website hanoitelecom.vn – danh sách banner

- Quản lý bài hát, hộp thư tự động: thực hiện cập nhật thông tin thông qua file Excel. Để cập nhật, trước hết Upload một file Excel theo định dạng qui định trước:

Để cập nhật bài hát, file Excel có dòng header như sau

codenumber title singername author Ishot audiofile locked

Để cập nhật hộp thư tự động, file Excel có dòng header như sau:

Khi chọn Update, danh sách bài hát hay hôp thư tự động sẽ được cập nhật vào hệ thống theo nhóm đã chọn trước.

- Quản lý danh sách gói quà tặng, đây là những gói quà khách hàng có thể lựa chọn để chuyển đến người nhận. Các gói quà tặng cũng được phân loại theo các nhóm khác nhau.

Hình 3.2.1.5 Giao diện website hanoitelecom.vn – danh sách gói quà

- Quản lý các clip, đây là các clip hướng dẫn sử dụng dịch vụ với định dạng Flash.

Hình 3.2.1.6 Giao diện website hanoitelecom.vn – danh sách clip

- Quản lý tin tức, hình mình hoạ dưới đây là danh sách bài viết trong chuyên mục “Dịch vụ 1080”:

Hình 3.2.1.7 Giao diện website hanoitelecom.vn – danh sách tin tức

Giao diện trang cập nhật tin tức:

Hình 3.2.1.8 Giao diện website hanoitelecom.vn – trang cập nhật tin tức

Tin tức sẽ bao gồm các thông tin:

 Tin tức thuộc menu nào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Tóm tắt bản tin

 Nội dung bản tin

Để xây dựng công cụ cập nhật tin tức, sử dụng công cụ hỗ trợ biên tập mã nguồn mở FCKeditor.

Các nội dung chính cung cấp cho khách hàng:

Nội dung 1: Các bài viết giới thiệu dịch vụ, tin tức theo các chuyên mục.

Nội dung 2: Tra cứu bài hát

Nội dung 3: Tra cứu gói quà tặng

Nội dung 4: Tra cứu hộp thư tự động

Đặc điểm nổi bật: Website có hệ thống menu trực quan: bất cứ trang thông tin nào cũng cho người dùng biết nó nằm trong chuyên mục menu nào. Hình minh họa dưới đây là nội dung bài viết trong chuyên mục menu Dịch vụ 1080 / Cẩm nang thông tin, thông tin chuyên mục này cũng được thể hiện trên url.

Website sử dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MS SQL 2000, bao gồm 24 bảng dữ liệu cấu trúc các bảng dữ liệu được nêu chi tiết tại phần PHỤ LỤC.

3.2.2 Ứng dụng SEO trong lập trình

Đưa từ khóa vào thuộc tính ALT của thẻ IMG

Các công cụ tìm kiếm thường sử dụng thuộc tính ALT của tag IMG hoặc các text lân cận hình ảnh để đánh chỉ mục cho hình ảnh.

<img src=”dangky.jpg” alt=”đăng ký gửi quà tặng”>

Sử dụng thẻ META Description – META Keyword

Tag meta dùng để mô tả ngắn gọn nội dung của trang web. Cách đưa từ khóa vào tag META như sau:

<meta name=”description” content=”Dịch vụ quà tặng từ trái tim mang những món quà, bài hát, lời chúc của bạn đến người thân. Quà tặng từ trái tim – thay ngàn lời muốn nói”>

Sử dụng tiêu đề trang

Các công cụ tìm kiếm hiển thị tiêu đề trang web trong danh sách kết quả và cũng đánh chỉ mục dựa vào tiêu đề trang, do đó đưa từ khóa vào tiêu đề trang web cũng là một cách SEO rất hiệu quả.

<title>Tra cứu bài hát – dịch vụ quà tặng từ trái tim</title>

Sử dụng thuộc tính bold của text

Trong đoạn text, từ khóa được làm đậm nhằm mục đích tạo sử “chú ý” của bọ tìm kiếm. Biết cách sử dụng cách làm đậm này sẽ làm tăng thứ hạng của website nhưng nếu thuộc tính bold được sử dụng quá nhiều thì làm mất tác dụng.

Sử dụng tag Hidden

Cũng giống như cách sử dụng comment tag, đây là cách đưa từ khóa vào nhưng khách viếng thăm không thấy. Bạn cần kiểm tra kỹ tác dụng của cách làm này vì cách làm này cũng có thể làm cho trang của bạn rớt hạng.

<input type=hidden name=context value=”bài hát được nhiều người ưa thích”> <noframes><P>host song</p></noframe>

<script type=”text/tcl”> no real content </script>

Sử dụng Url rewrite

Url rewrite là việc can thiệp để tạo ra các liên kết thân thiện hơn với người dùng (dễ nhận ra nội dung của liên kết), hiệu quả hơn với các công cụ tìm kiếm (cho phép nội dung của bạn được nhận ra dễ dàng hơn thông qua url)

Vídụ:

quatangtutraitim.vn/Category.aspx?strRequest=235 là một địa chỉ khó hình dung với người dùng và vô nghĩa với các search engine nhưng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

http://quatangtutraitim.vn/c/235/qua-tang-tu-trai-tim/huong-dan-su-dung.aspx lại là một địa chỉ dễ hình dung và tăng khả năng tìm kiếm của các Search engine.

Website có sử dụng module opensource Intelligencia.UrlRewriter.dll của

http://urlrewriter.net. Bản chất của việc rewrite này có thể hình dung như sau: khi bạn gõ một đường link lên trình duyệt như sau: http://quatangtutraitim.vn/c/235/qua-tang-tu- trai-tim/huong-dan-su-dung.aspx thì đây là đường dẫn ảo, và khi request đến Webserver

nó sẽ đổi lại thành đường dẫn thật như sau: quatangtutraitim.vn/Category.aspx?id=235. Rewrite được thực hiện thông qua một số luật, các luật được khai báo trong file

web.config.

Ví dụ trong trường hợp vừa nêu, sử dụng một luật như sau:

<rewrite url="/c/(.+)" to="~/Category.aspx?strRequest=$1"/>

Hình 3.2.2.1 Thư viện sử dụng để viết lại đường dẫn (Intelligencia.UrlRewrite.dll)

Sử dụng Sitemap HTML Sitemap

Cấu trúc: HTML sitemap thường dùng để liệt kê tất cả các liên kết URL trong từng phần hay từng trang khác nhau của Blog hay Website.

Thứ tự: Các đường dẫn này thường được liệt kê sắp xếp theo thứ tự thư mục cây và chung cung cấp miêu tả cho từng liên kết, thường nhờ vào Anchor Text.

Đối tượng: HTML sitemap của blog hay Website sẽ giúp người dùng di chuyển và tìm được thông tin dễ dàng. Bởi thế HTML sitemap được tạo ban đầu cho người dùng. Mặc dù HTML sitemap được tạo cho khách viếng thăm Website, nhưng những bọ tìm kiếm như Googlebot sẽ có cơ hội tìm ra tất cả các mục, trang, bài viết trên Website dễ dàng hơn khi tất cả các liên kết được liệt kê trong HTML sitemap.

Cấu trúc: XML sitemap hiển thị danh sách các URLs của blog hay Website của bạn bằng một chuẩn đặc biệt XML. Hãy xem ví dụ sitemap XML sau với một đường dẫn URL duy nhất: <?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?> <urlset xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9″> <url> <loc>thttp://www.quatangtutraitim.vn/ </loc> <lastmod>2008-02-29 </lastmod> <changefreq>monthly </changefreq> <priority>0.7 </priority> </url> </urlset>

Thứ tự: Các đường dẫn này thường được liệt kê sắp xếp theo thứ tự ưu tiên theo từng tiêu chí của từng Webmaster mà đó có thể là mức độ quan trọng của thông tin, lượng truy cập, các thành phần quan trọng, …

Đối tượng: XML sitemap cho phép Webmaster thông báo tới máy tìm kiếm về các

Một phần của tài liệu Xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng đăng ký dịch vụ Quà tặng từ trái tim qua Web và ứng dụng công nghệ SEO (Search Engine Optimization) cho Website hanoitelecom.vn (Trang 31 - 65)